Bạn có biết các mẫu gạch không nung phổ biến hiện nay?

Thứ hai, 18/07/2022-22:07
Gạch không nung là loại gạch xây phổ biến nhất hiện nay, được nhiều người tin tưởng sử dụng bởi các ưu điểm vượt trội. Nếu bạn đang tìm kiếm cho công trình của mình một mẫu gạch không nung tốt nhất, hãy tham khảo bài viết sau đây.

Gạch không nung hay còn gọi là gạch block, gạch bê tông...
Gạch không nung hay còn gọi là gạch block, gạch bê tông...

Gạch không nung hay còn gọi là gạch block, gạch bê tông,… trong quá trình sản xuất ra gạch, sẽ không đổ vào khuôn rồi đưa vào lò nung như các loại gạch nung truyền thống. Mà gạch được tạo thành bằng cách tự đóng rắn sau nguyên liệu được định hình và sản phẩm gạch đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước...

Loại gạch này hiện đang được sử dụng phổ biến và có xu hướng trở thành vật liệu xây dựng trọng yếu, chiếm đến 70% tỷ trọng sử dụng trong tổng số các loại vật liệu xây dựng.

Ở Việt Nam, một số loại gạch không nung phổ biến nhất đó là gạch xi măng, gạch papanh, gạch bê tông nhẹ, gạch bê tông khí chưng áp AAC,…

Ưu, nhược điểm gạch không nung

Bạn có biết các mẫu gạch không nung phổ biến hiện nay? - ảnh 2

Ưu điểm vượt trội của gạch không nung

Gạch không nung là loại gạch khá phổ biến trong lĩnh vực xây dựng trên thế giới, nhưng tại Việt Nam loại gạch này mới bắt đầu trở nên quen thuộc hơn từ năm 2014. Tuy nhiên, cho đến nay, gạch không nung đã cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội.

Đầu tiên, có thể nói việc sản xuất gạch không nung không trải qua quá trình nung đốt và không sử dụng nhiên liệu đốt nên sẽ tránh được tình trạng ô nhiễm môi trường, phá rừng tràn lan để lấy nhiên liệu đốt. Sản xuất gạch không nung cũng không sử dụng đến đất nông nghiệp nên diện tích đất nông nghiệp cũng sẽ không bị ảnh hưởng.

Nguyên liệu để sản xuất gạch không nung khá phong phú như cát vàng, xi măng, mạt đá, xỉ than… Dây chuyền sản xuất không tốn nhân công lao động, có thể tự động hóa hầu hết quy trình nên chi phí nhân công sẽ được tiết kiệm đáng kể.

Khi ứng dụng, gạch không nung có thể phát huy các ưu điểm như: trọng lượng nhẹ, cách nhiệt, cách âm, chống cháy tốt, tiến độ thi công nhanh và không bị tốn chi phí vận chuyển.

Nhược điểm của gạch không nung là gì?

Tuy có nhiều ưu điểm vượt trội, song gạch không nung vẫn có một số nhược điểm. Do nguyên liệu chính sử dụng để sản xuất gạch không nung là cát, đá cho nên sẽ đẩy nhu cầu khai thác đá, cát tăng cao.

Các loại gạch không nung hiện nay


Các loại gạch không nung
Các loại gạch không nung

Hiện nay, có 4 loại gạch không nung chính đó là: Gạch xi măng cốt liệu, gạch ba vanh, gạch không nung tự nhiên, gạch bê tông nhẹ.

Gạch xi măng cốt liệu

Gạch không nung xi măng cốt liệu còn được gọi là gạch blốc (block) được tạo thành từ xi măng và một trong các hoặc nhiều trong các nguyên liệu sau đây: mạt đá, cát vàng, cát đen, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp hoặc đất,…

Loại gạch này đang được sản xuất và sử dụng nhiều nhất trong các loại gạch không nung. Trong các công trình thì gạch không nung xi măng cốt liệu này chiếm tỉ trọng lớn nhất.

Gạch này thường có cường độ chịu lực tốt (>80kg/cm²), tỉ trọng lớn (thường >1.900kg/m³), khả năng chống thấm tốt, cách âm và cách nhiệt tốt, nhưng những loại kết cấu lỗ thì có khối lượng thể tích nhỏ hơn (<1.400kg/m³).

Gạch xi măng cốt liệu được khuyến khích sử dụng nhiều nhất và được ưu tiên phát triển mạnh nhất. Gạch này đáp ứng rất tốt các tiêu chí về kỹ thuật, kết cấu, môi trường, phương pháp thi công. Loại gạch này dễ sử dụng, khi xây dựng dùng vữa thông thường.

Gạch ba vanh

Gạch không nung ba vanh được sản xuất từ nguyên liệu chính đó là xỉ than đồng thời được nén cùng với lượng vôi nhỏ hoặc xi măng để liên kết lại với nhau.

Quy trình sản xuất gạch ba banh được đóng bằng tay hay được làm bằng máy nhưng có công suất rất nhỏ, lực rung ép thấp. Cường độ của loại gạch không nung này thấp 30–50kg/cm², khả năng hút nước cao nên chủ yếu sử dụng để xây những loại tường ít chịu lực.

Gạch không nung tự nhiên

Gạch không nung tự nhiên là gạch hình thành từ các biến thể và sản phẩm phong hóa của đá bazan. Loại gạch này chủ yếu sử dụng ở các vùng có nguồn puzolan tự nhiên, hình thức sản xuất tự phát. Chính vì thế mà số lượng gạch không nung tự nhiên không quá nhiều, chúng chỉ chiếm một diện quy mô nhỏ mà thôi.

Gạch bê tông nhẹ

Gạch bê tông nhẹ có hai loại cơ bản đó là gạch bê tông nhẹ bọt và gạch bê tông nhẹ khí chưng áp AAC.

Gạch khí chưng áp AAC

Gạch không nung bê tông khí chưng áp AAC (Autoclaved Aerated Concrete) hay còn gọi là gạch nhẹ hoặc gạch siêu nhẹ, loại gạch này được sản xuất với nguyên liệu chính là nước, xi măng, đá vôi, thạch cao, cát vàng, bột nhôm, và chất tạo khí.

Qua quá trình chưng áp, gạch bê tông nhẹ sẽ có độ bền vững theo thời gian, cường độ chịu lực cao và độ ổn định của gạch AAC cao hơn những loại gạch bê tông thông thường.

Gạch bê tông nhẹ AAC có khả năng cách nhiệt, chống cháy rất tốt. Cấu trúc bọt khí giúp khả năng cách âm và cách nhiệt cao, tiết kiệm năng lượng tuyệt vời. Tiết kiệm điện năng của điều hòa hơn tới 40% so với các vật liệu thông thường.

Gạch bê tông nhẹ bọt

Gạch bê tông nhẹ bọt được sản xuất bằng công nghệ tạo bọt khí trong kết cấu nên tỷ trọng viên gạch không nung này giảm đi nhiều và nó trở thành đặc điểm ưu việt nhất của dòng gạch này.

Vật liệu chính để sản xuất gạch bê tông nhẹ bọt gồm có xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt hoặc khí hoặc vôi… Sản phẩm được kiểm định chất lượng vượt TCXDVN: 2004 về cường độ chịu nén đối với tỷ trọng D800.

Gạch bê tông bọt có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy tốt, giảm tải trọng cho công trình. Tỷ trọng nhỏ giúp đẩy nhanh tiến độ thi công và tiết kiệm chi phí đầu tư.

Các mẫu gạch không nung phổ biến

Tùy theo từng loại gạch sẽ thiết kế các mẫu gạch không nung khác nhau, theo kích thước và hình dáng. Dưới đây là một số mẫu gạch không nung:

Gạch xi măng cốt liệu


Mẫu gạch xi măng cốt liệu đặc
Mẫu gạch xi măng cốt liệu đặc

Gạch xi măng cốt liệu bao gồm các mẫu gạch đặc và gạch rỗng:

Mẫu gạch xi măng cốt liệu rỗng thường được chế tạo thành những viên gạch hình chữ nhật có 2 lỗ hoặc 4 lỗ, 6 lỗ được tạo ra trong quá trình tạo hình cho sản phẩm.

Mẫu gạch đặc thường được chế tạo dạng viên hình chữ nhật, không có lỗ rỗng với kích thước gạch xi măng cốt liệu đặc tiêu chuẩn là 220mm x 110mm x 60mm.

Gạch ba vanh

Các mẫu gạch ba vanh phổ biến là gạch ba banh 2 lỗ có kích thước 100x150x250mm, 90x140x260mm và 95x150x270mm, 100x140x270mm. Rất nhiều biến thể của loại gạch này có kích thước vừa phải nhằm giúp quá trình thi công đơn giản hơn.

Gạch bê tông khí chưng áp

Dòng gạch nhẹ bê tông khí chưng áp AAC có các mẫu với kích thước tiêu chuẩn chính như sau:

+ Gạch AAC có kích thước là 600x200x100mm: Gạch có chiều dày 100mm (10cm). Được sử dụng để xây tường và xây vách dày 10cm. Định mức 83 viên gạch/1m3, tương ứng xây tường hoặc dùng tôn nền được diện tích 10m2.

+ Gạch AAC kích thước 600x200x150mm: Đây là gạch có chiều dày 150mm (15cm). Sử dụng xây tường, xây vách dày 15cm. Định mức 55 viên gạch/1m3, tương ứng xây tường hoặc tôn nền được diện tích là 6.6 m2.

+ Gạch AAC kích thước 600x200x200mm: Đây là gạch có chiều dày 200mm (20cm), sử dụng để xây tường, xây vách dày 20cm.


Mẫu gạch AAC có kích thước là 600x200x100mm
Mẫu gạch AAC có kích thước là 600x200x100mm

Gạch bê tông bọt nhẹ

Bê tông bọt nhẹ có  2 loại:

– Bê tông bọt nhẹ tỷ trọng thấp: với tỷ trọng từ 256 Kg/m3 – 610 Kg/m3;

– Bê tông bọt nhẹ chịu lực: tỷ trọng gạch từ 1360 Kg/m3 – 1920 Kg/m3.

Bạn có biết các mẫu gạch không nung phổ biến hiện nay? - ảnh 6

Có nên sử dụng gạch không nung không để xây dựng nhà ở không?

Gạch không nung phù hợp cho mục đích xây nhà ở của bạn, nếu bạn muốn xây nhà với giá thành rẻ, bền mà vẫn có những chức năng cơ bản như chống thấm, cách âm và cách nhiệt tốt thì bạn có thể sử dụng gạch không nung.

Lưu ý khi xây nhà với gạch không nung

Khi lựa chọn xây nhà ở bằng gạch không nung, bạn cần lưu ý lựa chọn loại gạch chất lượng tại các cơ sở uy tín, đã có chứng nhận MÁC đảm bảo, rõ ràng. 

Khi thi công nên chọn thợ xây có tay nghề tốt, kinh nghiệm vững vàng.

Khi xây bằng gạch không nung, bạn có thể sử dụng vữa thông thường, sau khi đã trát vữa, thi công khoảng 3 tiếng thì bạn nên tưới nước 3-6 lần/ngày. Tưới liên tiếp từ 4-6 ngày tiếp theo cho công trình.

Lời kết

Gạch không nung loại vật liệu xây dựng đang được sử dụng phổ biến và ưu tiên phát triển với nhiều mẫu mã, chủng loại. Hy vọng trong tương lai, loại gạch này có thể thay thế được gạch đất nung truyền thống mang lại hiệu quả về kinh tế cũng như các giá trị về môi trường.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tuổi Tuất hợp hướng nào? Mẹo phong thủy để chọn hướng nhà, hướng phòng mang lại may mắn, tài lộc

Tuổi Ngọ hợp hướng nào để mua nhà, sắp xếp phòng ngủ, phòng bếp cho phù hợp?

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Tin mới cập nhật

Những sếp lớn không cần trả lương trong quý I/2024

12 phút trước

Giới chuyên gia dự báo gì về thị trường bất động sản trong thời gian tới?

1 giờ trước

Tiềm năng của Gen AI rất lớn, dự kiến đạt 1.300 tỷ USD vào năm 2032

1 giờ trước

Quý I/2024: Thép Pomina lỗ hơn 225 tỷ đồng, nợ vay cao gấp hơn 5 lần vốn chủ sở hữu

1 giờ trước

Sôi động giao dịch đất nền Hà Nội giá dưới 2 tỷ đồng/lô

1 giờ trước