Thông tin chi tiết về chỉ số P/E trong chứng khoán

Thứ bảy, 17/06/2023-12:06
Chỉ số P/E được các nhà đầu tư sử dụng trên thị trường chứng khoán để đánh giá, phân tích tình hình một cách chi tiết, thông qua đó, họ sẽ đưa ra những quyết định về việc có thực hiện giao dịch hay không. 

Chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E (viết đầy đủ là Price to Earning ratio) là một loại chỉ số được dùng để đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu đó (Price) với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS). Chỉ số P/E có vai trò quan trọng trong quá trình xác định giá của cổ phiếu trên thị trường đang đắt hay rẻ so với giá trị thực của nó. Chỉ số P/E sẽ thể hiện mức giá mà những nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để thu được lợi nhuận từ số lượng cổ phiếu họ mua. Hay hiểu theo một cách đơn giản thì đây là mức giá mà các nhà đầu tư có thể sẵn sàng bỏ ra dựa trên chính nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp. 


Chỉ số P/E (viết đầy đủ là Price to Earning ratio) là loại chỉ số được dùng để đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu đó (Price) với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)
Chỉ số P/E (viết đầy đủ là Price to Earning ratio) là loại chỉ số được dùng để đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu đó (Price) với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)

Ví dụ: Ngân hàng BIDV (có mã cổ phiếu là BID) hiện chỉ số P/E trên thị trường là 19.9 (ghi nhận ngày 17/10/2022). Điều này có nghĩa là nhà đầu tư bỏ ra 19.9 đồng thì sẽ thu lại 1 đồng lợi nhuận BIDV.

Để tính được chỉ số P/E trong chứng khoán nhà đầu tư có thể vận dụng công thức tính như sau: 

P/E = Price (giá thị trường của cổ phiếu) / EPS (lợi nhuận ròng của một cổ phiếu)

Nếu dựa theo công thức trên thì nhà đầu tư buộc phải xác định được chính xác 2 chỉ số Price và EPS thì mới có thể tính ra chỉ số P/E một cách chính xác nhất để biết được giá của cổ phiếu đó đang rẻ hay đắt. 

Trailing P/E 

Trailing P/E là chỉ số P/E tính được trong 4 quý gần nhất, đây là loại P/E phổ biến hơn cả và được nhiều nhà đầu tư sử dụng để tính toán. Ví dụ:  

Giả sử công ty Coffee có mã cổ phiếu là COF

  • Giá là: 300.000 VND/1 cổ phiếu.
  • Chỉ số EPS năm 4 quý gần nhất lượt là:
  • 5.000 VND/cổ phiếu
  • 3.000 VND/cổ phiếu
  • 2.000 VND/cổ phiếu
  • 2.000 VND/cổ phiếu. 

Trailing P/E = 300.000 / (5.000 + 3.000 + 1.000 + 1.000) = 16,67. 

Forward P/E

Forward P/E là chỉ số P/E để tính cho 4 quý sắp tới trong tương lai, đối với loại P/E này thì chỉ có thể tính dựa trên các báo cáo, phân tích dữ liệu của các doanh nghiệp từ kết quả từ trước. Ví dụ: 

Giả sử công ty Coffee có mã cổ phiếu là COF

  • Giá là: 300.000 VND/1 cổ phiếu
  • Các báo cáo, phân tích uy tín dự báo rằng rằng EPS trong 4 quý tới là 20.000 VND/cổ phiếu. 

Forward P/E = 300.000 / 20.000 = 15.

Chỉ số P/E cao hay thấp phản ánh điều gì?

Muốn tính được chỉ số P/E thì cần phải tính được cả chỉ số EPS đây là chỉ số thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp nên rất quan trọng. Công thức để tính EPS là: 

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Ví dụ: Giả sử tại thời điểm 16/10/2022 giá thị trường của cổ phiếu X là 33.000 đồng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong năm của công ty này là 3.000 đồng. Như vậy, P/E của cổ phiếu X là 11.

3 loại chỉ số P/E phổ biến trong đầu tư chứng khoán

Trên thị trường đầu tư chứng khoán chỉ số P/E được chia thành 3 loại là: P/E cho năm tài chính, Trailing P/E và Forward P/E được xác định cụ thể như sau: 

P/E cho năm tài chính

P/E cho năm tài chính là chỉ số được sử dụng để xác định  trong từng năm cụ thể như 2020, 2021, 2022. 

Ví dụ: 

Giả sử công ty Coffee có mã cổ phiếu là COF:

  • Giá là: 300.000 VND/1 cổ phiếu. 
  • Chỉ số EPS năm 2021 ở 4 quý lần lượt là:
  • 1.000 VND/cổ phiếu
  • 2.000 VND/cổ phiếu
  • 2.000VND/cổ phiếu
  • 5.000 VND/cổ phiếu

P/E năm 2022 = 300.000 /( 1.000 + 2.000 + 2.000 + 5.000) =. 
Chỉ số P/E thường được sử dụng để tính toán xu hướng tăng trưởng của cổ  phiếu đó trong tương lai. Vì thế, các nhà đầu tư thường sử dụng chỉ số này để tính toán, đánh giá rồi mới quyết định có nên mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó hay không. 


 
 

Chỉ số P/E cao

Chỉ số PE cao có nghĩa là các nhà đầu tư cũng phải sẵn sàng mua cổ phiếu của những doanh nghiệp hàng đầu với mức giá cao hơn hẳn so với mặt bằng chung của thị trường. Đây là thời điểm mà chỉ số P/E của các doanh nghiệp đứng đầu thị trường cũng sẽ cao hơn so với các loại còn lại. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chỉ số EPS thấp dẫn đến chỉ số P/E cũng thấp và điều này ảnh hưởng từ hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp. 

Chỉ số P/E thấp

Chỉ số P/E thấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không nhất thiết là bởi một nguyên nhân nhất định nào. Một số nguyên nhân dẫn đến chỉ số P/E thấp có thể kể đến như: 

Trường hợp thứ nhất: Doanh nghiệp phát triển và kết quả kinh doanh tốt hơn so với những năm trước. Lúc này, EPS (lợi nhuận trên 1 cổ phiếu) mà các nhà đầu tư nhận được sẽ cao hơn dẫn đến P/E thấp đi. Trường hợp này nhà đầu tư nên mua cổ phiếu của doanh nghiệp vì nhiều khả năng sẽ tăng giá. 

Trường hợp thứ hai: Một nguyên nhân nữa có thể dẫn đến P/E thấp là do doanh nghiệp thu được nguồn lợi lớn bất thường. Điều này có thể đến từ việc thanh lý tài sản, bán các công ty con,… nghĩa là nguồn lợi không đến từ việc kinh doanh cốt lõi, thậm chí, những hoạt động này chỉ là nhất thời và không lặp lại trong tương lai. 

Trường hợp thứ ba: P/E thấp do tình trạng bán các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu chốt lời đẩy mức giá (Price) xuống thấp.

Ở trường hợp thứ hai và thứ ba chỉ số P/E thấp có thể duy trì trong một thời gian nhất định chứ không kéo dài mãi. Đây là lúc cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ được đánh giá là không còn rẻ vì cổ phiếu của doanh nghiệp gần như không có triển vọng để phát triển như giai đoạn trước, vì thế, cần phải cân nhắc để mua cổ phiếu. 

Chỉ số P/E tốt nhất

Từ các phân tích trên có thể thấy để biết được chỉ số P/E ở mức nào tốt nhất thì cần phải so sánh giữa các chỉ số khác nhau chứ không thể chỉ xét mỗi chỉ số P/E. Phải xem xét cả chỉ số kinh doanh, dự báo tốc độ tăng trưởng, thu nhập dự kiến… Đây là tất cả những điều cần thiết để xem xét doanh nghiệp có đủ tiềm năng để phát triển hay không và cho ra chỉ số P/E chính xác hơn. 

5 cách áp dụng chỉ số P/E để đánh giá cổ phiếu đắt rẻ

Chỉ số P/E sẽ cho ra kết quả chính xác trong một số trường hợp, muốn vậy có thể áp dụng vào một số cách sau: 

1. So sánh với tỷ lệ P/E trung bình trong quá khứ

Cách này sẽ đánh giá nhanh một cổ phiếu có đang rẻ hơn so với quá khứ hay không, nhà đầu tư cần phải thống kê được P/E trong tối thiểu là 5 năm gần nhất và tính giá trị trung bình của P/E trong những năm này. Trường hợp P/E hiện tại thấp hơn mức trung bình thì cổ phiếu này có thể rất hấp dẫn và còn tăng trong tương lai nên đầu tư vào.

2. So sánh với tỷ lệ P/E của các cổ phiếu khác cùng ngành trong nước

Đối với các doanh nghiệp cùng ngành cần phải đưa ra so sánh với nhau để xem sự tương đồng trong quy mô, chất lượng và mức độ rủi ro đến đâu. 

3. So sánh với tỷ lệ P/E của các cổ phiếu khác cùng ngành trong khu vực

Trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu cần so sánh lại không có đại diện P/E tương đồng để so sánh dựa trên các tiêu chuẩn quy mô và vị thế của cổ phiếu đang đứng số 1 trong nước thì nhà đầu tư nên tìm những cổ phiếu cùng hạng trong khu vực để so sánh cho hợp lý. 

4. Kết hợp với ROE so sánh với tỷ lệ P/E của các cổ phiếu khác cùng ngành

Nhiều trường hợp để có được chỉ số P/E chính xác thì có thể kết hợp giữa chỉ số ROE và P/E để đánh giá mức độ hiệu quả và sự bền vững trong tăng trưởng của ngành. Đồng thời, nên kết hợp với việc so sánh tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp đó xem có phù hợp không. 

5. So sánh với tỷ lệ P/E của toàn bộ thị trường

Thông thường mỗi doanh nghiệp độc quyền hay có thị phần số một hoặc tăng trưởng cao trong ngành thì việc đóng góp cho toàn ngành hoặc tạo xu hướng mới sẽ được trả mức P/E cao hơn với P/E của toàn bộ thị trường. Ngược lại những doanh nghiệp số 1 trong ngành thì mức P/E được trả sẽ  thấp hơn so với mức P/E toàn bộ trường. Vì những ngành này thường có tốc độ tăng trưởng thấp nên mức độ rủi ro cũng sẽ cao hơn. 


 
 

Chỉ số P/E có vai trò quan trọng để phân tích và đánh giá về giá trị của một doanh nghiệp trên thị trường. Song, cần phải kết hợp chỉ số P/E với những chỉ số khác để cho ra được kết quả chính xác nhất.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Nhà đầu tư nước ngoài rục rịch động thái mới với bất động sản Việt Nam

6 giờ trước

Khai tử Workplace, Meta muốn dồn lực để phát triển AI

7 giờ trước

Bất động sản rục rịch khởi sắc, nhiều nhà đầu tư "bắt đáy" đất nền đã lãi cả tỷ đồng

9 giờ trước

GPT-4o có gì mà khiến cả thế giới phải xôn xao?

10 giờ trước

Kịch bản phục hồi nào cho thị trường bất động sản giai đoạn mới?

11 giờ trước