MTS là gì? Hiệu quả áp dụng MTS trong kinh doanh

Thứ năm, 01/12/2022-09:12
MTS một khái niệm thường được dùng trong lĩnh vực quản trị sản xuất. Được biết đến như một chiến lược được doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này. Vậy MTS là gì? Hiệu quả áp dụng MTS mang lại gì cho doanh nghiệp? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về MTS

Khái niệm MTS là gì?

Trong tiếng anh, MTS được biết đến là từ viết tắt của Make To Stock. Dịch sang tiếng việt, cụm từ này có nghĩa là sản xuất để lưu kho. Trong quản trị sản xuất , đây là là thuật ngữ để chỉ chiến lược sản xuất một lượng sản phẩm, hàng hóa nhất định để lưu kho dựa trên những dự báo về doanh số hay nhu cầu tiêu thụ trước đó của thị trường, nhằm đảm bảo có thể đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của khách hàng. 

Make to stock tại một số trường hợp được đánh giá có hiệu quả tối ưu hơn việc sản xuất ra một lượng hàng hóa nhất định và cố gắng bán chúng ra thị trường.

MTS hoạt động dựa trên các dự báo và tiềm năng của các loại sản phẩm, do vậy doanh nghiệp cần phải thống kê, dự đoán một con số nhất định về khả năng tiêu thụ của sản phẩm, hàng hóa đó và tiến hành sản xuất lưu kho như số lượng đã dự đoán ở trên.  Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể sản suất hiệu quả, giảm thiểu mức chi phí.

Phương pháp sản xuất lưu kho giúp công ty chủ động trước bất kỳ sự thay đổi nào trong nhu cầu thị hiếu khách hàng, đảm bảo có thể cung cấp kịp thời hàng hóa đến người tiêu dùng ở những giai đoạn cao điểm.


Chiến lược Make to stock - MTS là gì?
Chiến lược Make to stock - MTS là gì?

Ví dụ về MTS

Ví dụ về MTS: Các cơ sở sản dệt may tiến hành sản xuất và lưu trữ hàng tồn kho theo các mùa khác nhau trong năm. Hay các cửa hàng tạp hóa lên kế hoạch sản xuất, lưu trữ các mặt hàng sản phẩm khi vào dịp lễ tết - khi nhu cầu sử dụng tăng lên, 

Hay như sắp vào dịp tết trung thu, cơ sở buôn bán tiến hành lưu trữ các mặt hàng bánh trái hay các sản phẩm như đèn ông sao, đèn kéo quân,... để phục vụ kịp thời cho nhu cầu ăn uống cũng như vui chơi của khách hàng.


Ví dụ về sản xuất hàng hóa để lưu kho
Ví dụ về sản xuất hàng hóa để lưu kho

Ưu nhược điểm của MTS là gì?

Để hiểu rõ hơn về bản chất của MTS là gì trong quản trị sản xuất, chúng ta sẽ tìm hiểu những ưu - nhược điểm của chiến lược này dưới đây:

Ưu điểm

Chiến lược MTS trong kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra một số lượng cụ thể về sản phẩm cần phải sản xuất dự trù cho quá trình phấn phối của mình. Doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng cung cấp hàng hóa ra thị trường, cho đối tác cũng như khách hàng , kể cả khi trong giai đoạn cháy hàng hay nhu cầu đột ngột tăng cao.

Dự đoán con số chính xác giúp hạn chế số lượng hàng hóa tồn kho quá nhiều, hàng hóa hư hại, thất thoát do lưu kho quá lâu trong khi không tiêu thụ được gây lãng phí, cũng như giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí kho bãi lưu trữ.

Bên cạnh đó, xác định rõ ràng lượng hàng hóa sản xuất lưu kho cũng giúp doanh nghiệp cân đối được lượng nguyên liệu đầu vào hợp lý, cần thiết cho quá trình sản xuất. Đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện và khả năng cung ứng kịp thời, liên tục, tạo thiện cả từ đơn vị phân phối  hay người tiêu dùng của công ty.


Ưu điểm của quy trình sản xuất MTS
Ưu điểm của quy trình sản xuất MTS

Nhược điểm

MTS có nhiều ưu điểm, tuy nhiên hạn chế của MTS không phải là không có.

Thực tế, việc dự đoán lượng sản phẩm để make to stock dựa trên những số liệu ở quá khứ. Những dữ liệu này đều mang tính thời điểm và hoàn toàn có khả năng sai sót do một số yếu tố đã thay đổi ở hiện tại. Chẳng hạn như thị hiếu tiêu dùng thay đổi, giá thành nguyên vật liệu thay đổi,... 

Một khi việc tính toán MTS sau lệch sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề khác như tăng chi phí sản xuất và lưu kho, hàng hóa dễ trở nên lỗi thời khó tiêu thụ, hàng hóa mất giá,... gây ra thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp.

Muốn áp dụng MTS hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi trong kỹ thuật tiếp cận với số liệu và đánh giá chúng trong từng thời điểm tương ứng. Việc này khá tốn kém về chi phí, hơn nữa mức sản xuất cũng sẽ không ổn định.

Từ những thông tin trên, ta có thể nhận thấy sự hiệu quả khi áp dụng MTS hoàn toàn phụ thuộc và sự chính xác trong dự đoán số lượng. DO vậy đây là một chiến lược không hề dễ dàng cho các doanh nghiệp vận dụng đặc biệt là những doanh nghiệp chuyên môn sản xuất hàng hóa mang tính thời vụ cao.


Tìm hiểu nhược điểm của chiến lược sản xuất lưu kho
Tìm hiểu nhược điểm của chiến lược sản xuất lưu kho

Điểm khác nhau giữa Make to order - MTO và Make to stock - MTS là gì?

Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm MTO - Make to order. Thuật ngữ này chỉ việc sản xuất dựa trên đơn đặt hàng, tức là chỉ khi khách hàng đặt đơn thì hàng hóa mới được đưa vào sản xuất. Khác hẳn với MTS - dự trên dự báo về nhu cầu của khách hàng để chế tạo, sản xuất hàng hóa.

Dưới góc độ kinh doanh, sản xuất theo đơn đặt hàng được xem như một phương pháp sản xuất kéo, bởi những gì một doanh nghiệp thực hiện chỉ dựa trên những yêu cầu mà khách đưa ra. Ngược lại, sản xuất lưu kho được xem như một phương pháp sản xuất thúc đẩy bởi doanh nghiệp dựa trên những dự báo bán hàng để xác định số lượng sản phẩm mà họ phải tạo ra, về cơ bản họ đang đẩy sản phẩm đến tay khách hàng.


Make to order hoạt động dựa trên những đơn đặt hàng của người tiêu dùng
Make to order hoạt động dựa trên những đơn đặt hàng của người tiêu dùng

Hiệu quả sử dụng phần mềm quản lý sản xuất khi áp dụng chiến lược MTS là gì trong kinh doanh

Quản lý hàng tồn kho không có nhiều công việc phúc tạp, tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn đến việc thất thoát hàng hóa và thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp.

Với sự chuyển dịch sang công nghệ hiện đại ngày nay, việc sử dụng các phần mềm quản lý sản phẩm sẽ giúp cho quá trình sản xuất, lưu kho hàng hóa một cách dễ dàng, logic hơn rất nhiều. Đặc biệt khi áp dụng chiến lược MTS, phần mềm này càng thể hiện rõ nét những tính năng ưu việt mà chúng có thể mang lại cho doanh nghiệp. Tỷ như:

  • Cập nhập một cách nhanh chóng và chính xác về số lượng hàng hóa, sản phẩm còn tồn trong kho.
  • Tự động hóa kiểm kê hay xuất nhập khẩu hàng hóa trong kho. Giảm thiểu khả năng xảy ra sai sót, gian lận hay thất thoát hơn so với những biện pháp thủ công truyền thống.
  • Tiết kiệm khá nhiều thời gian và công sức trong việc tìm kiếm và lấy hàng hóa.
  • Một số phần mềm với tính năng được nâng cấp khi đưa ra những cảnh báo cho các mặt hàng sắp hết trong kho.

Hiệu quả sử dụng phần mềm quản lý sản xuất trong kinh doanh
Hiệu quả sử dụng phần mềm quản lý sản xuất trong kinh doanh

Lời kết

Qua bài viết trên, chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về vấn đề MTS là gì. Mong rằng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ có thêm những nguồn kiến thức bổ ích trong kho tàng tri thức của mình nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Thị trường chung cư khu vực phía Nam đang diễn biến ra sao?

4 giờ trước

Lợi thế của các căn hộ sắp bàn giao

4 giờ trước

 Bất động sản nhận nguồn vốn rẻ từ ngân hàng 

4 giờ trước

Dòng tiền rẻ vẫn ở ngoài thị trường, chứng khoán nhận hơn 2 tỷ USD trong một năm

5 giờ trước

Số cửa hàng tiện lợi tăng nhanh: Doanh nghiệp bán lẻ lo giữ thị phần

5 giờ trước