Nhà ở thương mại là gì? Đặc điểm của loại hình nhà ở thương mại

Chủ nhật, 03/04/2022-10:04
Tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính của mỗi cá nhân và hộ gia đình, thị trường nhà ở hiện nay có rất nhiều phân khúc khác nhau với giá cả phong phú để người dân có thể lựa chọn. Trong đó, nhà ở thương mại là một loại hình đang được giao dịch mua bán khá phổ biến.

1. Nhà ở thương mại là gì?


Nhà ở thương mại là gì?
Nhà ở thương mại là gì?

Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014:

Nhà ở thương mại là các công trình nhà ở được đầu tư xây dựng với mục đích cho thuê mua, cho thuê hoặc bán theo cơ chế thị trường. Hiểu một cách đơn giản hơn, nhà ở thương mại tức là các căn hộ được xây dựng bởi các cá nhân, tổ chức nhằm mục đích bán hoặc cho thuê lâu dài, trong đó hai bên giao dịch mua bán sẽ tự quyết định về vấn đề giá cả.

2. Đặc điểm của nhà ở thương mại

Với nhu cầu sở hữu chỗ ở riêng, đặc biệt đối với những gia đình trẻ lập nghiệp ở các thành phố lớn nhu cầu này lại càng nhiều. Do đó có nên mua nhà ở thương mại hay không đang là câu hỏi của nhiều người. Vậy để biết có nên mua nhà ở thương mại hay không chúng ta hãy đi tìm hiểu về đặc điểm của loại hình này:

Diện tích đa dạng: Do nhu cầu sử dụng khác nhau, nên để bán hay cho thuê dễ dàng, các dự án nhà ở thương mại trong những năm gần đây được các chủ đầu tư xây dựng với diện tích đa dạng, phù hợp với nhiều gia đình với số lượng người và mục đích sử dụng khác nhau.

Tiện ích đồng bộ: Không chỉ cung cấp nơi để ở, nhu cầu về tiện ích cũng ngày càng được tăng cao, kéo theo đó là không gian sống của các khu chung cư cũng dần dần được trang bị đồng bộ và đầy đủ các tiện ích từ mua sắm, thể thao, vui chơi,…

Vị trí thuận tiện: Mô hình chung cư vừa tiết kiệm diện tích đất lại cung cấp chỗ ở hiện đại, tiện nghi đồng thời có giá thành vừa phải, nên loại hình chung cư (nhà ở thương mại) có nguồn cung rất cao.

Thấy được cung cao, đặc biệt ở các thành phố lớn, nhiều chủ đầu tư đã xây dựng dự án ở những vị trí khác nhau và có hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ. Ví dụ, ở Hà Nội, vị trí làm việc ở đâu, khách hàng mua chung cư sẽ có xu hướng mua ở hướng đó nhiều hơn để việc di chuyển thuận tiện.

Giá cả phải chăng: Với mức giá khác hoàn toàn so với nhà đất, nếu trước đây sở hữu một ngôi nhà riêng ở thành phố là một điều khó khăn, thì từ khi chung cư thương mại phát triển, cơ hội có một nơi ở riêng đã trở nên dễ dàng hơn. Với căn từ 1-3 phòng ngủ, giá căn hộ sẽ có mức giá vừa phải để gia đình trẻ, hoặc gia đình 3 thế hệ có thể sử dụng.

Pháp lý rõ ràng: Sở hữu loại hình nhà ở thương mại, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về mặt pháp lý của ngôi nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo, người mua nhà nên tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư để lựa chọn được sản phẩm có chất lượng như ý.

3. Điều kiện để xây dựng nhà ở thương mại

Theo quy định của pháp luật, muốn rót vốn để làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại thì cá nhân hoặc tổ chức đó cần phải thỏa mãn đủ 4 điều kiện như sau:

- Là doanh nghiệp/hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Doanh nghiệp phải có mức vốn pháp định theo quy định của Luật kinh doanh BĐS. Hiện nay, mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh BĐS được quy định là không thấp hơn mức 20 tỷ (theo Luật kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành). Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số vốn pháp định này mà không phải ký quỹ ở ngân hàng.

- Doanh nghiệp cần phải có chức năng kinh doanh bất động động sản, tức là có đăng ký mã nghề kinh doanh bất động sản và đáp ứng đủ điều kiện để được hoạt động kinh doanh bất động sản.

- Doanh nghiệp cần có nguồn vốn ký quỹ ở ngân hàng để đảm bảo khả năng thực hiện dự án đó (theo quy định pháp luật đầu tư).

Như vậy, với trường hợp các cá nhân muốn đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại thì phải thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản. Nếu cá nhân đó không thể thỏa mãn được những điều kiện nêu trên, nhưng vẫn muốn tham gia đầu tư vào dự án nhà ở thương mại thì có thể chọn cách góp vốn vào các doanh nghiệp đủ điều kiện thông qua những hình thức mà pháp luật cho phép.

4. Ưu và nhược điểm của nhà ở thương mại:


Nhà ở thương mại là gì? có ưu và nhược điểm nào?
Nhà ở thương mại là gì? có ưu và nhược điểm nào?

Về ưu điểm:

Sở hữu vị trí đẹp và thuận tiện cho kinh doanh: Các căn hộ thương mại với đặc điểm ngoài làm nhà ở còn được dùng để kinh doanh, nên cần phải được đặt ở vị trí thuận lợi, nhiều người qua lại. Chính vì vậy, căn hộ thương mại thường được xây dựng ở các khu vực đông dân cư, khu vực mặt đường hay nơi trung tâm có lượng tiêu thụ dùng cao.

Thiết kế riêng biệt và nổi bật: Các căn hộ thương mại được phục vụ cho cả nhà ở và kinh doanh nên thường đòi hỏi thiết kế phải riêng biệt và nổi bật. Căn hộ có thiết kế thông tầng, các loại hình dịch vụ sẽ  được bố trí ở tầng thứ nhất, tầng bên trên dành để ở. Trong các dự án, phần kiến trúc và thiết kế của căn hộ thương mại sẽ được đồng bộ và không thể điều chỉnh được.

Số lượng ít nên có sức cạnh tranh cao: Trong tổng thể của một dự án, số lượng căn hộ thương mại không quá lớn nên đây chính là cơ hội đem đến giá trị cho chủ sở hữu.

Sở hữu tiềm năng lớn: Căn hộ thương mại mang nhiều ưu điểm cả về vị trí lẫn thiết kế. Với lợi thế về mặt bằng, vị trí thì  chủ sở hữu có thể kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau. Chắc chắn căn hộ thương mại sẽ giúp thu hút khách hàng và mang lại giá trị cho nhà đầu tư.

Về nhược điểm:

Dù là bất cứ loại hình nhà ở nào từ trung bình đến cao cấp đều có một số hạn chế nhất định, và căn hộ thương mại cũng không thể tránh khỏi.

Mức giá khá cao: Là loại hình có nhiều ưu điểm, nổi bật cả vị trí và thiết kế, số lượng lại ít nên việc giá căn hộ cao là việc không thể tránh khỏi. Tuy giá thành có đôi chút cao hơn so với các mô hình căn hộ khác nhưng loại hình căn hộ này lại có thể vừa làm nhà ở, vừa có thể kinh doanh nên dù có giá cao bạn vẫn có thể cân nhắc lựa chọn.

Hạn chế về quyền sở hữu: Các căn hộ thương mại theo quy định sẽ được cấp sổ hồng nhưng thời gian sử dụng chỉ có thể tối đa là 50 năm, vì thời gian có hạn nên đây là một hạn chế khá lớn. Hy vọng trong tương lai, quy định về quyền sở hữu căn hộ thương mại sẽ được kéo dài hơn.

5. Đối tượng được mua nhà ở thương mại

Nếu như đối tượng được mua nhà ở xã hội cần đáp ứng khá nhiều quy định, tiêu chuẩn khắt khe thì với nhà ở thương mại, quy định liên quan đến đối tượng mua thì hoàn toàn ngược lại. Theo đó, bất cứ công dân thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một công dân Việt Nam cũng đều có thể mua nhà ở thương mại.

Ngay cả người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam nếu có nhu cầu vẫn có thể mua loại hình nhà ở này, tuy nhiên cần phải tuân theo những quy định riêng của pháp luật đất đai, luật nhà ở.

Lời kết

Như vậy, một lần nữa khẳng định “Nhà ở thương mại” là nhà ở do tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển để bán hoặc cho thuê theo nhu cầu của thị trường nhằm mục đích lợi nhuận. Trên đây là nội dung bài viết của chúng tôi về “Nhà ở thương mại là gì?”. Hy vọng bài viết đã cung cấp nội dung hữu ích với quý bạn đọc!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Những mẫu nhà 2 tầng đẹp tại nông thôn chỉ với 500 triệu đồng

Tin mới cập nhật

Những sếp lớn không cần trả lương trong quý I/2024

20 phút trước

Giới chuyên gia dự báo gì về thị trường bất động sản trong thời gian tới?

1 giờ trước

Tiềm năng của Gen AI rất lớn, dự kiến đạt 1.300 tỷ USD vào năm 2032

1 giờ trước

Quý I/2024: Thép Pomina lỗ hơn 225 tỷ đồng, nợ vay cao gấp hơn 5 lần vốn chủ sở hữu

1 giờ trước

Sôi động giao dịch đất nền Hà Nội giá dưới 2 tỷ đồng/lô

2 giờ trước