Thực trạng và định hướng chuyển đổi số Đà Nẵng

Thứ tư, 08/06/2022-00:06
Đà Nẵng đang có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong quá trình chuyển đổi số. Vậy chuyển đổi số là gì? Đà Nẵng cần thực hiện những giải pháp nào để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề chuyển đổi số Đà Nẵng trong bài viết dưới đây.

Chuyển đổi số là gì?

Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được đề cập và phân tích nhiều vào khoảng năm 2015, phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đầu được quan tâm vào khoảng năm 2018. Nhà nước Việt Nam phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia vào ngày 03/6/2020.

Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của quá trình tin học hóa, quá trình này có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của các kỹ thuật công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số.

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi một cách tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất, kinh doanh dựa trên các nền tảng về công nghệ số.


Đà Nẵng là thành phố tiên phong về chuyển đổi số
Đà Nẵng là thành phố tiên phong về chuyển đổi số

Thực trạng chuyển đổi số Đà Nẵng

Theo đề án chuyển đổi số Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thành phố sẽ triển khai phát triển hóa số trên mọi mặt, bao gồm chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Cùng với đó là mục tiêu hoàn thành cơ bản xây dựng đô thị thông minh, kết nối đồng bộ với mạng lưới đô thị thông minh trong nước và trong khu vực Đông Nam Á.

Đánh giá của Chính phủ

Theo đánh giá xếp hạng của Bộ Thông tin và Truyền thông, Đà Nẵng hiện đang xếp hạng nhất về chuyển đổi số 2020 cấp tỉnh/thành phố toàn diện và nhất ở cả ba phương diện chính: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Đà Nẵng đã hai năm liên tiếp được vinh dự nhận Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam, đồng thời đạt 3 giải thưởng chuyên đề là Thành phố Y tế thông minh, Thành phố Quản lý điều hành thông minh và Thành phố Quản lý môi trường thông minh, xanh, sạch. Các khu công viên phần mềm, khu công nghệ thông tin được duy trì và đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

Các dự án chuyển đổi số Đà Nẵng đã thực hiện

Khu Công nghệ thông tin tập trung tại Đà Nẵng đã khởi động và khánh thành các dự án nghiên cứu, sản xuất và lắp ráp các thiết bị điện tử công nghệ cao SMT, thu hút thêm nhiều dự án quy mô, hợp tác sản xuất 100.000 sản phẩm máy tính bảng hưởng ứng Chương trình "Sóng và Máy tính cho em", chương trình do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động.

Bên cạnh đó, Khu Công viên phần mềm số 2 đã bước đầu hoàn thiện một số hạng mục chính, dự kiến đưa vào hoạt động tòa nhà số 1 trong năm 2022. Khu Không gian sáng tạo Hòa Xuân vẫn đang tiếp tục được thu hút xúc tiến đầu tư khá tích cực.

Trong năm 2021, hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin vẫn đảm bảo phục vụ hiệu quả cho các sự kiện lớn, các hoạt động của Nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và điều hành phòng, chống đại dịch COVID-19. Thành phố triển khai kết nối mạng MAN đến tất cả các cơ quan của thành phố để phục vụ sử dụng văn bản điện tử và điều hành.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng đã thu hút đầu tư Trung tâm dữ liệu, khai trương 5G và thực hiện cung cấp dịch vụ, triển khai các trạm BTS không cồng kềnh tại các khu công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung và khu công nghệ cao.

Sở Thông tin và Truyền thông tại Đà Nẵng đang tiếp tục xây dựng mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống camera giám sát xung quanh thành phố, hướng đến mục tiêu kết nối đồng bộ mạng lưới hệ thống camera công cộng trên địa bàn thành phố, đảm bảo xây dựng hệ thống thống nhất một nền tảng, phù hợp với kiến trúc Thành phố thông minh, chia sẻ thông tin cho nhiều ngành, lĩnh vực khác cùng khai thác, đồng bộ về mặt dữ liệu.

Quá trình chuyển đổi số trong thời kỳ Covid-19

Đối mặt với làn sóng COVID-19 diễn biến phức tạp, Đà Nẵng đã chủ động triển khai rất nhiều giải pháp công nghệ để kịp thời phục vụ trong thời kỳ phòng, chống dịch COVID-19, dựa trên việc ứng dụng công nghệ và phân tích dữ liệu bằng các quy trình được số hóa.

Nổi bật trong công tác chống dịch thời kỳ chuyển đổi số Đà Nẵng là việc ứng dụng giấy đi đường QR Code, sử dụng các ứng dụng quản lý và phân tích dữ liệu khai báo y tế điện tử, thẻ đi chợ QR Code, ứng dụng giám sát, hỗ trợ bệnh nhân cách ly tại nhà, bản đồ dịch tễ Covid Maps và vùng nguy cơ, truy vết F1, F2 nhanh qua tổng đài tự động…

Ngoài ra, 100% thủ tục hành chính được nâng lên trực tuyến mức 3,4 nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, vừa hạn chế tiếp xúc, đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch, triển khai hệ thống họp trực tuyến phục vụ điều hành phòng, chống dịch trên địa bàn toàn thành phố.


Chuyển đổi số Đà Nẵng đã đạt vài thành tựu đáng kể
Chuyển đổi số Đà Nẵng đã đạt vài thành tựu đáng kể

Định hướng phát triển chuyển đổi số Đà Nẵng

Xây dựng thành phố thông minh

Kiến trúc là bức tranh thành phố tổng thể, mô tả các thành phần và mối quan hệ của chúng trong chính phủ điện tử, chính phủ số. Xây dựng kiến trúc thành phố thông minh giống như vẽ ra một tấm bản đồ thông minh, giúp những người liên quan định vị, hình dung ra những việc đã làm và những việc sẽ làm, tạo sự kết nối và tránh trùng lặp.

Triển khai hạ tầng chính phủ số

Việc triển khai hạ tầng chính phủ số được xây dựng dựa trên mô hình kết hợp hài hòa giữa tập trung và phân tán, giữa trung ương và địa phương.

Định hướng chung trong triển khai là tối đa hóa, tập trung hóa những hạ tầng chia sẻ, dùng chung quy mô quốc gia, tối thiểu hóa việc xây dựng hạ tầng dùng riêng tại các bộ, ngành, địa phương, ứng dụng hiệu quả điện toán đám mây để kết nối mạng lưới giữa các khu vực, chia sẻ hạ tầng, nền tảng, dịch vụ.

Hiện nay, mỗi cơ quan, tổ chức nhà nước thường tự đầu tư một trung tâm dữ liệu hoặc một phòng máy chủ phục vụ cho hoạt động của mình, dẫn đến lãng phí, không bảo đảm an toàn, an ninh mạng do thiếu hụt nhân sự.

Các cơ quan, tổ chức nhà nước cần chuyển đổi sang sử dụng dịch vụ điện toán đám mây được cung cấp bởi các doanh nghiệp chuyên nghiệp tạo tính đồng bộ và tránh lãng phí cơ sở hạ tầng.


Chuyển đổi số là động lực để thành phố phát triển
Chuyển đổi số là động lực để thành phố phát triển

Sử dụng nền tảng số để chia sẻ dữ liệu

Một cơ quan nhà nước khi đầu tư vào hệ thống thông tin thường mất từ 1 năm đến vài năm, cần có đội ngũ chuyên môn vận hành, quản lý. Một cơ quan nhà nước khi sử dụng các nền tảng số thường chỉ mất vài tuần, để thiết lập cấu hình và hướng dẫn sử dụng, không cần có đội ngũ chuyên môn vận hành, quản lý, vì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nền tảng số đã thực hiện các công việc này.

Việc sử dụng các nền tảng số cũng giải quyết bài toán chia sẻ dữ liệu một cách dễ dàng.

Chia sẻ dữ liệu là tiền đề cho việc cung cấp dịch vụ số, đơn giản hóa quy trình, thay đổi mô hình tổ chức, cách thức cung cấp dịch vụ. Chia sẻ dữ liệu là nền tảng để phát triển các dịch vụ đổi mới, sáng tạo dựa trên dữ liệu, bao gồm nguồn dữ liệu mở của cơ quan nhà nước.

Thực hiện chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để đáp ứng khả năng cung cấp dịch vụ số cho người dân, dựa trên nguyên tắc người dân chỉ cần cung cấp thông tin một lần cho một cơ quan nhà nước. Việc thực hiện chia sẻ dữ liệu của các cơ quan nhà nước cho xã hội sẽ giúp phát triển các dịch vụ kinh tế - xã hội.


Đà Nẵng là thành phố dẫn đầu về chuyển đổi số
Đà Nẵng là thành phố dẫn đầu về chuyển đổi số

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi đối với dịch vụ công qua hình thức trực tuyến gồm nhiều mức độ:

Mức độ 1: là người dân có thể tra cứu các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính trên hệ thống trực tuyến.

Mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 1 và cho phép người dùng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện sẽ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến các cơ quan, tổ chức nhà nước.

Mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người dùng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên hệ thống trực tuyến. Việc thanh toán lệ phí và nhận kết quả vẫn được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

Mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người dân hoặc tổ chức thanh toán lệ phí (nếu có) trực tuyến. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.


Đà Nẵng đang từng bước xây dựng chính phủ số 
Đà Nẵng đang từng bước xây dựng chính phủ số 

Lời kết:

Thành phố Đà Nẵng thể hiện quyết tâm, cam kết và huy động sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị và tổ chức doanh nghiệp, người dân trong quá trình triển khai chuyển đổi số.

Bài viết cũng đã nêu rõ thực trạng về quá trình chuyển đổi số Đà Nẵng và những định hướng phát triển mới. Rất mong ban lãnh đạo sẽ tiếp tục đẩy mạnh số hóa toàn thành phố, giúp thành phố ngày một phát triển mạnh mẽ hơn

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Việc mất 10 tiếng để làm được AI hoàn thành trong 10 giây: Các sinh viên tài chính ngân hàng chuẩn bị mất việc?

Bitcoin trở thành tài sản có giá trị lớn thứ 8 toàn cầu

Mặt trái của AI: Tiêu thụ điện năng ở mức khổng lồ

Kỷ nguyên công nghệ gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bất động sản

Hé lộ 3 kênh podcast ‘giải ngố đầu tư’ dành cho người mới bắt đầu

Top 5 bóng hồng quyền lực trong làng công nghệ thế giới

5 tiêu chí tham gia cơ chế thử nghiệm cho vay ngang hàng - P2P Lending

Gen Z “sống chất” với phong cách tài chính 4.0: Luôn biết cách “tích tiểu thành đại”, “xung phong” lan tỏa tài chính số

Tin mới cập nhật

Giới chuyên gia dự báo gì về thị trường bất động sản trong thời gian tới?

31 phút trước

Tiềm năng của Gen AI rất lớn, dự kiến đạt 1.300 tỷ USD vào năm 2032

38 phút trước

Quý I/2024: Thép Pomina lỗ hơn 225 tỷ đồng, nợ vay cao gấp hơn 5 lần vốn chủ sở hữu

52 phút trước

Sôi động giao dịch đất nền Hà Nội giá dưới 2 tỷ đồng/lô

55 phút trước

Đầu tư bất động sản hay vàng ở thời điểm này?

3 giờ trước