Những cơn sóng dữ khiến Hòa Phát lỗ kỷ lục cuối năm 2022

Thứ ba, 31/01/2023-15:01
Trong quý 1/2022, tiêu thụ thép của thị trường trong nước nói chung và Hòa Phát nói riêng đạt mức cao nhất trong năm, sau đó giảm dần ở 3 quý kế tiếp. Đồng thời, giá thép xây dựng cũng tăng mạnh trong quý 1, đến giữa tháng 5 đã bắt vào 19 nhịp điều chỉnh giảm gần như liên tiếp với tổng biên độ rơi hơn 4,2 triệu đồng/tấn, tương đương với 25% giá trước giảm.

Mới đây, Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) đã công bố kết quả kinh doanh của quý 4/2022. Theo đó, doanh thu hợp nhất trong kỳ đạt 26.212 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 42%. Ngoài ra, lợi nhuận sau thuế hợp nhất là âm 1.999 tỷ đồng, tương đương mức giảm 127% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung cả năm 2022, doanh thu của “ông trùm ngành thép Việt” cao nhất vào quý đầu năm, sau đó giảm dần cho đến quý cuối năm. Sau cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, Chủ tịch Trần Đình Long đã dự báo về kết quả kinh doanh “thê thảm”. Đúng như thế, lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát trong quý 2/2022 đã giảm một nửa so với quý liền trước, đến quý 3 và quý 4 tiếp tục ghi nhận mức âm. Không những thế, biên lợi nhuận gộp cũng đi xuống nhanh chóng mặt, từ 23% trong quý đầu năm đến quý 4/2022 chỉ còn âm 3%. Biên lợi nhuận thuần cũng giảm từ 18% xuống còn âm 8%. Đây là lần thứ hai Hòa Phát ghi nhận lợi nhuận gộp hợp nhất quý ở mức âm, đồng thời là lần thứ 3 ghi nhận lỗ sau thuế hợp nhất quý kể từ năm 2008 đến nay.


Đúng như dự báo, lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát trong quý 2/2022 đã giảm một nửa so với quý liền trước, đến quý 3 và quý 4 tiếp tục ghi nhận mức âm
Đúng như dự báo, lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát trong quý 2/2022 đã giảm một nửa so với quý liền trước, đến quý 3 và quý 4 tiếp tục ghi nhận mức âm

Điểm sáng hiếm hoi của năm 2022 đến từ thị phần thép xây dựng đã được nâng từ 33% lên 35% trong khi thị phần ống thép tăng từ 25% lên 29%. Nhờ đó, Hòa Phát tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu về thị phần nội địa đối về hai loại sản phẩm này.

4 nguyên nhân chính khiến Hòa Phát thua lỗ kỷ lục

Nguyên nhân thứ nhất, diễn biến đầu năm nóng bỏng nhưng sau đó hạ nhiệt và đóng băng vào cuối năm của ngành bất động sản là nguyên nhân chính khiến tiêu thụ sụt giảm, giá bán thép xây dựng giảm khiến doanh thu thép cũng giảm theo. Thông báo của Hòa Phát cho thấy, thị trường bất động sản khởi động năm 2022 khá hưng phấn, sau đó từ giữa quý 2 thì đột ngột đảo chiều và rơi vào cảnh trầm lắng đến hết năm vì chịu ảnh hưởng của hàng loạt khó khăn. Do đó, cả cầu và giá bán thép xây dựng đều giảm, trong khi đây là một trong số những sản phẩm chủ lực của Hòa Phát khi chiếm đến hơn 70% tỷ trọng tiêu thụ nội địa. 

Thứ nhất , diễn biến đầu năm nóng, nguội dần và đóng băng vào cuối năm của ngành bất động sản là nguyên nhân chính gây sụt giảm về tiêu thụ và giá bán thép xây dựng dẫn đến doanh thu thép giảm dần trong năm 2022.

Trong quý 1/2022, tiêu thụ thép của thị trường trong nước nói chung và Hòa Phát nói riêng đạt mức cao nhất trong năm, sau đó giảm dần ở 3 quý kế tiếp. Đồng thời, giá thép xây dựng cũng tăng mạnh trong quý 1, đến giữa tháng 5 đã bắt vào 19 nhịp điều chỉnh giảm gần như liên tiếp với tổng biên độ rơi hơn 4,2 triệu đồng/tấn, tương đương với 25% giá trước giảm.

Nguyên nhân thứ hai là do giá nguyên liệu chính lao dốc do khủng hoảng xung đột địa chính trị, cùng với việc tiêu thụ chậm và giá bán thấp do nhu cầu yếu. Cụ thể, khủng hoảng năng lượng do xung đột giữa Nga và Ukraine gây ra đã đẩy giá than luyện cốc tăng gấp 3 lần thông thường, đạt đỉnh vào tháng 3 và tháng 5/2022. Điều đáng nói, đây là nguyên liệu chính của việc luyện thép bằng lò cao, giá than luyện cốc cũng luôn duy trì cao hơn khoảng 1,5 lần năm 2021 trong suốt những tháng còn lại của năm 2022.

Nhu cầu yếu khiến tiêu thụ thép chậm, vòng luân chuyển vật liệu dài hơn khiến lượng than mua với giá cao nhất cũng được hấp thụ lâu hơn trong quý 3/2022, tiếp tục đi vào giá thành của quý 4/2022. Cũng trong quý cuối năm Hòa Phát đã buộc phải đóng cửa lò cao, hạ công suất sản xuất thép của các nhà máy để phù hợp với nhu cầu của thị trường.  


Diễn biến đầu năm nóng bỏng nhưng sau đó hạ nhiệt và đóng băng vào cuối năm của ngành bất động sản là nguyên nhân chính khiến tiêu thụ sụt giảm, giá bán thép xây dựng giảm khiến doanh thu thép cũng giảm theo
Diễn biến đầu năm nóng bỏng nhưng sau đó hạ nhiệt và đóng băng vào cuối năm của ngành bất động sản là nguyên nhân chính khiến tiêu thụ sụt giảm, giá bán thép xây dựng giảm khiến doanh thu thép cũng giảm theo

Cuối năm 2022 và đầu năm 2023, dù giá thép đã có vài nhịp điều chỉnh tăng nhẹ nhưng Hòa Phát vẫn phải trích lập thêm dự phòng hàng tồn kho 343 tỷ đồng do giá thép đã giảm sâu trước đó cùng với giá thành sản xuất vẫn phải duy trì ở mức cao. Vì thế, tổng số dự phòng tại thời điểm kết thúc năm tài chính của Hòa Phát đã nâng lên hơn 1,2 nghìn tỷ đồng, gia tăng áp lực cho giá vốn hàng hóa vốn đã ở mức cao của tập đoàn. 

Nguyên nhân thứ ba là do đồng USD tăng mạnh liên tiếp, sau đó đột ngột đảo chiều hạ sâu vào cuối năm. Năm 2021, “đồng bạc xanh” được duy trì một mức giá khá ổn định thì đến năm 2022, tỷ giá bắt đầu có xu hướng tăng từ tháng 3, sau đó bắt đà tăng mạnh liên tiếp đến hết tháng 11 và chỉ quay đầu giảm sâu một cách đột ngột trong những tuần cuối cùng của tháng 12. 

Với đặc thù nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu và thị trường tiêu thụ chính là thị trường nội địa và duy trì tỷ trọng vay nước ngoài ở mức nhất định, Hòa Phát luôn phải trả nguyên tệ USD ròng. Tức là, tập đoàn luôn đối mặt với rủi ro cao về lỗ chênh lệch tỷ giá trong điều kiện tỷ giá tăng cùng với việc lãi trở lại khi tỷ giá giảm. Lãi ròng về chênh lệch tỷ giá hối đoái trong quý 4/2022 là 361 tỷ đồng, con số này chưa đủ để bù đắp lỗ ròng về chênh lệch tỷ giá của quý 2 và quý 3, mỗi quý lên đến hơn nghìn tỷ đồng. 

Biên độ biến động hơn 2.000 điểm trong năm cùng với mức chênh lệch 800 điểm đầu và cuối năm, Hòa Phát lỗ ròng chênh lệch tỷ giá đã thực hiện và chưa thực hiện trong năm 2022 là hơn 1,86 nghìn tỷ.


Cuối năm 2022 và đầu năm 2023, dù giá thép đã có vài nhịp điều chỉnh tăng nhẹ nhưng Hòa Phát vẫn phải trích lập thêm dự phòng hàng tồn kho 343 tỷ đồng. Ảnh minh họa
Cuối năm 2022 và đầu năm 2023, dù giá thép đã có vài nhịp điều chỉnh tăng nhẹ nhưng Hòa Phát vẫn phải trích lập thêm dự phòng hàng tồn kho 343 tỷ đồng. Ảnh minh họa

Nguyên nhân thứ tư đến từ việc lãi suất tăng lên mạnh mẽ trong nửa cuối năm. Cụ thể, Fed trong năm 2022 đã có tổng cộng 7 phiên nâng lãi suất điều hành nhằm kiềm chế lạm phát, đưa mức lãi suất này lên mức cao nhất trong vòng 15 năm qua. Tại Việt Nam, việc thắt chặt chính sách tiền tệ được thực hiện với độ trễ khá dài khi duy trì được lãi suất VND ở mức dễ thở trong nửa đầu năm, đến nửa cuối năm mới vào đà tăng mạnh.  

Năm 2021, lãi vay và dư nợ khá tương đồng với lãi suất ổn định. Từ quý 2/2022, hai chỉ tiêu này đã bắt đầu biến động ngược chiều khi dư nợ giảm nhưng lãi vay vẫn tăng lên đều đặn. Quý 4/2022, chi phí lãi vay là 933 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 30% trong khi dư nợ vay giảm 17% so với quý 2/2022. 

Những động thái của Hòa Phát

Theo bản tin mới công bố của Hòa Phát đánh giá: “Hòa Phát nhìn nhận năm 2022 giống như một cơ hội thử thách sức bền cũng như điều chỉnh chính sách quản trị để thích nghi”. Đồng thời, phía Hòa Phát cũng bổ sung: “Trước tình hình kinh doanh khó khăn năm nay đến từ nhiều yếu tố khách quan, Tập đoàn đã và đang siết chặt việc quản trị hơn để duy trì năng lực tài chính nội tại, đảm bảo cho các dự án quan trọng vẫn được triển khai đúng tiến độ nhằm bắt kịp nhu cầu khi thị trường tốt trở lại”.


Với đặc thù nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu và thị trường tiêu thụ chính là thị trường nội địa và duy trì tỷ trọng vay nước ngoài ở mức nhất định, Hòa Phát luôn phải trả nguyên tệ USD ròng
Với đặc thù nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu và thị trường tiêu thụ chính là thị trường nội địa và duy trì tỷ trọng vay nước ngoài ở mức nhất định, Hòa Phát luôn phải trả nguyên tệ USD ròng

Đồng thời, Hòa Phát cũng đã tiến hành thực hiện ba giải pháp. Thứ nhất là điều chỉnh dư nợ vay về ngưỡng an toàn. Theo đó, Hòa Phát đã chủ động được việc điều chỉnh dư nợ vay về mức phù hợp khi lãi suất tăng cao. Trong khi những khoản vay trung và dài hạn dùng để tài trợ cho hoạt động đầu tư vẫn đi đúng theo kế hoạch, tập đoàn chủ trương kết hợp việc thắt chặt quản trị hàng tồn kho nhằm hạ dư nợ vay vốn lưu động. Cuối năm 2022, tổng nợ vay của Hòa Phát đã giảm hơn 12 nghìn tỷ đồng so với thời điểm 30/06/2022 nhằm tránh phát sinh gánh nặng về chi phí đi vay quá lớn trong khoảng thời gian 6 tháng cuối năm.

Thứ hai là cân đối lại tỷ trọng vay nước ngoài để có thể giảm thiểu rủi ro tỷ giá. Trong điều kiện tỷ giá biến động lớn và lãi suất vay bằng đồng USD tăng nhanh hơn lãi suất vay của VND, mức chênh lệch giá vay USD đã không còn đủ lớn để bù đắp rủi ro tỷ giá. Nửa cuối năm 2022, Hòa Phát đã quyết định hạ dư nợ vay nước ngoài từ 1,3 tỷ tại thời điểm 30/06/2022 xuống còn hơn 700 triệu USD cuối năm 2022. Theo đó, tỷ trọng vay USD trong tổng nợ vay cũng giảm từ 44% xuống 29%.

Thứ ba, nâng cao năng lực quản trị hàng tồn kho và giảm gánh nặng vốn lưu động cũng như cải thiện dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Cuối năm 2022, tồn kho của Hòa Phát đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hai năm trở lại đây. Cụ thể, tổng số dư hàng tồn kho Hòa Phát đã giảm 22.590 tỷ đồng, tương đương với mức giảm lên đến gần 40% từ 58.317 tỷ xuống chỉ còn 35.727 tỷ. Trong quý 3 cùng năm, Tập đoàn đã điều chỉnh cơ cấu hàng tồn kho để giảm tỷ trọng nguyên vật liệu, từ đó giảm gánh nặng về vốn lưu động và chi phí tài chính. 

So với quý 3/2022, vòng quay hàng tồn kho tiếp tục rút ngắn, từ 126 ngày còn 122 ngày; nguyên vật liệu cũng chỉ còn 61 ngày; thành phẩm và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang còn 55 ngày. Trong năm 2022, dòng tiền vốn lưu động của Hòa Phát được cải thiện đáng kể so với năm trước. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Những mẫu nhà 2 tầng đẹp tại nông thôn chỉ với 500 triệu đồng

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Nhà tập thể cũ được đẩy giá gần nửa tỷ đồng chỉ sau 1 tháng

9 giờ trước

Ủy quyền sử dụng đất là gì? Mẫu giấy tờ ủy quyền sử dụng đất chuẩn nhất năm 2024

9 giờ trước

Nam Long (NLG) báo lỗ 65 tỷ đồng trong quý I/2024

10 giờ trước

Bất động sản sẽ là "kênh dẫn vốn" kiều hối tốt trong thời gian tới

11 giờ trước

Fed giữ nguyên lãi suất lần thứ 6

14 giờ trước