Dự kiến tăng chi phí nhập khẩu xăng dầu thêm 160 - 660 đồng

Thứ tư, 09/11/2022-11:11
Từ ngày 11/11 chi phí nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng thêm khoảng 290 - 560 đồng/lít xăng và 160 - 669 đồng/lít dầu tùy loại. 

Tăng giá cơ sở xăng dầu 

Theo sggp.org.vn, Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Công thương liên quan chi phí định mức để tính giá cơ sở xăng dầu. 

Theo đó, Bộ Tài chính cho biết sau rà soát chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam sau đợt điều chỉnh ngày 10/7 vẫn tăng. Trong đó, xăng RON 92 (xăng nền dùng để pha chế E5 RON 92) có mức tăng cao nhất là 83%, xăng RON 95 là 78%, dầu diesel là 28%, dầu hỏa là 61%. Mức tăng này có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu. 

Do đó, Bộ Tài chính dự kiến tăng chi phí hoạt động nhập khẩu xăng dầu tư nước ngoài về Việt Nam ở mức 290 - 560 đồng/lít xăng và 160 - 660 đồng/lít dầu. Dự kiến mức chi phí mới sẽ được áp dụng từ kỳ điều hành giá xăng dầu vào ngày 11/11. Trong trường hợp các yếu tố đầu vào không thay đổi mà chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam tăng lên sẽ làm tăng giá cơ sở với xăng dầu. 

Cụ thể, tăng chi phí làm tăng giá cơ sở xăng E5 RON 92 và dầu diesel dưới 50 đồng/lít; xăng RON 95 tăng gần 150 đồng/lít, dầu hỏa tăng hơn 720 đồng/lít. 

Dự kiến tăng chi phí nhập khẩu xăng dầu thêm 160 - 660 đồng - ảnh 1

Đối với chi phí premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến cảng, kết quả rà soát 28/34 doanh nghiệp đầu mối cho thấy các khoản chi phí này không phát sinh đột biến như chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam. Đồng thời, các khoản chi phí này cũng mới được điều chỉnh tăng từ ngày 7/10 nên sẽ không điều chỉnh ở kỳ điều hành ngày 11/11 tới và tiếp tục rà soát, đánh giá theo định kỳ vào cuối năm, thông báo áp dụng vào 10/1/2023. Liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ tiếp tục rà soát, điều chỉnh ở các các kỳ tiếp theo nếu có biến động lớn. 

Đối với chi phí kinh doanh định mức, kết quả tổng hợp của các thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối cho thấy, trong 28 đơn vị gửi báo cáo thực hiện, chỉ có 2 đơn vị báo cáo số liệu tăng chi phí kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022 (Công ty Dầu khí Nam sông Hậu và Tập đoàn xăng dầu Việt Nam); 2 đơn vị báo cáo chi phí tăng nhưng do sản lượng tăng nên chi phí bình quân trên sản lượng giảm là Tổng công ty Dầu Việt Nam (giảm 6 đồng/lít), Công ty Anh Phát (giảm khoảng 136 đồng/lít); 3 đơn vị báo cáo không có biến động bất thường (Công ty TNHH MTV Dầu khí TPHCM, Tổng công ty Thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ, Công ty TNHH Xăng dầu Tây Nam S.W.P); 21 đơn vị còn lại không có số liệu cụ thể về chi phí kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022. 

Phương án điều chỉnh chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam của Bộ Tài chính nhận được sự đồng thuận của Bộ Công Thương. 


Tăng chi phí hoạt động nhập khẩu xăng dầu sẽ làm tăng giá cơ sở.
Tăng chi phí hoạt động nhập khẩu xăng dầu sẽ làm tăng giá cơ sở.

Trên thực tế, tính chất của khoản chi phí này thuộc thuộc vào khâu tổ chức vận hành của cả hệ thống từ công ty mẹ đến các đơn vị trực thuộc và một số tác động từ chính sách như tiền lương, tiền thuê đất, tỷ giá… Do đó, phải đợi đến khi năm tài chính kết thúc mới phản ánh được đầy đủ và có đủ cơ sở để rà soát đánh giá diễn biến. 
Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp theo dõi, nắm bắt cập nhật các số liệu, diễn biến để rà soát, công bố vào kỳ điều chỉnh tiếp theo đúng quy định. 

Đã có 2 lần điều chỉnh chi phí 

Giá bán lẻ xăng dầu được tính dựa trên giá cơ sở, mức giá này được cấu thành bởi nhiều yếu tố, trong đó có chi phí kinh doanh xăng dầu của doanh nghiệp. Chi phí kinh doanh gồm premium nhập khẩu là khoản doanh nghiệp đầu mối phải trả cho các nhà cung cấp trong hợp đồng nhập khẩu; premium nguồn trong nước là khoản doanh nghiệp đầu mối trả cho các nhà máy lọc dầu trong nước; các chi phí khác. 

Từ đầu năm đến nay, chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam, premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về cảng đã có 2 lần được Bộ Tài chính điều chỉnh tăng vào tháng 1 và tháng 7. 


Từ đầu năm đến nay, Bộ Tài chính đã có 2 lần điều chỉnh tăng chi phí  đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam.
Từ đầu năm đến nay, Bộ Tài chính đã có 2 lần điều chỉnh tăng chi phí  đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam.

Mức premium trong nước đang áp dụng trong giá cơ sở với xăng RON 92 (để pha trộn E5 RON 92) là 1.320 đồng/lít; RON 95 là 1.340 đồng, dầu diesel 30 đồng, dầu hỏa và mazut không phát sinh chi phí này do chỉ nhập khẩu.

Chi phí kinh doanh định mức là chi phí lưu thông xăng dầu trong nước được tăng vào cuối tháng 6. Hiện mức chi phí này đối với mỗi lít xăng E5 RON 92 là 1.250 đồng/lít; RON 05 là 1.050 đồng/lít; dầu diesel là 1.000 đồng/lít; dầu hỏa 950 đồng/lít; mazut là 544 đồng/kg. 

Doanh nghiệp được áp dụng mức lợi nhuận định mức 300 đồng/lít trong giá cơ sở xăng dầu. 

Bộ Tài chính cho biết, chi phí kinh doanh xăng dầu hàng năm tương đối ổn định, phụ thuộc nhiều vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh việc điều chỉnh chi phí, Bộ Tài chính góp ý, các doanh nghiệp cần rà soát các khâu phân phối, chi phí trung gian để giảm chi phí kinh doanh xăng dầu. 

Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gặp khó 

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu kêu lỗ, đóng cửa không bán hàng là chiết khấu thấp, các chi phí kinh doanh không được điều chỉnh kịp thời so với thực tế. Cụ thể, đã có 36 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã có đơn kiến nghị đến Chính phủ, phản ánh tình hình kinh doanh khó khăn trong thời gian qua. 


Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gặp khó vì chi phí kinh doanh không được điều chỉnh kịp thời so với thực tế.
Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gặp khó vì chi phí kinh doanh không được điều chỉnh kịp thời so với thực tế.

Nghị định 95 quy định thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu không được bán cao hơn giá bán lẻ do Nhà nước công bố. Tuy nhiên, doanh nghiệp phân phối đã lách quy định, bán xăng dầu cho doanh nghiệp bán lẻ với giá cao hơn bằng cách thu thêm phí vận chuyển một hóa đơn khác theo bảng kê của các hóa đơn xăng dầu đã xuất với chiết khấu bằng 0. Như vậy, doanh nghiệp bán lẻ phải mua vào xăng dầu với mức giá cao hơn giá bán lẻ quy định của Nhà nước. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp bán lẻ đang phải chịu lỗ. 

Việc kinh doanh xăng dầu dưới giá vốn là nguyên nhân khiến các nhà bán lẻ không nhập hàng nhiều, gây đứt gãy nguồn cung như trong thời gian qua. Do đó, các doanh nghiệp đề nghị phải thay đổi cách tính giá cơ sở phù hợp với tình hình mới. 

Việc không quy định rõ ràng doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu được hưởng bao nhiêu trong chi phí kinh doanh định mức đã khiến phía đầu mối tự do điều chỉnh mức chiết khấu. Đây là nguyên nhân chính làm cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu luôn chịu thua thiệt, âm vốn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

1 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

2 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

5 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

6 giờ trước

Gen Z lần đầu tiên đi mua nhà cần chuẩn bị những gì?

7 giờ trước