Thực trạng điện toán đám mây tại Việt Nam và xu hướng phát triển trong tương lai

Thứ tư, 08/06/2022-00:06
Thời gian vừa qua xu hướng Cloud tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh song hành với sự dịch chuyển của công nghệ. Theo thông tin dự kiến từ VnEconomy thì quy mô của điện toán đám mây tại Việt Nam có thể đạt đến con số 53 nghìn tỷ vào năm 2025. Vậy điều này có trở thành hiện thực? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông tin cụ thể nhé.

1. Điện toán đám mây tại Việt Nam năm 2020?

Theo số liệu nghiên cứu tính đến cuối năm 2020, thị trường điện toán đám mây ở tại Việt Nam đạt con số 200 triệu USD tương đương với 4.600 tỷ đồng. Trong đó doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại 80% thuộc quyền sở hữu của đối thủ nước ngoài. Tuy nhiên có nhiều tín hiệu tốt cho thấy rằng, trong tương lai doanh nghiệp Việt sẽ chiếm thị phần lớn hơn.

Bởi chúng ta đã có những kiến thức nhất định về Cloud Computing. Bên cạnh đó các công ty, doanh nghiệp cũng tập trung nguồn nhân vật lực để giành lấy vị trí trong thị trường này. Một số báo cáo, thông tin thực tế về thực trạng điện toán đám mây tại Việt Nam theo từng giai đoạn có nội dung:




Thị trường điện toán đám mây ở tại Việt Nam đạt 200 triệu USD năm 2020
Thị trường điện toán đám mây ở tại Việt Nam đạt 200 triệu USD năm 2020

1.1. Giai đoạn 2018 - 2019

Xu hướng chuyển đổi số, số hóa trong nhiều lĩnh vực của đời sống đã thúc đẩy thị trường điện toán đám mây phát triển sôi động tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2018 - 2019 thị trường đã có những bước phát triển như sau:

  • Thị trường Cloud Computing có tốc độ tăng trưởng đạt 64.4%. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sở hữu tốc độ phát triển nhanh nhất khối ASEAN. Mức bình quân của năm 2018 là 49.5%.
  • Năm 2018, Việt Nam xếp vị trí thứ 14 trong bảng xếp hạng về độ phủ dịch vụ ĐTĐM khi đạt 41/100 điểm.
  • Năm 2019, doanh thu từ dịch vụ điện toán đám mây mang về 200 triệu USD, mức độ tăng trưởng trên 30%.

1.2. Vào thời điểm năm 2020

Trong năm 2020 điện toán đám mây tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng cùng với sự bùng nổ của đại dịch Covid-19. Theo thông tin từ buổi tọa đàm "Thúc đẩy điện toán đám mây Made in Vietnam" do Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) và báo điện tử VietNamnet tổ chức ngày 24/11/2020:

  • Thị trường điện toán đám mây Việt Nam đạt khoảng 133 triệu USD tương đương khoảng 3.200 tỷ đồng. 
  • Tính đến năm 2020 nước ta có khoảng 27 trung tâm dữ liệu (IDC) của 11 doanh nghiệp trong nước đầu tư, trên cả nước có 270.000 máy chủ. 
  • Trên thị trường có những nhà cung cấp dịch vụ đám mây chủ chốt như VNPT, Viettel, FPT VNG.
  • Năm 2020 đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của điện toán đám mây tại Việt Nam tăng lên 40%.



Điện toán đám mây tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng 
Điện toán đám mây tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng 

2. Xu hướng phát triển điện toán đám mây tại Việt Nam năm 2021

Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam nhận định rằng Cloud Computing sẽ là một trong những xu thế phát triển mạnh trong những năm tới. Một số nghiên cứu cũng đã đưa ra dự báo về mức độ tăng trưởng của điện toán đám mây tại Việt Nam có thể đạt mức 26%/ năm. Nhìn chung thực trạng của thị trường đám mây nắm 2021 như sau:

2.1. Số lượng lớn doanh nghiệp dùng dịch vụ Cloud

Theo số liệu thống kê đến tháng 9 năm 2021, có khoảng 56% doanh nghiệp, tổ chức lựa chọn sử dụng dịch vụ Cloud. Trung bình một doanh nghiệp sẽ đầu tư khoảng trên 66 triệu đồng/năm cho dịch vụ này. Trong thời gian qua cùng với sự ảnh hưởng của dịch COVID các dịch vụ đám mây phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Dịch vụ của nó cũng ngày càng đa dạng hơn.

2.2. Người dùng Cloud bắt đầu phải trả phí

Thực tế có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đã bắt đầu thu phí người dùng hàng loạt. Điển hình như iCloud thu 228.000 đồng/năm cho 50GB lưu trữ, ông lớn Google thu 450.000 đồng/năm cho 100GB lưu trữ. Nếu xu hướng Cloud vẫn tiếp tục phát triển đến khi 100 triệu người tại Việt Nam đều sử dụng Internet. Thì riêng thị trường lưu trữ đám mây sẽ đạt khoảng 10.8 nghìn tỷ đồng.

Mặc dù vậy xu hướng Cloud lại bị tác động một phần bởi các yếu tố như quy mô dân số, quy mô tăng trưởng dữ liệu… Chúng đòi hỏi cần có sự phát triển mạnh mẽ của trung tâm dữ liệu. Cơ sở hạ tầng chất lượng cao sẽ tạo điều kiện cho người dùng lưu trữ, xử lý dữ liệu trên đám mây hiệu quả.

2.3. Trung tâm dữ liệu ngày càng được mở rộng

Theo thống kê đến tháng 9/2021, Việt Nam có khoảng 27 trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn thiết kế Tier 3 và Uptime Tier 3. Các trung tâm này do 11 doanh nghiệp đầu tư với khả năng phục vụ lên tới 26000 khách hàng. Đồng thời chúng có thể đáp ứng khả năng lưu trữ dữ liệu lên tới 60.000 T-byte.




Cloud Computing là một xu thế phát triển mạnh trong những năm tới
Cloud Computing là một xu thế phát triển mạnh trong những năm tới

3. Xu thế điện toán đám mây tại Việt Nam trong tương lai

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông về lĩnh vực xây dựng chiến lược hạ tầng đến năm 2025 và định hướng đến 2030, mục tiêu đặt ra là các nhà cung cấp dịch vụ trong nước sẽ sở hữu 70% thị phần dịch vụ về điện toán đám mây tại Việt Nam. Mặc dù mục tiêu này không dễ dàng nhưng với xu hướng phát triển mạnh của Cloud như hiện nay thì vẫn rất khả quan.

Ở thời điểm hiện tại các nhà cung cấp dịch vụ Cloud trong nước có lợi thế cạnh tranh về mức giá linh hoạt, đáp ứng đa dạng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Trong khi đó doanh nghiệp nước ngoài lại áp dụng mức giá rẻ, thường xuyên có chương trình khuyến mãi thu hút người dùng mới. 

Theo đánh giá chung của các chuyên gia công nghệ, doanh nghiệp Việt Nam sở hữu thế mạnh về hệ thống cơ sở hạ tầng, trung tâm dữ liệu. Nhờ đó dịch vụ điện toán đám mây luôn đáp ứng tốt nhu cầu của hệ thống khách hàng, đối tác trong nước. Dịch vụ này dự kiến đạt con số 53 nghìn tỷ vào năm 2025.




Dịch vụ đám mây ở Việt Nam dự kiến đạt con số 53 nghìn tỷ vào năm 2025
Dịch vụ đám mây ở Việt Nam dự kiến đạt con số 53 nghìn tỷ vào năm 2025

4. Điện toán đám mây ở Việt Nam lợi thế và khó khăn gì?

4.1. Lợi thế của điện toán đám mây

Thực tế cho thấy thị trường điện toán đám mây Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế. Một số ưu thế nổi bật chúng ta có thể kể đến bao gồm:

  • Chi phí băng thông có giá rẻ hơn so với nhà cung cấp ngoài nước.
  • Khả năng hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, 24/7.
  • Chính phủ và nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã sớm nhận thức và lập ra những kế hoạch phát triển kết hợp công nghệ AI với Cloud. 

4.2. Khó khăn của điện toán đám mây

Trong thời gian qua thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam có tốc độ phát triển mạnh. Tuy nhiên nó vẫn tồn tại những thách thức, khó khăn như:

  • Cơ sở hạ tầng chưa có sự đầu tư đồng bộ, hiện đại như những doanh nghiệp lớn của nước ngoài.
  • Dịch vụ điện toán đám mây tồn tại nhiều điểm yếu. Điển hình như việc thiếu sản phẩm ứng dụng trong hệ sinh thái đám mây để tối ưu chi phí và hoạt động cho khách hàng.
  • Dịch vụ trong nước phải cạnh tranh với nhiều nhà cung cấp nước ngoài lớn như Amazon, Google… 
  • Các nhà cung cấp trong nước thiếu sự liên kết chặt chẽ. Do đó việc cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài cũng yếu kém hơn.



Điện toán đám mây ở Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế 
Điện toán đám mây ở Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế 

Lời kết

Mong rằng sau khi tham khảo nội dung bài viết các bạn có thể hiểu rõ hơn về thực trạng thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam. Xu hướng công nghệ này ngày càng phát triển mạnh và đạt được những thành tựu đáng nể. Tuy nhiên trong tương lai Việt Nam cần đổi mới, cải tạo cơ sở hạ tầng, dịch vụ nhiều hơn nữa để thu hút số lượng lớn người dùng tiềm năng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Việc mất 10 tiếng để làm được AI hoàn thành trong 10 giây: Các sinh viên tài chính ngân hàng chuẩn bị mất việc?

Bitcoin trở thành tài sản có giá trị lớn thứ 8 toàn cầu

Mặt trái của AI: Tiêu thụ điện năng ở mức khổng lồ

Kỷ nguyên công nghệ gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bất động sản

Hé lộ 3 kênh podcast ‘giải ngố đầu tư’ dành cho người mới bắt đầu

Top 5 bóng hồng quyền lực trong làng công nghệ thế giới

5 tiêu chí tham gia cơ chế thử nghiệm cho vay ngang hàng - P2P Lending

Gen Z “sống chất” với phong cách tài chính 4.0: Luôn biết cách “tích tiểu thành đại”, “xung phong” lan tỏa tài chính số

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

6 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

8 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

8 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

12 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

13 giờ trước