Vợ chồng trẻ dồn tiền mừng, bán vàng cưới để mua nhà và đầu tư

Thứ năm, 15/12/2022-02:12
Tiền mừng và vàng cưới được coi như một khoản vốn bố mẹ 2 bên cho vợ chồng trẻ để bắt đầu một chặng đường mới. Nhưng nếu không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, bạn rất có thể dễ dàng đánh mất số tiền này.

Dồn tiền mừng và bán vàng cưới để mua nhà

Nhiều cặp vợ chồng được giữ toàn bộ tiền mừng cưới và vàng cưới. Đây được xem như một khoản vốn bố mẹ 2 bên dành cho các cặp vợ chồng trẻ để bắt đầu một chặng đường mới. Đồng thời, đây cũng như một ưu thế trong câu chuyện tiền bạc, song nếu không đặt ra kế hoạch chi tiêu rõ ràng thì bạn có thể dễ dàng đánh mất số tiền này,

Kết hôn năm 2020, Huyền Trang (28 tuổi) chia sẻ, toàn bộ tiền mừng cưới vợ chồng chị được bố mẹ 2 bên cho, xem như khoản vốn để bắt đầu sang trang mới trong cuộc sống. Trước khi cưới, vợ chồng chị chuẩn bị giường tủ, trang trí phòng cưới, còn lại bố mẹ lo cho hết. Chị Trang cho biết, thực ra lúc cưới xong vợ chồng chị cũng trích một khoản để biếu bố mẹ 2 bên nhưng bố mẹ từ chối. Do đó, vợ chồng chị để tích cóp thêm vào khoản mua nhà.

Ở trọ mãi cũng không tiện, vợ chồng chị Huyền Trang muốn mua nhà mới để có con có thể chuyển về nhà mới, có tổ ấm khang trang hơn cũng như có một ngôi nhà để ổn định cuộc sống, an cư mới có thể lạc nghiệp.


Chị Huyền Trang
Chị Huyền Trang

Cũng giống như chị Huyền Trang, chị Thùy Dương (25 tuổi) kết hôn được 3 năm và đã bán gần hết vàng cưới để mua nhà, chỉ giữ lại một số trang sức để làm kỷ niệm. Do vợ chồng chị quyết định bán ngay thời điểm vàng tăng cao nên có lời. 

Chị Thùy Dương chia sẻ, cảm giác khi bán đi không chỉ là tiếc tiền mà còn là cảm giác tiếc nuối vì nó là kỉ niệm. Song, vợ chồng chị cần tiền gấp để mua nhà nên vẫn quyết định bán. Anh chị cũng động viên nhau rằng sau này mỗi năm sẽ mua một ít để dành lại.


Vợ chồng Thùy Dương trong lễ cưới
Vợ chồng Thùy Dương trong lễ cưới

Bán vàng dồn tiền để đầu tư, gửi tiết kiệm ngân hàng

Đối với vợ chồng chị Tú Uyên (25 tuổi) lại trích một ít số tiền  mừng cưới để đi du lịch hưởng tuần trăng mật, còn lại dồn hết vào gửi tiết kiệm ngân hàng. Bên cạnh đó, mỗi tháng chị Tú Uyên và chồng sẽ trích 30% tiền lương vào tài khoản tiết kiệm vì muốn tích lũy càng nhiều càng tốt cho những kế hoạch lớn sau này như mua nhà, chuẩn bị kế hoạch nếu muốn có con. Hơn thế, số tiền mừng cưới cũng được anh chị chia ra 1 khoản riêng để giúp đỡ bố mẹ 2 bên khi có việc cần gấp.

Trong khi đó, chị Quỳnh Nguyễn (32 tuổi), đã kết hôn 7 năm, chia sẻ rằng 2 năm đầu sau khi cưới, vợ chồng chị vẫn giữ vàng và không để ý đến nó. Song, thời điểm đó giá vàng không tăng, để vàng ở nhà khiến chị cảm thấy không yên tâm và an toàn. Do đó, gia đình chị Quỳnh quyết định bán lấy tiền mặt gửi ngân hàng để có lãi suất tiết kiệm.

Thời điểm đó, chị Quỳnh nghĩ đây là một quyết định đúng đắn bởi lãi suất khi đó khá cao. Nhưng sau vài năm, giá vàng tăng mạnh, chị thấy rất hối hận. Chưa kể, sau này, rút ngân hàng dùng toàn bộ số tiền đó để đầu tư vào tài sản rủi ro rồi mất trắng.

Có kế hoạch khi sử dụng số tiền mừng cưới

Chị Thùy Dung (29 tuổi) cho rằng, tiền mừng cưới dùng để chi trả chi phí đám cưới, một phần nhỏ còn lại thì vợ chồng chị bỏ tiết kiệm. Gia đình chị Dung có kế hoạch không tiêu số tiền đó mà chỉ để trong ngân hàng.


Chị Thùy Dung
Chị Thùy Dung

Theo chị Dung, với số tiền mừng cưới, vợ chồng trẻ nên thống nhất trước với nhau kế hoạch cần làm gì với số tiền đó trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Tùy vào hoàn cảnh của mỗi cặp đôi để chi tiêu hoặc tiết kiệm khoản tiền cưới. Việc hai vợ chồng ngồi lại với nhau lể lập kế hoạch chi tiêu cho khoản tiền chung có vừa là tiền đề cho việc thiết lập tài chính gia đình từ sớm, vừa để giúp vợ chồng hiểu được nguồn tài chính của 2 người đang như thế nào.

Mặc khác, với kinh nghiệm của bản thân, chị Quỳnh Nguyễn cho rằng, vàng cưới nếu không có việc gì gấp thì không nên dùng đến, giữ sau này có thể cho con cháu. Bên cạnh đó, dù trong ngắn hạn, vàng không thể tăng giá nhanh, đem lại lợi nhuận cao nhưng khá bền nếu xét về khía cạnh dài hạn. 

"Khi đầu tư cũng nên cẩn thận trước các tài sản rủi ro. Đừng để giống như mình, chưa nghiên cứu kỹ đã tất tay dẫn đến mất trắng", Quỳnh Nguyễn chia sẻ.

Còn theo chị Thùy Dương, chỉ nên bán vàng cưới khi có kế hoạch cho những việc quan trọng cũng như có ý nghĩa với tương lai như làm vốn kinh doanh, mua nhà, sinh nở... Quan trọng nhất là bán vàng cưới phải có sự đồng thuận từ cả phía vợ và chồng. Không nên bán vàng cưới cho những khoản chi tiêu không mang lại giá trị cho tương lai như tiêu xài cá nhân, ăn chơi, hưởng thụ,...

Bên cạnh đó, chị cũng tự nhận bản thân là kiểu người sẽ mua vàng bằng khoản tiền nhàn rỗi. Khoản tiền này thường sẽ được chia thành 2 mục: một phần gửi tiết kiệm và phần còn lại mua vàng. Tùy thời điểm tình hình thị trường để phân chia số tiền nhàn rỗi hợp lý. Chẳng hạn, nếu lo lạm phát gia tăng thì bỏ nhiều tiền đầu tư vàng sẽ là phương án hợp lý. Ngược lại, nếu nền kinh tế ổn định, lãi suất hấp dẫn, thì có thể gửi tiền tiết kiệm để nhận lãi cao hàng tháng. Mua vàng không chỉ với mục đích đợi tăng giá mà còn để phòng thủ tài chính, tạo cảm giác an toàn, khi có việc cần đến có thể bán được ngay mà không mất giá quá nhiều.

Có thể nói, vàng là hàng rào bảo vệ trước sự biến động của nền kinh tế. Vì thế, từ xa xưa, người Việt Nam đã có truyền thống mua vàng tích trữ bởi đây là tài sản thường giữ giá trị tốt hơn nhiều loại tài sản khác. Kim loại quý này có thể là công cụ ngừa lạm phát khi sức mua của hàng hóa và dịch vụ giảm. Tuy nhiên, để mua vàng theo dạng đầu tư thì khá khó khăn do phải nắm bắt được chu kỳ lên xuống của thị trường. Với những người trẻ thu nhập chưa thật sự cao thì việc mua vàng tích lũy được xem như cách tiết kiệm đơn giản và an toàn.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Đâu là động lực tăng giá cho thị trường bất động sản Nam Hà Nội?

9 giờ trước

Lãi suất cho vay mua bất động sản sẽ tăng theo lãi suất tiết kiệm

10 giờ trước

Giá vàng thường diễn biến ra sao sau khi lập đỉnh mới?

10 giờ trước

ĐHĐCĐ An Gia: Mục tiêu lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 250 tỷ đồng, rút lại phương án phát hành riêng lẻ

11 giờ trước

Thị trường condotel 4 tháng không phát sinh giao dịch

11 giờ trước