Thành phố Đà Nẵng hưởng cơ chế đặc thù về phân cấp quản lý cụm công nghiệp 

Thứ hai, 27/06/2022-16:06
Tại Nghị định 40/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng. Nghị định mới sẽ tạo điều kiện cho “thành phố đáng sống” có thêm nhiều dự án cụm công nghiệp nhằm phát triển kinh tế - xã hội. 

Cơ chế đặc thù 

Theo plo.vn, ngày 20/6, Chính phủ ban hành Nghị định 40/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng.

Theo đó, Nghị định 40/2022/NĐ-CP sửa đổi tên gọi Điều 9 Nghị định số 144/2016/NĐ-CP “Về quy hoạch đô thị, quản lý đầu tư xây dựng” thành “Về quy hoạch đô thị, quản lý đầu tư xây dựng, đầu tư cụm công nghiệp”.


Nghị định 40/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng.
Nghị định 40/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng.

Đồng thời sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 như sau: “Căn cứ Quy hoạch chung, Quy hoạch phân khu, Chương trình phát triển đô thị được duyệt, Ủy ban nhân dân thành phố quyết định Khu vực phát triển đô thị trên địa bàn thành phố, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Căn cứ Quy hoạch chung, Quy hoạch phân khu, Chương trình phát triển đô thị được duyệt, Ủy ban nhân dân thành phố quyết định cụ thể những khu vực được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đã được đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai; định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng”.

Nghị định 40/2022/NĐ-CP cũng bổ sung quy định: “Hội đồng nhân dân thành phố được xem xét, quyết định đầu tư cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ nguồn ngân sách thành phố trong trường hợp không lựa chọn được nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo quy định hiện hành. Tổ chức sự nghiệp công lập được giao làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thì được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án, được cho thuê lại đất sau khi đã đầu tư kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp.

Giao Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng quy định cơ chế tài chính, thẩm quyền xác định và quyết định giá cho thuê, đối tượng cho thuê đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp”. 

Địa phương và doanh nghiệp hưởng lợi 

Những cơ chế đặc thù được nêu rõ tại Nghị định 40 tạo điều kiện cho thành phố Đà Nẵng nói chung cũng như các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp tại thành phố này nói riêng được hưởng lợi để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội. 


Thành phố Đà Nẵng và doanh nghiệp hưởng lợi từ Nghị định 40/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Thành phố Đà Nẵng và doanh nghiệp hưởng lợi từ Nghị định 40/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Cụ thể, đối với địa phương sẽ có thể rút ngắn thời gian về các thủ tục kêu gọi đầu tư cũng như đẩy nhanh tiến độ các dự án. Về phía doanh nghiệp sẽ thêm cơ hội để di dời mặt bằng đến nơi thuận tiện hơn trong kinh doanh, sản xuất. Đồng thời hình thành chuỗi cung ứng sản xuất kết hợp trong tương lai. 

Ông Phạm Bắc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đà Nẵng cho biết, khi thành phố được đầu tư cụm công nghiệp thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có đất để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Việc doanh nghiệp có điều kiện di dời ra khỏi các khu dân cư bảo vệ môi trường cũng như an toàn hơn trong sản xuất. 

“Hơn hết, với mục tiêu rước “đại bàng” về làm tổ thì đương nhiên phải có nhiều doanh nghiệp nhỏ “góp gió” công nghiệp phụ trợ sẽ hỗ trợ cho các khu công nghiệp, từ đó ngành công nghiệp Đà Nẵng mới có đà phát triển. Như vậy, sau 10 năm chờ đợi, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã hoàn thành được giấc mơ có thêm các cụm công nghiệp ngoài cụm công nghiệp Thanh Vinh, giải quyết được vấn đề có đất cho sản xuất, kinh doanh”, ông Phạm Bắc Bình nói.


Những cơ chế đặc thù mới sẽ giúp thành phố Đà Nẵng thu hút thêm các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cụm công nghiệp.
Những cơ chế đặc thù mới sẽ giúp thành phố Đà Nẵng thu hút thêm các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cụm công nghiệp.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa đề xuất, thành phố Đà Nẵng cần xem xét đến các chính sách thuê đất phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu đầu tư các cụm công nghiệp. Bởi nếu giao cho các chủ đầu tư thu tiền thuê đất một lần thì các doanh nghiệp sẽ không có tiền đầu tư. 

“Ngoài việc tạo điều kiện, cộng đồng doanh nghiệp cũng mong thành phố sớm đầu tư các cụm công nghiệp để đưa vào hoạt động. Hiện nay, cụm công nghiệp Cẩm Lệ đã hoàn thiện giai đoạn 1, giờ chỉ cần kêu gọi doanh nghiệp đến để đầu tư và hỗ trợ về chính sách nữa thì cộng đồng doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều điều kiện để phát triển”, ông Phạm Bắc Bình nói thêm.

Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đang triển khai đầu tư 3 cụm công nghiệp là Cẩm Lệ, Hòa Nhơn và Hòa Khánh Nam. Cụm công nghiệp Cẩm Lệ đã được đầu tư, thực hiện giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng và hoàn thành sớm nhất. Đến thời điểm hiện tại, việc đầu tư và xây dựng cụm công nghiệp này giai đoạn 1 đã cơ bản đã hoàn thành 90%, theo kế hoạch sẽ hoàn thành toàn bộ vào quý III/2022, vào quý IV/2022 sẽ hoàn thành giai đoạn 2 và có thể đưa doanh nghiệp tiếp cận được đất đai. 


Hiện nay, tại thành phố Đà Nẵng mới chỉ có cụm công nghiệp Thành Vinh đã đi vào hoạt động. Ảnh minh họa.
Hiện nay, tại thành phố Đà Nẵng mới chỉ có cụm công nghiệp Thành Vinh đã đi vào hoạt động. Ảnh minh họa.

Bà Lê Thị Kim Phương, Giám đốc Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng cho biết: “Tuy nhiên vướng mắc hiện nay là thuê đất và cho thuê đất. Đà Nẵng đang làm việc để xin Thủ tướng cơ chế để giải quyết vướng mắc này. Dự kiến, sẽ phấn đấu đưa cụm công nghiệp Cẩm Lệ vào hoạt động vào quý IV/2022 sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý xử lý vướng mắc”.

Đối với cụm công nghiệp Hòa Nhơn, dự kiến công tác giải phóng mặt bằng hoàn thành trong quý III/2022, triển khai thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư vào xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành trong năm 2023.

Đối với cụm công nghiệp Hòa Khánh Nam, trước đó vào năm 2021, thành phố Đà Nẵng đã xem xét việc hủy xây dựng cụm công nghiệp này. Tuy nhiên, đến tháng 4/2022, UBND thành phố Đà Nẵng đã thống nhất tiếp tục giữ xây dựng cụm công nghiệp Hòa Khánh Nam để đầu tư phát triển. Trong quý II/2023 dự kiến sẽ hoàn thành giải tỏa mặt bằng, năm 2024 thực hiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Ông Nguyễn Đăng Huy, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu cho biết, sau khi điều chỉnh dự án cụm công nghiệp Hòa Khánh Nam còn 13,2 ha với 233 hồ sơ. Tuy nhiên còn vướng trong khu vực bãi rác Khánh Sơn. Cơ bản đã thực hiện xong công tác thông báo thu hồi đất. Quận Liên Chiểu đang triển khai bước đầu công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đang trình thành phố có phương án bố trí tái định cư. “Kế hoạch tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng trong quý II/2023; phối hợp với Sở Công Thương trong xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư để lựa chọn được nhà đầu tư chất lượng”, ông Huy thông tin.


Thành phố Đà Nẵng đang triển khai đầu tư 3 cụm công nghiệp là Cẩm Lệ, Hòa Nhơn và Hòa Khánh Nam. Ảnh minh họa. 
Thành phố Đà Nẵng đang triển khai đầu tư 3 cụm công nghiệp là Cẩm Lệ, Hòa Nhơn và Hòa Khánh Nam. Ảnh minh họa. 

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, thành phố Đà Nẵng đã là một trong những tâm dịch lớn nhất cả nước, để lại hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội của thành phố này. Tuy nhiên, với những hành động mạnh mẽ nhằm nhanh chóng khôi phục đời sống của người dân cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh. “Thành phố đáng sống” đã tích cực quảng bá tiềm năng, lợi thế, cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế quan tâm lựa chọn, quyết định đầu tư tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tại đây.

Lãnh đạo TP Đà Nẵng khẳng định sẽ tranh thủ thu hút các nguồn lực đầu tư. Đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khi Việt Nam mở cửa lại nền kinh tế thời kỳ hậu đại dịch Covid-19. Thành phố sẽ thực hiện công bố thông tin về kế hoạch, tiến độ triển khai điều chỉnh Quy hoạch phân khu chức năng theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Thị trường ấm lên, nghề môi giới bất động sản “nóng” trở lại

10 giờ trước

Căn hộ chung cư cho thuê sẽ tạo dòng tiền lớn

12 giờ trước

Ba điểm sáng của thị trường bất động sản phía Nam

16 giờ trước

Cách chọn hướng nhà, hướng phòng làm việc “đại cát, đại lợi” cho gia chủ tuổi Dậu

17 giờ trước

Thị trường ấm lên, giới đầu tư đi “săn” đất nền

19 giờ trước