Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Khẩn trương khai triển công tác đền bù giải phóng mặt bằng

Thứ ba, 30/08/2022-07:08
Đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) luôn là một trong những vấn đề khó khăn khi thực hiện các dự án trọng điểm. Các địa phương đang khẩn trương triển khai công tác đền bù GPMB liên quan đến dự án đường vành đai 4 – vùng Thủ đô.

Đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng

Lãnh đạo Tp. Hà Nội cùng lãnh đạo các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên đã họp bàn và thống nhất một số vấn đề liên quan đến dự án đường vành đai 4 – vùng Thủ đô. Trong đó, có nội dung về tiến độ thực hiện các dự án thành phần trên địa bàn 3 địa phương nhằm đảm bảo tiến độ chung của dự án.

Theo đó, công tác GPMB cơ bản hoàn thành vào vào tháng 06/2023 và đảm bảo bàn giao 100% mặt bằng sạch, chậm nhất vào 31/12/2024. Đảm bảo đến tháng 06/2024 có thể khởi công xây dựng các dự án thành phần tiếp theo.


Đường vành đai 4 dự kiến có tổng mức đầu tư 94.127 tỷ đồng
Đường vành đai 4 dự kiến có tổng mức đầu tư 94.127 tỷ đồng

Dự án đường vành đai 4 – vùng Thủ đô đoạn đi qua địa phận Hà Nội có chiều dài 58,2km qua 7 quận huyện gồm: Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín, Sóc Sơn và Mê Linh. Theo đó, quy mô GPMB là rất lớn và phức tạp. Đến nay, hầu hết các địa phương nơi có dự án đi qua đã xác định được quy mô GPMB và lên phương án triển khai công tác thu hồi đất và hỗ trợ tái định cư cho người dân. 

Trong đó, quận Hà Đông cùng các huyện Mê Linh, Đan Phượng ,Hoài Đức, Thanh Oai và Thường Tín, đã xác định thu hồi gần 800 ha đất để làm dự án vành đai 4. 

Cụ thể, đoạn qua quận Hà Đông có chiều dài 5,5km qua 4 phường với diện tích đất bị thu hồi khoảng 75ha gồm: 9.500m2 đất ở, di chuyển 1.200 ngôi mộ, ngoài ra là diện tích đất nông nghiệp.

Đoạn qua huyện Thanh Oai dài 7,9km qua 6 xã với tổng diện tích đất phải thu hồi khoảng 88ha gồm: 78 ha đất nông nghiệp, khoảng 10ha đất phi nông nghiệp, khoảng 1.501 hộ gia đình phải di dời. Huyện đã quy hoạch xong quỹ đất tái định cư tại xã Cự Khê với diện tích 1ha.

Đoạn qua huyện Thường Tín dài khoảng 9km, qua địa bàn 9 xã với tổng diện tích đất phải thu hồi ước tính khoảng 118,71 ha. Có khoảng 2.001 hộ gia đình, 14 cơ quan, tổ chức thuộc diện bị thu hồi đất, trong đó có 236 hộ phải hỗ trợ tái định cư với diện tích đất tái định cư cần bố trí khoảng 10ha.

Đoạn qua huyện Hoài Đức dài 17,1 km, qua 13 xã. Tổng diện tích đất phải thu hồi khoảng 243,06 ha, trong đó 2,65 ha đất ở, 32,41 ha đất phi nông nghiệp và 208,65 ha đất nông nghiệp. Sơ bộ, có tổng số 9.730 hộ thuộc diện thu hồi đất với 292 hộ gia đình, cá nhân cần bố trí tái định cư. Kinh phí giải phóng mặt bằng cho đoạn này ước tính khoảng 3.327,4 tỷ đồng.

Đoạn qua huyện Mê Linh dài 11,2 km qua 6 xã có tổng diện tích phải giải phóng mặt bằng khoảng 192 ha. Tổng số 435 hộ phải hỗ trợ tái định cư với 17,5 ha đất tái định cư cần bố trí. Dự kiến, tổng kinh phí GPMB khoảng 3.056,5 tỷ đồng.

Đoạn qua huyện Đan Phượng dài 6,3 km qua địa bàn 5 xã với tổng diện tích đất ở phải thu hồi là 2,1 ha (20,806,2m2) của 141 hộ, cá nhân và 1 trụ sở UBND xã Hạ Mỗ. Trong đó có 115 hộ đủ điều kiện bố trí tái định cư và đã thu xếp xong quỹ đất tái định cư với diện tích 3,5 ha cùng quỹ đất xây dựng trụ sở UBND xã mới.


 
 

Thông suốt tư tưởng và tiếp thu ý kiến của nhân dân

Ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, công tác đền bừ GPMB là bước khởi đầu cực kỳ quan trọng của dự án. Tiến độ hoàn thành GPMB ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ triển khai cũng như hoàn thành của các bước xây dựng sau. 

Vì vậy, Ban Chỉ đạo 3 tỉnh, thành phố phải sâu sát, kịp thời trong công tác chỉ đạo nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện dự án. Đồng thời, để hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra, đòi hỏi toàn bộ bộ máy chính quyền, các ban ngành đoàn thể, nhân dân các địa phương phải đồng lòng, nhất trí và quyết tâm chính trị cao.

Ngày 05/08/2022, UBND Tp. Hà Nội đã ra Quyết định số 2747/QĐ-HĐND giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, GPMB phục vụ triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tới các quận huyện có dự án đi qua và các sở ngành liên quan. Yêu cầu tâp trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ thành phố, huyện, xã thực hiện tốt chủ trương đầu tư xây dựng dự án và hoàn thành tốt công tác GPMB, đúng tiến độ theo quy định của pháp luật.

Ngày 24/08/2022, UBND huyện Đan Phượng đã tổ chức hội nghị triển khai công tác GPMB dự án đường vành đai 4 với thành phần gồm cán bộ các phòng ban thuộc các xã có dự án đi qua và các phòng ban chuyên môn. Qua đó, lãnh đạo huyện đã quán triệt tinh thần và cung cấp tài liệu về dự án cho các đại biểu nhằm thống nhất chủ trương từ trên xuống dưới. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền cho nhân dân trong huyện nắm được chủ trương đền bù GPMB để thực hiện dự án, tạo sự đồng thuận cao trong quần chúng nhân dân đặc biệt là các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất giúp công tác thu hồi giải phóng mặt bằng thuận lợi và kịp tiến độ như kế hoạch được giao.


Huyện Đan Phượng đã xây dựng xong kế hoạch triển khai thực hiện công tác GPMB dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội. Thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do đồng chí Chủ tịch UBND huyện là Chủ tịch hội đồng.
Huyện Đan Phượng đã xây dựng xong kế hoạch triển khai thực hiện công tác GPMB dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội. Thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do đồng chí Chủ tịch UBND huyện là Chủ tịch hội đồng.

Huyện Đan phượng đã xây dựng xong kế hoạch triển khai thực hiện công tác GPMB dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội. Thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do đồng chí Chủ tịch UBND huyện là Chủ tịch hội đồng. Theo đó:

Phối hợp với Sở Tài nguyên môi trường và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Tp. Hà Nội xác định mốc giới trên bản đồ và bàn giao mốc giới tại hiện trường từ ngày 30/08/2022 đến 15/09/2022.

Thông báo thu hồi đất xong trước ngày 05/10/2022.

THAM KHẢO THÊM:


Trụ sở làm việc của UBND xã Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng) là trụ sở duy nhất phải di dời đến địa điểm mới phục vụ dự án.
Trụ sở làm việc của UBND xã Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng) là trụ sở duy nhất phải di dời đến địa điểm mới phục vụ dự án.

Thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thống kê tài sản trên đất của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất nằm trong phạm vi dự án xong trước 25/10/2022; Lập, thẩm tra dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB trình Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư trước ngày 05/11/2022.

Tổ chức công khai, kết thúc dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB đã được thẩm tra tới từ cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi và niêm yết tại trụ sở UBND các xã, các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi. Kết thúc thời gian công khai và tiếp thu ý kiến đóng góp trước ngày 25/11/2022.

Tổ chức đối thoại với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có ý kiến không đồng ý về dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB xong trước ngày 05/12/2022.

Họp Hội đồng bồi thường hỗ trợ, tái định cư thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB và hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB xong trước ngà 15/12/2022.

UBND huyện ra quyết định thu hồi đất, Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB trong cùng một ngày, xong trước ngày 25/12/2022 (đối với đất nông nghiệp) và trước ngày 25/03/2023 (đối với đất ở).

Công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Đối với các cá nhân, hộ gia đình chưa nhất trí cần tuyên truyền để nhân dân được rõ và ủng hộ dự án. Thực hiện  quy trình GPMB theo quy định, cưỡng chế, kiểm đếm bắt buộc và cưỡng chế Quyết định thu hồi đất theo quy định để đảm bảo tiến độ GPMB dự án, thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố.

Yêu cầu Trung tâm phát triển quỹ đất huyện báo cáo hàng tuần tiến độ GPMB dự án, những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện về UBND huyện để kịp thời giải quyết nhằm đảm bảo tiến độ. UBND huyện họp giao ban tiến độ GPMB dự án hàng tuần, báo cáo Ban chỉ đạo triển khai thực hiện dự án.

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Lê Thanh Nam nhấn mạnh, dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tê - xã hội vùng Thủ đô Hà Nội nói chung và huyện Đan Phượng chúng ta nói riêng. Tuy đoạn dự án chạy qua huyện chúng ta chỉ 6,3 km nhưng thành phần đất phải thu hồi đa dạng gồm đất trụ sở, đất nhà ở, đất mồ mả, đất nông nghiệp … Các mốc thời gian được xác định rõ và tương đối sát. Do đó, để đảm bảo hoàn thành đúng theo kế hoạch được giao, các bộ phận cần phối hợp chặt chẽ để đưa ra những giải pháp phù hợp và kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

TIẾN MINH
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

Meey 3D - Nền tảng cung cấp giải pháp 3D trong giao dịch bất động sản

Meey Group ra mắt Học viện đào tạo ứng dụng công nghệ số cho nghề bất động sản

"Cửa sáng" cho chủ đầu tư nhà ở thương mại

Thuê nhà rồi cho thuê lại: Kênh đầu tư này liệu còn hot?

Nhà đầu tư đất nền như "ngồi trên đống lửa"

Lộ diện điểm nghẽn cản trở sự hồi phục của thị trường địa ốc

Luật Đất đai (sửa đổi): Tiếp cận nhiều hơn với nguyên tắc thị trường

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng tốc bồi dưỡng nhân tài cho lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

4 giờ trước

Quý I/2024 có gần 30 doanh nghiệp lãi ròng hơn nghìn tỷ đồng, cái tên nào sáng nhất?

4 giờ trước

Giá vàng trong nước và thế giới sắp tới sẽ biến động như thế nào?

4 giờ trước

Nhà đầu tư đang “săn đón” phân khúc bất động sản nào nhiều nhất?

4 giờ trước

Thị trường bất động sản “hút mạnh” lực lượng môi giới

4 giờ trước