Sổ hoàn công là gì? Các thủ tục, hồ sơ có liên quan đến việc cấp sổ hoàn công

Thứ tư, 16/03/2022-14:03
Sổ hoàn công là gì? Những thủ tục cần tiến hành cấp sổ hoàn công ra sao? Để có thể giải đáp được các câu hỏi trên, mời quý bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu hết nội dung trong bài viết này nhé.

Sổ hoàn công là gì?


Tìm hiểu sổ hoàn công là gì?
Tìm hiểu sổ hoàn công là gì?

Sổ hoàn công là gì? đây là sổ hoàn công công trình xây dựng. Sổ hoàn công chính là một thủ tục mà qua đó, ghi nhận những công trình xây dựng đã được hoàn thành sau khi được cấp giấy phép xây dựng. Bên cạnh đó, không chỉ có xác nhận công trình xây dựng đã được hoàn thành, sổ hoàn công còn cho phép ghi nhận việc thực hiện xong các kết quả nghiệm thu công trình sau khi xây dựng.

Đây là một trong những thủ tục hành chính bắt buộc trong quá trình xây dựng công trình, nhà ở cũng như những sự kiện phát sinh từ các chủ thi công và nhà thầu đầu tư, thi công. Quy trình hoàn công thường sẽ được thực hiện bởi chính các chủ đầu tư hoặc chủ nhà. Trên thực tế, rất nhiều chủ đầu tư và chủ nhà đã sơ suất về mặc pháp luật, chỉ chủ ý đến quá trình cấp giấy phép thi công và xây dựng. Mà quên đi rằng cần phải hoàn tất khâu hoàn công sau cùng để các thủ pháp lý của công trình, nhà ở được hợp pháp.

Không chỉ vậy, sổ hoàn công còn là một trong những điều kiện tiên quyết để chủ nhà có thể xin cấp lại giấy tờ về chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cửa cũng như các tài sản có gắn liền với đất đai. Trong đó, sổ hoàn công sẽ là tiền đề để thể hiện những tình trạng nhà đất sau khi sử dụng đã bị thay đổi như thế nào.

Bản vẽ hoàn công là gì?

Bên cạnh sổ hoàn công, một yếu tố cần phải lưu ý đó chính là bản vẽ hoàn công, đây là một trong những giấy tờ cần thiết để thực hiện một thủ tục hoàn công thông thường. Bản vẽ hoàn công là một bản vẽ thể hiện được tình trạng cũng như số liệu của các công trình sau khi thi công, khi nhìn vào các bản vẽ này, người sử dụng có thể xem xét và so sánh nó với kết quả thực tế đã thu được. Nói một cách đơn giản hơn, bản vẽ hoàn công chính là một công cụ giúp người sử dụng xem được những thay đổi của thiết kế sau khi xây dựng so với thiết kế gốc.

Về mặt pháp lý, các bản vẽ hoàn công sẽ giúp cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định được nhà đầu tư hoặc chủ nhà có làm đúng theo quy định và các thông tin được ghi trên giấy phép xây dựng hay không. Bên cạnh đó, bản vẽ hoàn công còn giúp chủ nhà, chủ đầu tư nắm được hầu hết tình trạng của các hạng mục trong công trình thi công bởi các bộ phận cũng như chi tiết đều được liệt kê với các thông số tỉ mỉ.

Các trường hợp cần phải làm thủ tục hoàn công

Không chỉ độc giả đặt ra câu hỏi sổ hoàn công là gì mà câu hỏi trên cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Căn cứ theo quy định của Luật xây dựng năm 2014 và Nghị định 59/2015/NĐ-CP đã quy định khá rõ đối với những trường hợp cần phải làm thủ tục hoàn công bao gồm:

Tất cả các công trình xây dựng ở khu đô thị thì đều phải xin giấy phép xây dựng. Ngoài ra một số khu vực tại nông thôn, nhà ở riêng lẻ nằm trong khu bảo tồn hoặc các trong khu di tích lịch sử cũng cần phải xin giấy phép xây dựng.

Vế tiếp theo của văn bản này có liên quan đến hồ sơ, sổ hoàn công đó là: Tất cả những công trình phải xin giấy phép xây dựng thì đều phải có hồ sơ hoàn công, sổ hoàn công.

Như vậy, có thể thấy rằng các công trình xây dựng liên quan đến công trình nhà ở ở vùng nông thôn hoặc nhà ở riêng lẻ thì không cần làm những loại giấy tờ này.

Những loại giấy tờ cần thiết cho thủ tục hoàn công


Các loại giấy tờ cần thiết khi hoàn công bao gồm những gì?
Các loại giấy tờ cần thiết khi hoàn công bao gồm những gì?

Để cấp được sổ hồng hoàn công thì chủ nhà, chủ đầu tư phải tiến hành làm hồ sơ hoàn công để gửi cho các cơ quan chức năng. Tại thông tư 05/2015/TT-BXD đã quy định về các loại giấy tờ có liên quan đến hồ sơ, thủ tục hoàn công. Cụ thể gồm:

  • Loại giấy tờ đầu tiên không thể thiếu trong thủ tục hoàn công đó là giấy phép xây dựng. Đây là giấy tờ chứng minh mảnh đất đó được xây dựng một cách hợp pháp.
  • Tiếp đến đó là hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với bên thi công công trình. Có được bản hợp đồng này sẽ giúp cơ quan chức năng xác định chính xác các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong xây dựng công trình.
  • Một số giấy tờ liên quan đến việc khảo sát xây dựng. Với loại giấy tờ này thì cá nhân và tổ chức chỉ cần điền đủ thông tin theo mẫu có sẵn là được.
  • Các giấy tờ có liên quan đến thẩm tra kết quả xây dựng và thẩm định bản vẽ của công trình.
  • Một trong những giấy tờ quan trọng nữa cần phải có trong hồ sơ hoàn công công trình đó là bản vẽ hoàn công. Đối với các công trình có sự thay đổi so với bản vẽ ban đầu thì bản vẽ hoàn công này là một minh chứng không thể thiếu khi làm thủ tục hoàn công. Nếu công trình không có sự sai khác so với bản gốc ban đầu thì bản vẽ này cũng không cần.
  • Ngoài ra, trong hồ sơ cần phải có báo cáo về các kết quả đã được cơ quan chức năng thử nghiệm & kiểm định.
  • Giấy chứng nhận về mức độ an toàn về PCCC đối với những công trình có thiết kế xây dựng thang máy.

Mỗi một công trình sẽ cần đến những loại giấy tờ khác nhau. Để chuẩn xác hơn, trong quá trình làm thủ tục hoàn công, bạn nên hỏi các cơ quan chức năng để tham khảo thêm.

Đơn vị sẽ tham gia vào công tác nghiệm thu hoàn công công trình xây dựng

Trả lời được câu hỏi sổ hoàn công là gì chưa hẳn đã giải quyết được tất cả những băn khoăn của người dân đúng không các bạn. Trên thực tế, có lẽ đến đây các bạn là người hiểu rõ vấn đề mà bài viết chúng tôi muốn chia sẻ.

Thực tế, thủ tục hoàn công nói chính xác là khâu thẩm định công trình xây dựng đã được hoàn thiện. Trong đó có các đơn vị có trách nhiệm về công việc này. Cụ thể:

  • Người không thể thiếu trong quá trình làm thủ tục hoàn công công trình xây dựng đó là chủ đầu tư. Họ không chỉ là người nghiệm thu mà còn có trách nhiệm đảm bảo chất lượng cho công trình xây dựng.
  • Tiếp đến là đơn vị thi công: Ngoài chức năng là đơn vị nghiệm thu thì trách nhiệm cao cả hơn chính là chất lượng công trình xây dựng mà họ đã thi công.
  • Trong quá trình nghiệm thu cũng không thể thiếu đơn vị thiết kế công trình. Nếu công trình có sự thay đổi so với thiết kế ban đầu thì họ phải thiết kế lại bản vẽ.
  • Cuối cùng là đơn vị thực hiện giám sát xây dựng (nếu có): Là đơn vị tham gia vào việc kiểm tra và ký xác nhận bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.

Để hoàn thành được bộ hồ sơ hoàn công công trình cũng không hề đơn giản đúng không? Theo đúng quy định của pháp luật hiện hành thì tất cả những đơn vị có liên quan đều phải tham gia vào quá trình nghiệm thu của công trình xây dựng. Điều này cho thấy ai cũng có trách nhiệm đối với công việc mà mình được giao.

Chi phí để hoàn công là bao nhiêu?

Một trong những thắc mắc của đa số mọi người khi tìm hiểu về sổ hoàn công đó là chi phí?

Chi phí hoàn công thường rơi vào khoảng từ 15 - 30 triệu đồng gồm lệ phí lập bản vẽ và lệ phí trước bạ. Lệ phí lập bản vẽ phụ thuộc vào từng đơn vị thực hiện và thường dao động khoảng 10.000 - 15.000 đồng/m² sàn xây dựng, còn lệ phí trước bạ là 1% tổng giá trị căn nhà.

Căn cứ Nghị định 45/2011/NĐ-CP (được sửa đổi một phần bằng Nghị định 23/2013/NĐ-CP) tại Khoản 11 Điều 4:

"Các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ:

11. Nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tạo lập thông qua hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ."

Trường hợp là xây dựng nhà ở riêng lẻ, căn cứ tại Nghị định 45/2011/NĐ-CP (được sửa đổi một phần bằng Nghị định 23/2013/NĐ-CP) tại Khoản 11 Điều 4, khi hoàn công không phải chịu lệ phí trước bạ mà chỉ phát sinh thuế xây dựng cơ bản.

Lời kết

Hy vọng, bài viết trên đây đã thực sự giúp quý bạn đọc trả lời được câu hỏi sổ hoàn công là gì, đồng thời giúp các bạn phát hiện ra rất nhiều vấn đề có liên quan đến xây dựng. Chắc chắn quý bạn đọc quan tâm sẽ nắm rõ được các thủ tục, hồ sơ có liên quan tới việc cấp sổ hoàn công công trình xây dựng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Những mẫu nhà 2 tầng đẹp tại nông thôn chỉ với 500 triệu đồng

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

10 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

12 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

13 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

16 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

17 giờ trước