Trung Quốc vẫn giữ vững vị thế “công xưởng toàn cầu”

Chủ nhật, 04/09/2022-15:09
Trung Quốc vẫn củng cố được vị thế của mình trong ngành sản xuất cho dù suốt 2 năm qua, các nước phương Tây nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào các nhà máy của quốc gia tỷ dân.

Lâu nay vẫn khó có thể tách rời vai trò của Trung Quốc - đó là “công xưởng toàn cầu”. Theo đánh giá từ các chuyên gia, điều đó càng trở nên phức tạp hơn khi các nhà máy Trung Quốc đang mở rộng phạm vi hoạt động sang những lĩnh vực cao cấp hơn như smartphone, chip, công nghệ mới như năng lượng xanh và xe điện.

Mỹ và các nước đồng minh tỏ ra lo ngại về sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia và cung ứng toàn cầu. Trong khi đó Trung Quốc cũng muốn dần xóa bỏ sự phụ thuộc vào thị trường phương Tây và tập trung cho thị trường nội địa.

Ở thời điểm hiện tại, nền kinh tế của Trung Quốc vốn chịu nhiều ảnh hưởng từ các chính sách phong tỏa do dịch bệnh và bong bóng bất động sản lao đao có thể được kích thích trong ngắn hạn nhờ hoạt động xuất khẩu bùng nổ. Theo số liệu của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), trong suốt đại dịch, tỷ trọng của Trung Quốc về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn cầu đã tăng và đến cuối năm 2021 đạt 15%. 


Trung Quốc ngày một thống trị sản xuất toàn thế giới
Trung Quốc ngày một thống trị sản xuất toàn thế giới

Mặt khác, ở giai đoạn này, tỉ trọng của các quốc gia khác ghi nhận sự sụt giảm. Chẳng hạn như, Nhật Bản giảm từ 3,7% còn 3,4%, Đức giảm từ 7,8% còn 7,3% trong khi Mỹ cùng giảm từ 8,6% còn 7,9%.

Sau cú sốc covid-19 bùng phát năm 2020, Trung Quốc đã hồi sinh nhanh chóng. Điều này đã giúp những nhà máy của quốc gia có lợi thế trong việc cung cấp những sản phẩm có nhu cầu cao đối với thị trường phương Tây. Đó là hàng tiêu dùng như máy tính, máy tập hay các thiết bị y tế giá rẻ như kit test và khẩu trang.

Sức chi tiêu của người tiêu dùng càng trở nên được cải thiện và người dân có thể vượt qua được đại dịch nhờ những khoản hỗ trợ hào phóng từ chính phủ Mỹ và các quốc gia phát triển. Các nhà máy tại Trung Quốc ghi nhận lượng đơn hàng bùng nổ. Nhờ đó, Trung Quốc đạt được tỷ trọng trong xuất khẩu toàn cầu cũng tăng lên.

UNCTAD cho biết chẳng hạn như tỷ trọng của Trung Quốc trong ngành dệt may tăng từ 32% lên mức 34% trong khi số liệu này của xuất khẩu hàng điện tử toàn cầu tăng từ 38% lên mức 42% trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021.

Cho dù các nhà kinh tế học đưa ra dự báo rằng hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc sẽ chậm lại vì kinh tế toàn cầu đang hứng chịu tỷ lệ lạm phát cao, lãi suất tăng và xung đột tại Ukraine vẫn chưa kết thúc, thế nhưng hoạt động này của Trung Quốc trong năm nay vẫn đang cho thấy sự bùng nổ.

Trung Quốc vẫn giữ vững vị thế “công xưởng toàn cầu” - ảnh 2

Giá cả chính là một phần của lý do. Lạm phát toàn cầu đã khiến chi phí sản xuất hàng tiêu dùng tăng lên. Bởi vậy, giá trị tính bằng USD của hàng xuất khẩu Trung Quốc cũng gia tăng. Trong tháng 6, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tăng 22% so với cùng kỳ năm 2021, trong khi đó khối lượng xuất khẩu chỉ tăng 5,5%, theo thông tin từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Ngoài ra, so với dự báo nhu cầu hàng của Trung Quốc cũng tăng mạnh hơn rất nhiều, nhất là từ châu Âu, Mỹ và các quốc gia láng giềng châu Á. Trong nửa đầu năm nay, Mỹ ghi nhận thâm hụt thương mại với Trung Quốc tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 222 tỷ USD.

Một xu hướng trong dài hạn cũng đang được ghi nhận. Thị phần trong các lĩnh vực sản xuất phức tạp và có giá trị cao của Trung Quốc trong vài năm trở lại đây đang tăng lên. Cụ thể như động cơ, xe hơi và thiết bị công nghiệp nặng. Theo Rory Green – Giám đốc nghiên cứu Trung Quốc và châu Á tại TS Lombard ở London, điều này chứng tỏ được lý do vì sao Trung Quốc khiến thị phần xuất khẩu của các quốc gia như Đức vốn nổi tiếng với các sản phẩm như vậy bị hao mòn.

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang dần bước vào các lĩnh vực mới nhờ sự trợ giúp của Chính phủ. Lĩnh vực này được cho là sẽ giữ vai trò lớn hơn trong thương mại toàn cầu vào thời gian tới. Trung Quốc ghi nhận xuất khẩu pin năng lượng mặt trời đạt 25,9 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm, đã tăng 113% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 7 cũng chứng kiến xuất khẩu xe hơi lập kỷ lục mới, với 290.000 chiếc, và xe điện chiếm chủ yếu.

Trong vài năm trở lại đây, tỷ trọng nhập khẩu của Mỹ đối với hàng Trung Quốc đã giảm, điều này cho thấy quá trình giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc của Mỹ đang được triển khai. Việc tỷ trọng trong nhập khẩu của Mỹ giảm là do thuế nhập khẩu đánh lên nhiều hàng hóa buộc các công ty phải giảm sự phụ thuộc bằng cách mở các nhà máy tại các quốc gia khác. Ở nhiều lĩnh vực nhạy cảm như công nghệ, các quan chức Mỹ cũng đang tìm biện pháp để tách khỏi Trung Quốc.

Trung Quốc vẫn giữ vững vị thế “công xưởng toàn cầu” - ảnh 3

Thế nhưng, việc giảm phụ thuộc vào Trung Quốc là rất khó khăn, nhất là đối với những nước nhỏ tại châu Á. Trong hệ thống thương mại toàn cầu, Trung Quốc không chỉ là nhà cung cấp mà còn là thị trường tiêu thụ quan trọng.

Một số nhà kinh tế học cho rằng Bắc Kinh đang muốn đẩy mạnh tiêu dùng nội địa nên nền kinh tế cũng đang gặp rủi ro khi xuất khẩu Trung Quốc bùng nổ. 

Trong tháng 7, thặng dư thương mại của Trung Quốc đã đạt hơn 100 tỷ USD. Nhu cầu nội địa suy yếu được phản ánh rõ thông qua lượng xuất khẩu bùng nổ còn nhập khẩu thì ảm đạm. 

Trong đại dịch, Bắc Kinh đã áp dụng chính sách trợ giá và cho vay vốn lãi suất thấp đối với các hãng sản xuất thay vì hỗ trợ tiêu dùng. Theo Michael Pettis – Giáo sư Tài chính tại Đại học Bắc Kinh, điều đó có thể khiến nền kinh tế sẽ bị tổn thương khi nhu cầu bên ngoài thay đổi và người tiêu dùng không khỏi chật vật.

Pettis nhận định: “Nếu bạn cho rằng số liệu thương mại của Trung Quốc là điểm sáng của kinh tế nước này thì đã sai lầm. Trung Quốc đang đối mặt với vấn đề mất cân bằng ngày càng lớn hơn”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Thị trường chung cư khu vực phía Nam đang diễn biến ra sao?

3 giờ trước

Lợi thế của các căn hộ sắp bàn giao

3 giờ trước

 Bất động sản nhận nguồn vốn rẻ từ ngân hàng 

3 giờ trước

Dòng tiền rẻ vẫn ở ngoài thị trường, chứng khoán nhận hơn 2 tỷ USD trong một năm

3 giờ trước

Số cửa hàng tiện lợi tăng nhanh: Doanh nghiệp bán lẻ lo giữ thị phần

3 giờ trước