Điều kiện và nhiệm vụ của chỉ huy trưởng công trình chi tiết nhất

Thứ hai, 19/07/2021-10:07

Chỉ huy trưởng công trình là chức danh quen thuộc, đặc biệt nếu trong trường hợp bạn làm việc trong ngành xây dựng thì chắc chắn đã nghe qua. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về chức vụ quan trọng này và các thông tin liên quan, chúng tôi đã tổng hợp bài viết sau, mời bạn theo dõi!

Chỉ huy trưởng công trình là gì?

Trước tiên, bạn cần biết chỉ huy trưởng công trình là gì? Theo Luật xây dựng 2014 thì Chỉ huy trưởng công trường là chức danh của cá nhân được tổ chức thi công xây dựng giao nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động thi công xây dựng đối với một dự án hoặc công trình cụ thể.

Chỉ huy trưởng này sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc thi công, xây lắp và ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng.


Ảnh 1: Chỉ huy trưởng công trường là chức danh quan trọng điều phối các hoạt động xây dựng.
Ảnh 1: Chỉ huy trưởng công trường là chức danh quan trọng điều phối các hoạt động xây dựng.

Chức danh này có vị trí rất quan trọng trong việc đưa ra những phương hướng, giải pháp và quyết định đúng đắn để công trình xây dựng được thực hiện đúng tiến độ và đúng theo từng giai đoạn của dự án xây dựng.

Điều kiện để trở thành chỉ huy trưởng công trình

Chắc hẳn sau sau khi đọc phần tóm tắt trên, bạn đã hiểu được phần nào về chức danh này trong lĩnh vực xây dựng. Vậy thì làm thế nào để trở thành chỉ huy trưởng công trình xây dựng hay các điều kiện trở thành chỉ huy trưởng công trình bao gồm những gì?

Theo như Khoản 2 Điều 157 Luật xây dựng 2014 quy định về điều kiện của tổ chức thi công xây dựng công trình như sau:“Chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chứng chỉ hành nghề phù hợp.”

Căn cứ theo Điều 53 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì á nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Đối với hạng I: Phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường đối với ít nhất một công trình từ cấp I hoặc 02 công trình đối với cấp II cùng loại trở lên.
  • Đối với hạng II: Phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã từng làm chỉ huy trưởng ít nhất đối với công trình cấp II hoặc với 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.
  • Đối với hạng III: Phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng với ít nhất 01 công trình từ cấp III hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên.

Ngoài ra, phạm vi làm việc của chức danh chỉ huy trưởng được quy định như sau:

  • Hạng I: Được làm chỉ huy trưởng công trường mọi cấp công trình cùng loại;
  • Hạng II: Được làm chỉ huy trưởng công trường trong đó có công trình cấp II cùng loại trở xuống;
  • Hạng III: Được làm chỉ huy trưởng công trường trong đó có công trình cấp III, cấp IV cùng loại.”

Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Nghị định 59/2015/NĐ-CP được trích dẫn ở trên thì tùy vào từng loại công trình mà để trở thành Chỉ huy trưởng công trường sẽ cần phải đáp ứng những điều kiện phù hợp.


Ảnh 2: Để trở thành chỉ huy trưởng công trình cần các chứng chỉ hành nghề theo các hạng
Ảnh 2: Để trở thành chỉ huy trưởng công trình cần các chứng chỉ hành nghề theo các hạng

Ví dụ, nếu cá nhân đã có Bằng tốt nghiệp đại học xây dựng cầu đường 04 năm, Bằng trung cấp 8 năm, đồng thời cũng đã có chứng chỉ hành nghề giám sát, cá nhân này đã đủ năng lực để nộp hồ sơ xét duyệt cho vị trí Chỉ huy trưởng.

Nhiệm vụ của chỉ huy trưởng cần làm

Khi đảm nhiệm chức danh này, bạn cần phải trả lời được câu hỏi Chỉ huy trưởng công trình làm gì? Theo như luật Xây dựng quy định thì công việc của chỉ huy trưởng bao gồm những nhiệm vụ sau:

  • Quản lý và theo dõi tiến độ thi công của các công trình trong phạm vi của mình.
  • Báo cáo về tiến độ thi công công trình theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng, đồng thời kiểm soát toàn bộ tiến độ của nhà thầu.
  • Thực hiện kiểm tra và lập báo cáo tiến độ thi công hàng tuần, tổng kết theo dõi bào cáo của các nhân viên.
  • Tổ chức các cuộc họp với các đội trực tiếp thi công công trình xây dựng và các cán bộ ký thuật giám sát khác để kịp thời giải quyết nếu có rắc rối xảy ra.
  • Tổ chức triển khai kế hoạch thi công và nghiệm thu công trình đạt chuẩn tiến độ cũng như chất lượng theo đúng như hợp đồng hay thỏa thuận đã ký kết với bên chủ đầu tư.
  • Phân công nhiệm vụ, quản lý nhân công, cán bộ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Đại diện công ty về mặt luật pháp để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công và nghiệm thu công trình theo như hợp đồng thiết kế.
  • Triển khai và kiểm tra công tác lập hồ sơ hoàn công, đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên và báo cáo lại. Kiểm tra, bảo quản vật tư thiết bị trong phạm vi công trình.
  • Thường xuyên giám sát các hạng mục của công trình để đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy tại công trình đang được thi công.
  • Kiểm tra, ký khối lượng thanh toán công nhân và khối lượng thanh toán với chủ đầu tư.
  • Bàn bạc về biện pháp thi công đặc biệt hoặc chủ trương thanh toán với cán bộ kỹ thuật hiện trường và cán bộ thanh toán.
  • Tổ chức đời sống và sinh hoạt cho toàn bộ cán bộ trên công trường.
  • Liên lạc với chính quyền, an ninh địa phương, công tác dân vận trong quá trình thi công tại địa bàn.

Ảnh 3: Nhiệm vụ của chỉ huy trưởng là giám sát, quản lý thi công công trình xây dựng
Ảnh 3: Nhiệm vụ của chỉ huy trưởng là giám sát, quản lý thi công công trình xây dựng

Quy trình cấp chứng chỉ chỉ huy trưởng công trình xây dựng

Trên thực tế, bạn không cần được cấp chứng chỉ chỉ huy trưởng công trình xây dựng. Theo Luật xây dựng, chỉ có quy định của chỉ huy trưởng công trường cần đáp ứng:

  • Hạng 1: Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 7 năm; đã là chỉ huy trư­ởng công trường của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.

  • Hạng 2: Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 5 năm; đã là chỉ huy trư­ởng công trường của công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.


Ảnh 4: Điều kiện tiên quyết trở thành chỉ huy trưởng là chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ
Ảnh 4: Điều kiện tiên quyết trở thành chỉ huy trưởng là chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ

Bên cạnh đó, các cá nhân muốn đảm nhiệm chức vụ này cần phải thường xuyên học tập và rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn cũng như kinh nghiệm triển khai thực tế bởi với mỗi công trình sẽ luôn có những vấn đề phát sinh khác nhau. Một chỉ huy trưởng công trình giỏi sẽ góp phần rất quan trọng vào sự thành công của một dự án.

Để nhận được chứng chỉ hành nghề giám sát thi công các loại - điều kiện tiên quyết để trở thành chỉ huy trưởng, các cá nhân cần luyện tập tại các trung tâm liên quan.

Mẫu xác nhận chỉ huy trưởng công trình

Việc bổ nhiệm chức danh chỉ huy trưởng công trường sẽ được thực hiện bởi người đứng đầu nhà thầu thi công. Khi bổ nhiệm vào chức danh này, cá nhân phải đáp ứng được các điều kiện năng lực theo điều 52 của NĐ12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình


Ảnh 5: Bìa ngoài mẫu chứng chỉ hành nghề chỉ huy công trình xây dựng
Ảnh 5: Bìa ngoài mẫu chứng chỉ hành nghề chỉ huy công trình xây dựng

Ngoài ra, cá nhân bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề trưởng công trình xây dựng hay mẫu xác nhận chỉ huy trưởng công trình. Bạn có tham khảo mẫu giấy xác nhận chỉ huy trưởng công trình TẠI ĐÂY.

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến Chỉ huy trưởng công trình bao gồm khái niệm, các điều kiện, nhiệm vụ, quyết định chỉ huy trưởng công trình và các chứng chỉ liên quan. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hãy để lại một like hoặc share nếu bạn thấy bài viết này hữu ích nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tuổi Ngọ hợp hướng nào để mua nhà, sắp xếp phòng ngủ, phòng bếp cho phù hợp?

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

3 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

3 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

7 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

7 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

11 giờ trước