Chiến lược Marketing là gì? Phương pháp xây dựng chiến lược hiệu quả nhất

Thứ tư, 01/06/2022-16:06
Đối với mỗi doanh nghiệp, để có thể đạt được thành công và có vị thế cao trên thị trường thì rất cần đến những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Một trong số đó là chiến lược marketing - nền tảng để doanh nghiệp định hướng bước đi. Vậy chiến lược Marketing là gì? Nội dung của chiến lược như thế nào? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé!

Tìm hiểu chiến lược Marketing là gì?

Đầu tiên, ta hãy cùng đi làm rõ khái niệm và tầm quan trọng của chiến lược marketing đối với các doanh nghiệp.

Khái niệm

Chiến lược Marketing có thể hiểu đây là một kế hoạch dài hạn về các mục tiêu kinh doanh mà các công ty muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định. Hay hiểu theo một cách khác, chiến lược marketing chính là việc đưa ra các lựa chọn về phương thức hoạt động liên quan trực tiếp đến các nhóm khách hàng như truyền thông, giá cả, phân phối,...

Để có thể làm được điều đó, tiêu chí quan trọng nhất chính là phải hoạch định và định hướng được những bước đi cụ thể nhằm tăng độ bao phủ dịch vụ, doanh số và thương hiệu. Chính vì vậy, cần phải tận dụng tất cả các cơ hội có được để tìm kiếm khách hàng, thị trường cho sản phẩm, dịch vụ.

Một chiến lược marketing hiệu quả phải hội tụ đầy đủ những yêu cầu và khía cạnh gồm:

  • Tuyên bố về các giá trị của doanh nghiệp đến với công chúng.
  • Xác định được thông điệp chính mà công ty muốn truyền tải đến khách hàng, người tiêu dùng có mục tiêu.
  • Các thông tin quan trọng liên quan đến khách hàng, mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới.
  • Phương pháp thực hiện các chiến lược có hiệu quả cao.

Chiến lược Marketing là nền tảng quan trọng để định hướng sự phát triển của doanh nghiệp
Chiến lược Marketing là nền tảng quan trọng để định hướng sự phát triển của doanh nghiệp

Tầm quan trọng của chiến lược Marketing là gì?

Việc xây dựng các chiến lược marketing có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một công ty. Bởi mục đích chính của chiến lược này chính là đưa ra các giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp có thể khẳng định được vị trí cũng như chiếm lĩnh thị phần. Cụ thể, những lợi ích của chiến lược marketing mang lại gồm:

  • Giúp doanh nghiệp có thể đoán được những nhu cầu phức tạp của khách hàng, từ đó đưa ra những dịch vụ, sản phẩm thích hợp nhất.
  • Giúp các tập đoàn có thể dễ dàng ứng phó với các tình huống, chủ động trong mọi vấn đề, không lãng phí thời gian và tiền bạc.
  • Việc tạo ra các chiến lược marketing còn giúp doanh nghiệp giữ chân được khách hàng tiềm năng trong thời gian dài.
  • Lợi thế của chiến lược marketing là gì tiếp theo đó chính là giúp doanh nghiệp cạnh tranh được trên thị trường, có cơ hội chiến thắng đối thủ.
  • Những đơn vị xây dựng được chiến lược kinh doanh tốt giúp làm chủ được các nguồn lực, vốn, hạn chế được các rủi ro, thất bại.

Nội dung của chiến lược Marketing

Về cơ bản, nội dung chung của một chiến lược kinh doanh sẽ bao gồm những phần sau đây:

Xác định mục tiêu thị trường

Điều quan trọng nhất khi xây dựng một chiến lược marketing chính là doanh nghiệp phải xác định được đúng đối tượng khách hàng, thị trường mục tiêu. Không nên đưa ra kế hoạch phát triển quá nhiều dịch vụ không cần thiết, bởi mỗi sản phẩm, dịch vụ chỉ thực sự phù hợp với một vài nhóm khách hàng nhất định.

Khách hàng có nhiều phân khúc khác nhau, vì vậy nhu cầu sử dụng loại sản phẩm đó cũng khác nhau. Vì thế, chiến lược marketing sẽ xác định và đưa ra chiến dịch quảng bá hình ảnh sản phẩm phù hợp nhất. Việc xác định đúng phân khúc thị trường giống như một khung phát triển, mọi hoạt động sau đó phải bám chắc vào phần khung đã xây dựng.


Xác định được thị trường tiêu thụ là một trong những nội dung của chiến lược marketing là gì
Xác định được thị trường tiêu thụ là một trong những nội dung của chiến lược marketing là gì

Mục tiêu chung của chiến lược Marketing là gì?

Sau khi đã định hình được khách hàng, thị trường mục tiêu muốn hướng đến. Điều tiếp theo mà doanh nghiệp cần thực hiện chính là tìm kiếm mục tiêu chung nhất cho toàn bộ chiến lược. Một kế hoạch truyền thông quảng bá sẽ không thành công nếu không có một đích đến cụ thể được vạch sẵn.

Yếu tố khách quan hay chủ quan từ thị trường tác động có thay đổi nhưng mục đích cuối cùng muốn đạt được không nên thay đổi. Trong suốt quá trình triển khai chiến lược, cần giữ được sự linh hoạt tổ chức. Bên cạnh đó, cũng cần đảm bảo mọi việc sẽ vẫn diễn ra theo đúng tiến trình nhằm đạt được mục đích chung đã đề ra.

Phát triển marketing - mix

Marketing mix là một tổ hợp hàm chứa những biến số luôn thay đổi nhưng vẫn được doanh nghiệp kiểm soát hoàn toàn. Kế hoạch gồm nhiều khía cạnh và chiến lược như:

Chiến lược sản phẩm mới

Chiến lược này là phương thức hình thành hay giúp duy trì mô hình cơ cấu sản phẩm đảm bảo tính hợp lý nhất. Bên cạnh đó, vẫn được đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu thị trường mục tiêu, trong khả năng cung ứng của doanh nghiệp.

Chiến lược sản phẩm được xây dựng phải chiếm ưu thế hơn với những đối thủ trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Có thể nói, chiến lược này như sợi dây liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ. Từ đó hỗ trợ cho việc đưa ra định hướng và dự đoán lực cầu của thị trường.


Chiến lược phát triển sản phẩm mới có vai trò quan trọng
Chiến lược phát triển sản phẩm mới có vai trò quan trọng

Chiến lược định giá

Định giá là một yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing là gì, đặc biệt là marketing mix. Bởi giá là mắt xích quan trọng hàng đầu, là thước đo đại diện cho giá trị sản phẩm, dịch vụ mà người mua sẵn sàng chi trả để giải quyết mọi nhu cầu.

Chính vì vậy, giá cần phải được kiểm soát chặt chẽ nhằm cân đối với cung cầu trên thị trường. Mấu chốt của chiến lược chính là giải quyết và định hình mức giá cân đối và vẫn đảm bảo được doanh nghiệp có lợi nhuận.

Chiến lược phân phối

Các sản phẩm từ khi sản xuất cho đến được đem bán trên thị trường đều cần phải trải qua quá trình phân phối với sự tham gia của các bên trung gian. Chiến lược phân phối được coi là một hệ thống có vai trò quyết định việc đưa sản phẩm trên khía cạnh vật chất, giá trị đến với người tiêu dùng.

Hàng hóa doanh nghiệp sản xuất ra có lưu thông được tốt hay không đều do chiến lược phân phối quyết định. Hay nói cách khác, chiến lược giúp giảm đi sự cạnh tranh, gia tăng mối liên kết giữa khách hàng và nhà sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn.


Chiến lược phân phối tác động đến sự tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp
Chiến lược phân phối tác động đến sự tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp

Chiến lược xúc tiến

Xúc tiến bán hàng là tập hợp các hành động chiến lực kích thích nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, đẩy mạnh sự ảnh hưởng của sản phẩm. Cụ thể gồm:

  • Hoạt động quảng bá.
  • Triển khai nhiều chương khuyến mãi kích thích nhu cầu của người mua.
  • Chào hàng theo nhiều hình thức.
  • Đẩy mạnh hoạt động truyền thông giới thiệu sản phẩm.

Tất cả những hoạt động trên được phối hợp nhịp nhàng với nhau để đạt được mục đích cuối cùng chính là giúp khách hàng biến đến và chọn dịch vụ, mua sản phẩm của doanh nghiệp.

Các loại hình chiến lược Marketing cơ bản

Những loại hình của chiến lược marketing là gì sẽ được cung cấp ngay sau đây:

Marketing đại trà

Loại hình chiến lược marketing đại trà thường sử dụng hướng đến một phạm vi thị trường có quy mô rất rộng. Theo đó, khi các doanh nghiệp theo đuổi phương thức marketing này thì cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận bỏ tính khác biệt trong từng phân khúc thị trường. Mục tiêu hướng đến lúc này là giúp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bao phủ toàn bộ thị trường.

Dễ hiểu hơn thì chiến lược marketing đại trà này sẽ luôn đề cao doanh số, hướng đến số đông khách nên giá thành rẻ. Có như vậy thì mới đủ sức cung cấp cho quy mô rộng. Hình thức này phù hợp áp dụng cho một số sản phẩm phổ thông như: gạo, thuốc lá, cà phê,.... 

Khi áp dụng chiến lược marketing đại trà vào hoạt động, doanh nghiệp sẽ hưởng những lợi ích cơ bản như:

  • Bao phủ nhiều nhóm đối tượng khách hàng 
  • Ít phải đối mặt rủi ro 
  • Chi phí đầu tư sản xuất thấp 
  • Chi phí cho khâu nghiên cứu thị trường, quảng bá thấp 
  • Doanh số bán hàng dự kiến sẽ rất lớn 

Hình thức marketing đại trà hướng đến số đông khách hàng
Hình thức marketing đại trà hướng đến số đông khách hàng

Marketing phân biệt

Hình thức chiến lược marketing phân biệt không đầu tư nhiều cho khâu phân tích thị trường mà chú trọng đề cao vào quy trình nghiên cứu thị trường. Khi quyết định sử dụng chiến lược này, các doanh nghiệp cần tham gia vào các giai đoạn thị trường, đúc kết kinh nghiệm để phát triển dịch vụ.

Khi đó, doanh nghiệp sẽ cùng lúc cung cấp nhiều loại hình sản phẩm, tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi và mức giá có sự khác nhau. Nhiệm vụ chung nhất đó chính là tiếp cận từng nhóm đối tượng khách hàng cụ thể trên thị trường.

Ưu điểm của mô hình marketing này chính là làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, giúp sản phẩm của doanh nghiệp thêm đa dạng và có độ phủ sóng rộng. Loại hình này thích hợp cho các đơn vị có định hướng phát triển theo hướng chuyên môn hóa sản phẩm. Tuy nhiên, nguồn lực cho chi phí sản xuất và nghiên cứu tương đối lớn.

Marketing tập trung

Xây dựng mô hình tập trung là một trong những hình thức của chiến lược marketing là gì hiện nay. Đây là hình thức chiến lược mà doanh nghiệp sẽ dồn lực vào chinh phục một mảng trên thị trường. Qua đó, giúp đơn vị nhanh chóng có được chỗ đứng vững chắc tại mảng thị trường đó, tạo ưu thế độc quyền có sức ảnh hưởng riêng.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là hai nhóm đối tượng thích hợp để áp dụng chiến lược marketing này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những rủi ro tiềm tàng, bởi mảng thị trường đó không chắc tồn tại được trong thời gian dài.


Hình thức marketing tập trung được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng
Hình thức marketing tập trung được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng

Bí quyết xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả

Thắc mắc: “Chiến lược Marketing là gì?” đã được giải đáp rất chi tiết, tiếp theo đây là những phương pháp giúp xây dựng chiến lược hiệu quả hơn.

Hiểu rõ về khách hàng, mục tiêu

Yếu tố đầu tiên để có thể xây dựng được một chiến lược marketing hiệu quả đó chính là phải tìm hiểu kỹ về các đối tượng khách hàng. Bởi mục đích chính của chiến lược là thu hút sự quan tâm và tin tưởng từ khách hàng, do đó, hiểu về nhu cầu của họ là điều quan trọng để doanh nghiệp có thể đạt được thành công.

Để đạt được điều này, trước hết doanh nghiệp cần tạo cho khách hàng những thói quen mua hàng nhất định. Bằng cách này, người mua sẽ thực sự quan tâm đến những sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp. Bạn có thể hình dung về những đối tượng khách hàng, đưa ra danh sách về nhân khẩu của họ. Vạch ra các câu hỏi cần thiết liên quan như: độ tuổi, giới tính, sở thích, thu nhập, trình độ học vấn,...

Việc tìm hiểu thói quen của đối tác có thể thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn, khảo sát,... với mục đích chính là tìm hiểu suy nghĩ của họ về dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó có thể thay đổi cũng như phát triển thêm về các chiến lược kinh doanh của công ty.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Phần lớn các doanh nghiệp đều có những đối thủ cạnh tranh và phải làm sao để có thể vượt qua được các đối thủ của mình là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp quan tâm. Do đó, việc điều tra, nghiên cứu về hướng phát triển của đối thủ là chiến lược marketing rất cần thiết.

Nghiên cứu đối thủ chính là đi sâu tìm hiểu về những hoạt động họ đang thực hiện. Qua đó, doanh nghiệp có thể khai thác những khía cạnh mà đối thủ chưa làm được để vận dụng phát triển. Với trình độ công nghệ hiện đại như hiện nay, các công ty có thể tiến hành hoạt động này thông qua những mối quan hệ, công cụ truyền thông hỗ trợ, tham gia trực tiếp vào chiến lược của đối thủ,...


Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Lựa chọn các kênh marketing phù hợp

Chọn lựa các kênh truyền tải thông tin nổi bật chính là một trong những phương pháp xây dựng hiệu quả chiến lược marketing là gì. Bởi các chiến lược đề ra sẽ phải luôn đi kèm với các kênh quảng bá marketing để truyền tải thông điệp cụ thể ra thị trường.

Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện nay, doanh nghiệp có thể đi theo hướng quảng cáo truyền thông, phương tiện báo chí,.... hay áp dụng các chiến thuật về SEO, Marketing về nội dung,...

Dù doanh nghiệp có lựa chọn phương thức truyền thông nào thì cũng cần phải tìm kiếm những kênh uy tín, hiệu quả nhất. Cách tối ưu nhất để tiếp cận các kênh phù hợp chính là chia ra thành 3 phần chính gồm:

  • Truyền thông lan truyền (có sự can thiệp của SEO, báo chí,...).
  • Truyền thông có trả tiền quảng cáo (Facebook ads, Google ads,...).
  • Truyền thông tự xây dựng (các blog, website,...).

Thực hiện chia nhỏ phễu bán hàng

Tiếp đến, các doanh nghiệp cần tiến hành chia nhỏ phễu bán hàng, có nghĩa là phân chia các chiến thuật cho các kênh marketing thành nhiều phần nhỏ hơn. Đối với mỗi phễu sẽ được cấu trúc gồm: thu hút khách hàng, sở thích, mong muốn và hành động của khách hàng.

Việc chia nhỏ các phễu bán hàng này giúp phát hiện được những điểm yếu của doanh nghiệp và tiến hành chỉnh sửa nhanh chóng. Phần đáy phễu là những đối tượng có thể hoàn toàn không quan tâm đến dịch vụ. Mục tiêu của doanh nghiệp lúc này chính là tìm cách để thu hút rồi biến họ thành những khách hàng có tiềm năng và gắn bó với doanh nghiệp lâu dài.


Chia nhỏ phễu bán hàng là cách thực hiện chiến lược marketing rất hiệu quả
Chia nhỏ phễu bán hàng là cách thực hiện chiến lược marketing rất hiệu quả

Thiết lập mục tiêu marketing SMART

Phương pháp xây dựng chiến lược marketing là gì tiếp theo chính là thiết lập các mục tiêu SMART, cụ thể:

  • S (Specific): sự cụ thể, chi tiết.
  • M (Measurable): sự đo lường các số liệu.
  • A (Attainable): khả năng có thể thực hiện được.
  • R (Relevant): sự liên quan mật thiết đến sứ mệnh của doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm.
  • T (Time frame): thời gian vạch ra để thực hiện chiến lược.

Hiểu đơn giản, các chiến lược marketing cần phải được xác định cụ thể, có công cụ để đo lường, có thời gian thực hiện nhất định. Bằng cách đặt ra các mục tiêu SMART, doanh nghiệp có thể đảm bảo dễ dàng theo dõi chiến lược, tăng khả năng thành công của chiến lược đề ra.

Tạo chiến lược Marketing đỉnh cao

Sau khi hoàn thành nghiên cứu và vạch ra sơ lược về kế hoạch, phương hướng xây dựng chiến lược marketing. Các doanh nghiệp cần bắt tay vào tạo dựng ngày và cần gắn liền với những yếu tố sau:

  • Sản phẩm (Product)

Doanh nghiệp cần xác định dịch vụ, sản phẩm sẽ kinh doanh. Tìm ra những ưu điểm nổi bật để tạo ra sự khác biệt và cạnh tranh với các đối thủ.

  • Giá cả (Price)

Các sản phẩm, dịch vụ khi cung cấp ra thị trường cần định giá bán cụ thể là bao nhiêu, so với thị trường như thế nào và sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp.

  • Địa điểm kinh doanh (Place)

Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến việc xây dựng chiến lược marketing là gì. Cần đảm bảo địa điểm đó có thu hút khách hàng hay không, người tiêu dùng sẽ thuận tiện hơn với hình thức thanh toán nào,...

  • Chương trình khuyến mãi: (Promotion)

Chiến lược này giúp thu hút khách hàng quan tâm đến các dịch vụ của doanh nghiệp mình. Vì vậy, cần nghiên cứu và đưa ra các chương trình ưu đãi hiệu quả, vừa đảm bảo có khách, vừa đem lại lợi nhuận.

  • Con người (People)

Yếu tố con người được đề cập ở đây chính là đội ngũ công nhân viên chăm sóc tại cửa hàng cung cấp dịch vụ. Khi xây dựng chiến lược marketing, cần tìm hiểu và lựa chọn những nhân lực chất lượng, trình độ cao để đem lại lợi nhuận cho công ty.


Để tạo chiến lược marketing đỉnh cao cần chú trọng đến những yếu tố cần thiết
Để tạo chiến lược marketing đỉnh cao cần chú trọng đến những yếu tố cần thiết

Lời kết

Chiến lược marketing là gì và có những phương pháp nào để xây dựng hiệu quả đã được cung cấp rất đầy đủ. Doanh nghiệp muốn phát triển cần phải hoạch định chiến lược marketing để có cái nhìn tổng thể hơn. Bên cạnh đó, cần linh hoạt điều chỉnh chiến lược theo nhu cầu thị trường để thu về được nhiều lợi nhuận.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Thị trường chung cư khu vực phía Nam đang diễn biến ra sao?

8 giờ trước

Lợi thế của các căn hộ sắp bàn giao

8 giờ trước

 Bất động sản nhận nguồn vốn rẻ từ ngân hàng 

8 giờ trước

Dòng tiền rẻ vẫn ở ngoài thị trường, chứng khoán nhận hơn 2 tỷ USD trong một năm

8 giờ trước

Số cửa hàng tiện lợi tăng nhanh: Doanh nghiệp bán lẻ lo giữ thị phần

8 giờ trước