Châu Âu chật vật vượt qua sự mâu thuẫn về việc điều chỉnh giá điện

Thứ tư, 26/10/2022-14:10
Các bộ trưởng năng lượng của khối EU đã phải chật vật với kế hoạch điều chỉnh giá điện cũng như những điểm thiếu sót trong đề xuất áp mức giá trần giá khí đốt.

Theo TTXVN, đó là một vấn đề mang tính cấp bách đối với EU, khi mà khối đang đối mặt với tỉ lệ lạm phát tăng cao vì giá nhiên liệu tăng cao, vốn đã trở nên tồi tệ hơn do mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine.

Nhiều người càng tỏ ra lo lắng khi mùa đông sắp kéo đến khu vực Bắc Bán Cầu cùng với sự căng thẳng của cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tại một số nước EU.

Các nhà lãnh đạo EU vào tuần trước đã thống nhất về một lộ trình quy mô rộng để hạ giá năng lượng cho khu vực này. Trọng trách đưa ra những đề xuất chi tiết để các bên chấp thuận được giao cho Ủy ban châu Âu và các bộ trưởng năng lượng của khối.

Thế nhưng, tại 27 nước châu Âu, sự đa dạng về nguồn năng lượng bao gồm điện gió, khí đốt, than, hạt nhân và thủy điện đã khiến việc tạo nên một chính sách chung áp dụng cho tất cả gặp nhiều khó khăn.


Ủy ban châu Âu và các bộ trưởng năng lượng của khối sẽ đưa ra những đề xuất chi tiết để các bên chấp thuận
Ủy ban châu Âu và các bộ trưởng năng lượng của khối sẽ đưa ra những đề xuất chi tiết để các bên chấp thuận

Giá khí đốt liên tục tăng cao là một vấn đề quan trọng khác nhất là ở Đức, quốc gia này nhập khẩu phần lớn khí đốt từ Nga, cho dù lượng khí đốt này đã giảm đi đáng kể từ khi xung đột bắt đầu nổ ra.

Sản xuất năng lượng đi liền với giá của loại nhiên liệu đắt nhất, nghĩa là khí đốt, dựa theo quy tắc thị trường điện hiện tại của EU. Khoảng 15 thành viên, một nửa thành viên của EU đã ủng hộ một mô hình toàn khối tuân theo mô hình đang được thực hiện tại Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Như vậy, chính phủ phải trợ cấp cho việc dùng khí đốt để sản xuất điện.

Thế nhưng, EC đã chỉ ra trong một văn bản gửi các bộ trưởng năng lượng EU rằng một chính sách như vậy sẽ mang lại những hậu quả bất bình đẳng khi được áp dụng trên toàn khu vực EU.

Một tác động phụ có thể nhận ra là các nước ngoài khối EU có liên kết với mạng lưới điện của EU ví dụ như Thụy Sĩ, Anh và các nước Balkan, được hưởng lợi từ việc trợ giá khí đốt của khối này, bởi vậy, có thể tăng mức tiêu thụ điện.

Một lý do khác là Hà Lan, Ý, Đức và những nước khác phụ thuộc vào những nhà máy điện chạy bằng khí đốt sẽ phải trả mức phí cao hơn để trang trải các khoản trợ cấp, trong khi những nước chủ yếu dùng những nguồn điện khác, chẳng hạn như Pháp sẽ được hưởng lợi về mặt tài chính do chủ yếu dùng điện hạt nhân. 

EC đang kêu gọi đưa ra một phương pháp mang tính cấu trúc hơn. Theo dự định, họ sẽ tách điện từ khí đốt một cách hiệu quả với điện được tạo ra từ nhà máy điện hạt nhân hoặc những nguồn năng lượng tái tạo. Theo đó, đưa ra những mức giá khác nhau cho mỗi loại. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Văn phòng cho thuê: Cạnh tranh về giá chưa phải yếu tố tiên quyết

51 giây trước

Condotel ồ ạt giảm giá tại các thủ phủ du lịch vẫn vắng khách

29 phút trước

Bất động sản nhận động lực từ vốn rẻ của ngân hàng

2 giờ trước

TS. Lê Xuân Nghĩa: Cần dùng biện pháp thương mại với thị trường vàng

2 giờ trước

Thanh Hóa khởi công loạt dự án trọng điểm theo cơ chế, chính sách đặc thù

3 giờ trước