Nhìn lại thập kỷ làm nông nghiệp “gian nan” của bầu Đức: Liệu rằng Heo ăn chuối có thực sự giúp HAGL “thoát nạn”?

Chủ nhật, 02/10/2022-09:10
Có thể thấy, kết thúc giai đoạn làm giàu từ bất động sản, bầu Đức “bán nhà cũng phải trồng cao su” nhưng lại không thành. Và Heo ăn chuối hiện nay cũng đang là một dấu hỏi lớn.

Những năm qua cơ cấu doanh thu của HAGL đã chuyển động không ngừng

Vào năm 2012, khi thị trường bất động sản Việt Nam đóng băng trước hệ lụy của khủng hoảng tài chính thì ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã chứng khoán HAG) đã đưa ra quyết định chấn động đó chính là giảm giá các dự án đang mở bán của Tập đoàn này từ 30 - 50% so với mức giá hiện hành của thị trường. 

Và đây cũng chính là động thái để cho HAGl chính thức rút khỏi lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam để dấn thân vào lĩnh vực nông nghiệp với màn khởi đầu chính là mía đường và cao su. Cũng như lời nói của Bầu Đức rằng: “Bất động sản Việt Nam, càng làm càng lỗ” hay "Bán nhà cũng phải làm cao su".

Cũng từ đó, giai đoạn bất động sản - xây dựng chiếm phần lớn trong cơ cấu doanh thu của HAGL đã chính thức kết thúc. Cùng với việc đầu tư 100 triệu USD vào năm 2012 để tiến hành xây dựng nên Cụm Công nghiệp Mía đường Attapeu. Trong 2 năm sau đó thì mía đường đã trở thành trụ cột trong doanh thu của HAGl, song song với 200 tỷ đồng từ cao su. 


Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai

Cho đến năm 2015, trụ cột đã chính thức thay đổi. Cụ thể, doanh thu từ bò lần lượt đạt mức 2.500 tỷ đồng và 3.500 tỷ đồng trong các năm 2015 - 2016 đồng thời là mảng đem lại doanh thu chính cho HAGL. Cũng trong giai đoạn này, cao su và mía đường đã thu hẹp lại còn rất mỏng. 

Sau đó 2 năm thì một mảng màu khác đã xuất hiện trong cơ cấu doanh thu của HAGL và đã trở thành trụ cột đó chính là trái cây. Lúc đó thì Bầu Đức tràn đầy kỳ vọng với thanh long, chuối và chanh leo. 

Có thể thấy, thoát khỏi lời nguyền hai năm, mảng trái cây vẫn giữ vị thế trong tổng doanh thu của Tập đoàn này cho đến hiện tại, chỉ là chanh leo và thanh long hay thậm chí là ớt cũng đã ít được nhắc đến hơn. Còn chuối thì vẫn trụ lại và là loại trái cây chính trong mọi câu chuyện triển vọng của HAGL và giờ đây còn được xem là bệ đỡ cho câu chuyện nuôi heo với công thức bí truyền đó là “heo ăn chuối”. 

Từ năm 2020, doanh thu heo xuất hiện và nở dần ra trong khi đó doanh thu chuối lại bị thu hẹp lại. Và vào tháng 8/2022, doanh thu từ thịt heo đã vượt nhẹ so với doanh thu từ chuối. Cùng lúc đó thì sầu riêng và gà ăn chuối được cho rằng sẽ có thể trở thành những động lực tăng trưởng mới của HAGL. 

Điểm đặc biệt trong biên lợi nhuận gộp của HAGL

Được biết, điểm đặc biệt trong thập kỷ gian nan làm nông nghiệp của ông Đoàn Nguyên Đức chính là biên lợi nhuận cao vượt trội so với ngành khi đã bắt đầu thu hoạch cũng như giảm nhanh chóng trong các năm sau khi mà mô hình kinh doanh không còn mấy hiệu quả. 

Vào năm 2013, khi HAGL làm mía đường thì biên lợi nhuận gộp của mảng này ghi nhận lên đến 60% - đây được đánh giá là cao gấp đôi các doanh nghiệp đường lâu năm tại Việt Nam trước khi giảm dần và được bán đi. Còn khi HAGL nuôi bò, biên lợi nhuận gộp cũng ghi nhận lên đến 40% và sau đó chỉ thời gian 1 năm đã thua lỗ. 

Đối với mảng heo, trong năm 2021, biên lợi nhuận gộp của HAGL ghi nhận là 34,6% và 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận là 27%. Theo tìm hiểu, con số 6 tháng đầu năm 2022 của HAGL cao hơn so với  Masan MEATLife (mã chứng khoán: MML) khi mà biên lợi nhuận gộp mảng trang trại heo củ doanh nghiệp trực thuộc Masan ghi nhận chỉ đạt mức 17,6% dù có chuỗi giá trị dài hơn HAGL. 


Thập kỷ làm nông nghiệp của Bầu Đức
Thập kỷ làm nông nghiệp của Bầu Đức

Ghi nhận từ phía người ủng hộ, lời giải thích đưa ra cho mức biên lợi nhuận gộp cao khi làm mía đường hay là nuôi bò của HAGL đó chính là lợi thế về quy mô. Và lời giải thích cho biên lợi nhuận gộp cao khi nuôi heo đó là do dùng chuối thải từ chính trang trại chuối để làm thức ăn cho heo nên chi phí giá vốn sẽ thấp hơn các doanh nghiệp phải mua thức ăn chăn nuôi trong bối cảnh giá nguyên liệu tăng vọt lên. 

Còn từ phía những người nghi ngờ thì một chuyên gia tài chính đã đặt vấn đề khi nói về biên lợi nhuận tăng vọt của HAGL đối với mảng mía đường đó chính là chi phí trồng mía đã được giữ lại ở khoản mục xây dựng cơ bản dở dang mà không được hạch toán vào giá vốn cũng đã khiến cho giá vốn của công ty ghi nhận thấp hơn so với thực tế. Nguyên nhân là một gốc mía có thể mọc lên nhiều cây mía, khi trồng một gốc thì có thể cho ra mía trong thời gian từ 3 - 5 năm nên được phép ghi nhận vào chi phí xây dựng cơ bản vẫn còn dở dang. Tuy nhiên vẫn chưa có câu trả lời chính thức cho nghi ngờ này. 

Một chuyên gia tài chính khác lại nói rằng: “Những gì vô lý thì không thể dài hạn”. Và một chi tiết đáng chú ý ở trong quá trình trồng chuối nuôi heo của ông Đức chính là tỷ lệ chuối thải là rất cao. Cụ thể, từ mức 50% chuối thoải loại trong chia sẻ của bầu Đức hồi cuối năm 2021, đầu năm 2022 thì trong tháng 8/2202 khối lượng chuối được dùng để sản xuất thức ăn gia súc ghi nhận là 16.003 tấn và lớn hơn cả khối lượng khối lượng chuối xuất khẩu (12.484 tấn).

Như thế, dù phần chuối thải được tận dụng trở thành công thức thành công để nuôi heo thì cũng phải đặt ra một câu hỏi rằng “Liệu hiệu quả mảng chuối – trụ cột doanh thu của HAGL lúc này - có tiếp tục thu hẹp lại và heo lại trở thành trụ cột mới?”. 

HAGL có thực sự sẽ "thoát nạn"?

Mới đây, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã công bố báo cáo tài chính soát xét trong 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận lợi nhuận sau thuế là hơn 500 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 tăng mạnh. 

Đặc biệt, tổng nợ của HAGL từ đỉnh điểm là hơn 35.000 tỷ đồng năm 2016 ghi nhận đã giảm về mức 14.000 tỷ đồng giữa năm 2022. Trong đó, nợ ngân hàng đã giảm tương ứng từ mức 28.000 tỷ đồng xuống chỉ còn 8.000 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT Công ty CP HAGL - ông Đoàn Nguyên Đức chia sẻ tại buổi ra mắt sản phẩm "Bapi - Heo ăn chuối HAGL" rằng: “Tôi quyết tâm xóa hết để khỏi bị thị phi. Tôi là người rất có ý thức về nợ nần và sẽ trả hết nợ. Có thể nói không ai cảm nhận về nợ được như tôi, bởi tôi từng mắc nợ rất nhiều”.



Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã công bố báo cáo tài chính soát xét trong 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận lợi nhuận sau thuế là hơn 500 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 tăng mạnh
Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã công bố báo cáo tài chính soát xét trong 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận lợi nhuận sau thuế là hơn 500 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 tăng mạnh

Xét về lộ trình trả nợ, HAGL trước tiên sẽ phải thanh toán một phần nợ gốc trước hạn ở lô trái phiếu trị giá hơn 600 tỷ đồng và thời gian dự kiến kể từ khi công bố vào ngày 22/9. Dòng tiền trả nợ sẽ lấy từ khoản thu nợ của Công ty HAGL Agrico (HNG) cùng nguồn tiền sản xuất kinh doanh. 

Bầu Đức bộc bạch: “Nếu như trong 4 tháng cuối năm, HAG sẽ thu được hết khoản nợ từ HNG thì nợ ngân hàng sẽ giảm xuống mức dưới 6.000 tỷ đồng”. 

Ở thời điểm hiện tại, hoạt động kinh doanh của HAGL đang mang lại lợi nhuận tốt đến từ mô hình kinh doanh kép là trồng chuối xuất khẩu cũng như tận dụng trái chuối không đạt tiêu chuẩn làm thức ăn chăn nuôi heo. Trong đó thì sản phẩm thịt mang thương hiệu Heo ăn chuối Bapi HAGL cũng sẽ được tung ra thị trường và hướng đến mục tiêu là thế lực thịt có thương hiệu sau 2-3 năm tới.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam “hấp dẫn” trong mắt khối ngoại

34 phút trước

Hoàng Anh Gia Lai dự kiến IPO Công ty Chăn nuôi Gia Lai

4 giờ trước

Hà Nội: Đông Anh sẽ được đầu tư 8.000 tỷ giúp khép kín Vành đai 3

5 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Cẩn trọng với hoạt động thổi giá bất động sản

6 giờ trước

Rủi ro VN-Index giảm sâu không cao, nhà đầu tư cần chọn đúng cổ phiếu và giữ một tỷ trọng nhất định

7 giờ trước