Tỷ phú người Nhật Kazuo Inamori cùng bí quyết để có cuộc sống giàu có, sung túc: Cần phải biết từ bỏ 3 thứ

Thứ hai, 18/07/2022-10:07
Trong những trang sách của mình, tỷ phú người Nhật Kazuo Inamori từng nói rằng: Khi quyết định “từ bỏ” ba thứ, cuộc đời ông bắt đầu có những bước ngoặt vô cùng khó tin. Ông không chỉ dần thoát khỏi nghèo khó mà còn trở thành một trong những người giàu nhất thế giới. 

Thời điểm hiện tại, đặc điểm chung của nhiều giới trẻ đó là không thể kiếm tiền. Không phải do trình độ học vấn thấp hay thiếu nền tảng mà vì lý do hoàn toàn khác. Thực tế, rất nhiều người giàu có không được học cao, xuất thân bình thường và thậm chí là nghèo khó. Điển hình như “vua quản lý” ở Nhật Bản - tỷ phú Kazuo Inamori cũng đi lên từ hai bàn tay trắng.

Thời điểm hiện tại, tổng tài sản của Kazuo Inamori là 740 triệu USD, sở hữu công ty nằm trong top 500 công ty lớn nhất thế giới của Fortune. Tài năng quản lý công ty của Kazuo đến Jack Ma cũng phải nể phục. 

Cuộc đời mà vị tỷ phú này trải qua vốn có quá nhiều khó khăn. Kazuo Inamori sinh ra trong một gia đình nông dân bình thường. Từ nhỏ ông đã ốm yếu bệnh tật. Vì nhà nghèo, từ nhỏ Kazuo Inamori luôn nghĩ đến việc kiếm tiền để phụ giúp gia đình. Thế nhưng, công ty đầu tiên mà ông làm đã suýt bị phá sản. 

Vị tỷ phú đi lên từ “doanh nghiệp nát”

Sau khi tốt nghiệp, Kazuo Inamori tìm việc làm đúng vào thời kỳ suy thoái kinh tế. Nhờ một người thầy giới thiệu, ông được vào làm việc tại công ty Matsukaze lúc bấy giờ, chuyên sản xuất gốm sứ cách điện. Thời điểm ông vào làm, công ty này đang đứng bên bờ vực phá sản, thường xuyên chậm lương. 


Thời điểm hiện tại, tổng tài sản của Kazuo Inamori là 740 triệu USD, sở hữu công ty nằm trong top 500 công ty lớn nhất thế giới của Fortune
Thời điểm hiện tại, tổng tài sản của Kazuo Inamori là 740 triệu USD, sở hữu công ty nằm trong top 500 công ty lớn nhất thế giới của Fortune

Khi đó, Kazuo Inamori vô cùng khổ não. Ông vốn là sinh viên khá giả, giờ lại làm ở một công ty như thế. Người khác chê cười không nói làm gì, nhưng cuộc sống ngày càng mơ hồ khiến Kazuo Inamori quyết định rời công ty. Sau đó, ông cùng một sinh viên tốt nghiệp Đại học Kyoto với thành tích cao đã nộp đơn vào Trường Ứng viên Cán bộ Lực lượng Tự vệ - trường học ở Nhật Bản chuyên đào tạo sĩ quan cấp cơ bản của Lực lượng Tự vệ Hàng hải.

Sau khi trúng tuyển, Kazuo Inamori nhờ anh trai gửi hộ khẩu lên để làm thủ tục nhập học. Thế nhưng, anh trai khi nhận được tin đã vô cùng tức giận, cho rằng Kazuo Inamori vong ân phụ nghĩa, phụ công người thầy đã giới thiệu mình vào làm việc nên đã không gửi hộ khẩu lên. Vậy là, Kazuo Inamori tiếp tục ở lại công ty cũ làm việc, những sinh viên cùng vào làm với ông đều đã bỏ đi hết. 

Suốt một thời gian dài, ông thường xuyên đấu tranh tư tưởng giữa việc đi và không đi. Cuối cùng, ông lựa chọn không đi nữa mà đâm đầu vào làm việc. Kazuo cũng không làm việc kiểu hời hợt nữa mà dành toàn bộ tâm huyết cho công việc. Ông chuyển hết nồi niêu xoong chảo vào phòng thí nghiệm, nghiên cứu cả ngày lẫn đêm tới mức quên cả ăn. 

Khi đó, công ty rất nghèo nên không có nhiều dụng cụ tiên tiến, Kazuo chẳng có ai dẫn dắt lại thường xuyên bị lãnh đạo đồng nghiệp trách móc cô lập nhưng ông vẫn kiên trì tới cùng, duy trì trạng thái liều mình làm việc như vậy gần 1 năm trời. Trong khoảng thời gian này, ông đã tiếp thu được nhiều thành tựu nghiên cứu vượt trội. Sau một tai nạn nho nhỏ, ông nghiên cứu ra một vật liệu mới chất lượng cao khác có tên là Forsterite, thu hút sự chú ý rộng rãi. Sản phẩm mới nhanh chóng được phát triển, bằng cách sử dụng vật liệu mới này đã giúp công ty nhận được đơn đặt hàng tới từ Panasonic, giúp Inamori Kazuo trở thành người hùng của công ty.

Cần biết “từ bỏ” 3 thứ nếu muốn thành công

Sau nhiều năm đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống, tỷ phú Kazuo Inamori đã đúc rút ra hàng loạt kinh nghiệm làm giàu. Đặc biệt đối với giới trẻ, vị thiên tài quản lý này khuyên nhủ rằng, nếu biết “từ bỏ” 3 điều quan trọng này, cuộc sống sẽ thay đổi tích cực và nhanh chóng bước sang một trang mới đầy hứa hẹn. 

Thứ nhất, từ bỏ lối chi tiêu bừa bãi

Tỷ phú Kazuo Inamori rất quan tâm đến điều kiện sống của các nhân viên trong công ty. Ông thường xuyên đến thăm nhà của nhân viên. Chính nhờ thói quen này, vị doanh nhân giàu có Nhật Bản đã phát hiện một hiện tượng vô cùng thú vị. 

Cụ thể, có hai nhân viên A và B có vị trí và mức lương như nhau trong công ty nhưng lại có hoàn cảnh gia đình vô cùng khác biệt. Cụ thể, trong nhà A vô cùng nhốn nháo, bừa bộn, đồ đạc chất đống khắp nơi. Gia đình A lúc nào cũng phàn nàn rằng lương quá thấp, không đủ tiền để chi tiêu và luôn nợ nần chồng chất. 


Kazuo Inamori 78 tuổi mới đảm nhiệm vị trí Chủ tịch công ty JAL, giúp công ty này thoát khỏi bờ vực phá sản
Kazuo Inamori 78 tuổi mới đảm nhiệm vị trí Chủ tịch công ty JAL, giúp công ty này thoát khỏi bờ vực phá sản

Trong khi đó, nhà B lại rất gọn gàng, sạch sẽ, theo phong cách tối giản. Đồ đạc trong nhà nhìn không sang trọng nhưng lại rất trang nhã và ấm cúng. Gia đình B rất hài lòng với cuộc sống hiện tại. Không những thế, B còn biết tiết kiệm nên có cuộc sống khá ổn định. 

Thực tế, cùng một mức lương sao 2 gia đình lại có cuộc sống khác biệt đến thế? Nguyên nhân bởi, quan niệm tiêu dùng của 2 gia đình khác nhau. Vợ chồng của A không có khái niệm tiết kiệm, họ thường xuyên tiêu xài phung phí khiến cho tiền lương nhiều đến mấy cũng không đủ tiêu, thành ra vay nợ khắp nơi. Vợ chồng B thì khác, họ luôn biết cách lên kế hoạch tài chính gia đình một cách cẩn thận. Họ biết chi tiêu và tiết kiệm trong khả năng của mình, khiến cho kinh tế gia đình ngày càng ổn định và khá giả.  

Trong xã hội hiện đại, hiện tượng các doanh nhân “tẩy não” người tiêu dùng vô cùng phổ biến. Họ thường xuyên thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của mọi người ở mọi lúc mọi nơi. Nếu không có nhận thức về tiêu dùng, không có khả năng hoạch định tài chính, bạn sẽ dễ dàng bị rơi vào “chủ nghĩa tiêu dùng” và trở thành “con mồi” bị chặt chém. 

Do đó, điều quan trọng nhất đó là phải biết từ bỏ thói quen tiêu dùng không hợp lý. Tiền đề của tự do tài chính là biết tiết chế một cách khoa học. Có một phương pháp vô cùng hữu ích, đó là: “Sau khi nhận lương, việc đầu tiên cần làm đó là tiết kiệm số tiền bạn muốn tiết kiệm chứ không phải tiết kiệm số tiền còn lại sau khi đã tiêu pha thoải mái.” Bằng cách này, bạn có thể đảm bảo bản thân có thể tiết kiệm được một khoản tiền ưng ý.

Thứ hai, từ bỏ tính thể diện thái quá 

Kazuo Inamori 78 tuổi mới đảm nhiệm vị trí Chủ tịch công ty JAL, giúp công ty này thoát khỏi bờ vực phá sản. Thời điểm đó, ông Kazuo Inamori đã đưa ra một yêu cầu chung cho tất cả các nhân viên của mình rằng: Nhân viên JAL phải làm việc với lòng biết ơn khách hàng; khi phục vụ khách hàng, họ phải luôn nghĩ “khách hàng là trên hết”, đồng thời hạ cái tôi của mình xuống để giải quyết vấn đề cho khách.

Trước yêu cầu này, một số nhân viên tỏ ra khá miễn cưỡng: Ép nhân viên cả ngày khom lưng cúi đầu, điều này không khác gì mất hết thể diện của bản thân. Nghe xong, vị tỷ phú Nhật Bản đã trả lời rằng: “Nếu công ty muốn tồn tại, nếu bạn muốn làm việc, bạn không thể chỉ nghĩ về bộ mặt vô giá trị đó”. Đúng vậy, hầu hết mọi người đều phải ra ngoài làm việc cũng như kiếm tiền, vậy ai cao quý hơn ai?


Những người chấp nhận cúi người vì sự nghiệp giống như việc họ đang sử dụng một thái độ, tâm thế mạnh mẽ để đối mặt với những thử thách và gian nan trong cuộc sống
Những người chấp nhận cúi người vì sự nghiệp giống như việc họ đang sử dụng một thái độ, tâm thế mạnh mẽ để đối mặt với những thử thách và gian nan trong cuộc sống

Cùng quan điểm với Kazuo Inamori, Li Ka-shing cũng cho rằng: “Khi bạn cúi mặt xuống để kiếm tiền, điều đó chứng tỏ bản thân bạn đang làm rất tốt. Khi bạn dùng tiền để lấy lại thể diện, nghĩa là bạn đã thành công. Khi bạn chỉ quan tâm đến cái tôi của mình và lo sợ bản thân mất thể diện nghĩa là cuộc đời bạn chắc chắn sẽ vô nghĩa như cái thứ gọi là “mặt mũi” ấy”.

Thực tế, những người chấp nhận cúi người vì sự nghiệp giống như việc họ đang sử dụng một thái độ, tâm thế mạnh mẽ để đối mặt với những thử thách và gian nan trong cuộc sống. Điều này không chỉ thể hiện rằng họ khiêm tốn mà còn là một chủ nghĩa anh hùng thực sự. 

Thứ ba, từ bỏ việc “theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo”

Nhiều người có một hiểu lầm vô cùng nghiêm trọng khi đã đánh đồng sự theo đuổi hoàn hảo với việc khiến bản thân trở nên tốt hơn. Thực tế, hai điều này không hề giống nhau một chút nào. Nếu như bạn mải mê phấn đấu cho sự hoàn hảo quá nhiều, cuộc sống không chỉ không tốt lên mà còn ngày càng tồi tệ. 

Một người theo chủ nghĩa hoàn hảo sẽ mang trong lòng rất nhiều nỗi sợ; họ sợ thất bại, sợ sai lầm, nghi ngờ bản thân… Với tâm lý như thế, họ khó mà có thể làm tốt được việc gì, thậm chí còn không đủ dũng khí để bắt đầu con đường khởi nghiệp.

Lần đầu tiên Kazuo Inamori đi làm, ông thậm chí còn không được nhận lương, công ty cũng đối mặt với nguy cơ phá sản. Khi đó, vị doanh nhân này đã đưa ra một quyết định quan trọng, đó là lao thẳng vào phòng thí nghiệm của công ty và nghiên cứu sản phẩm. 


Hoàn thành tốt hơn là hoàn hảo, tốt hơn hết hãy trở thành một người không hoàn hảo
Hoàn thành tốt hơn là hoàn hảo, tốt hơn hết hãy trở thành một người không hoàn hảo

Thời điểm đó, Kazuo Inamori có hai lựa chọn: Thứ nhất là phát triển một sản phẩm hoàn hảo nhưng mạo hiểm; thứ hai là phát triển một sản phẩm kém hoàn hảo hơn nhưng đủ sức để cứu công ty. Và thế là, ông quyết định chọn phương án thứ hai. Dù sau đó sản phẩm vẫn có những thiếu sót nhưng nó đã đủ để ông tạo nên tên tuổi trong ngành, cứu công ty thoát khỏi nguy cơ phá sản. 

Cuộc sống vốn vẫn như thế. Dù có làm việc gì đi chăng nữa, việc sai lầm và sửa chữa, cải thiện là điều tất yếu. Thuyết “tuyệt đối hoàn hảo” là điều vô cùng khó để đạt được. Tuy nhiên, nếu bạn có thể đạt đến tiêu chuẩn trước thì bạn có thể tiếp tục cải thiện mọi thứ, khiến nó trở nên tốt hơn. Còn nếu bạn chỉ muốn hoàn hảo, áp lực quá cao sẽ nhấn chìm bạn xuống, khiến bạn không thể vượt qua được thử thách này. 

Do đó, nếu muốn có được thành tựu trong sự nghiệp, bạn cần phải thoát khỏi gông cùm của “chủ nghĩa hoàn hảo”. Thực tế, phương pháp mà tỷ phú Kazuo Inamori đề cập tới vô cùng đơn giản, có nghĩa là: Hoàn thành tốt hơn là hoàn hảo, tốt hơn hết hãy trở thành một người không hoàn hảo. Có thể thấy, chỉ cần mọi việc có thể hoàn thành thì bạn đã đủ sức để thuyết phục mọi người. Còn nếu cứ đưa ra những yêu cầu quá cao, cuối cùng chính bạn cũng chẳng làm nên nổi việc gì.  

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật