Giãi mã quy luật ngũ hành tương sinh và tương khắc từ A-Z

Thứ hai, 19/10/2020-18:10

Từ xưa đến nay, xem ngũ hành luôn là một yếu tố hết sức quan trọng gắn bó trên nhiều phương diện như ngũ hành màu sắc, ngũ hành các con số hay ngũ hành bát quái,... Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu chính xác và áp dụng quy luật này đúng cách. Vậy ngũ hành là gì? Áp dụng quy luật đó như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây!

 Ảnh 1: Khám phá những điều thú vị về ngũ hành.(Nguồn Internet)
Ảnh 1: Khám phá những điều thú vị về ngũ hành.(Nguồn Internet)

Tìm hiểu về ngũ hành

 Ảnh 2:Ngũ hành là gì?.(Nguồn Internet)
Ảnh 2:Ngũ hành là gì?.(Nguồn Internet)

Theo lý thuyết triết học cổ Trung Hoa, ngũ hành bao gồm 5 yếu tố cơ bản nhất tồn tại trong vũ trụ đó là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Theo đó, quá trình mọi vạn vật sinh ra, tồn tại, phát triển đều dựa trên 5 trạng thái này. 

Đây cũng chính là quy ước chung để có thể xác định và xem xét các mối tương quan của sự vật trong vũ trụ chứ không phải mang ý nghĩa vật chất thông thường. Ngũ hành bao gồm 3 đặc tính quan trọng: 

  • Lưu hành: mọi vật chất đều tồn tại và chuyển động trong không gian và thời gian như việc lửa sẽ đốt cháy mọi thứ khi xuất hiện.
  • Luân chuyển: mọi vật chất trong vũ trụ đều có sự vận động, phát triển không ngừng như việc con người được sinh ra và dần lớn lên, trưởng thành theo thời gian.
  • Biến đổi: mọi vật có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác để liên tục tồn tại như lửa đốt mộc thành tro, mộc lớn lên bị cưa đổ để làm giấy,... 

Có thể bạn quan tâm: Tử vi trọn đời cho tuổi Ất Dậu 2005 Nam| Nữ mạng

Chi tiết các loại ngũ hành

 Ảnh 3:Tìm hiểu chi tiết về các yếu tố trong ngũ hành.(Nguồn Internet)
Ảnh 3:Tìm hiểu chi tiết về các yếu tố trong ngũ hành.(Nguồn Internet)

Theo lý thuyết ngũ hành, mỗi yếu tố đều có những tính chất tượng trưng riêng trong mỗi lĩnh vực hay mỗi phương diện. Theo đó, quan hệ ngũ hành trong các phương diện được liệt kê cụ thể như sau:

Hệ theo mệnh ngũ hành tương ứng tuổi

  • Bảng tóm tắt mệnh ngũ hành theo tuổi:
Ngũ hành Năm sinh Ngũ hành nạp âm
Kim 1962, 1963, 1970, 1971, 1984, 1985, 1992, 1993, 2000, 2001… Sa Trung Kim

Kiếm Phong Kim

Kim Bạch Kim

Bạch Lạp Kim

Thoa Xuyến Kim

Hải Trung Kim

Mộc 1958, 1959, 1972, 1973, 1980, Tân Dậu 1981, 1988, 1989, 2002, 2003… Bình Địa Mộc

Tang Đố Mộc

Thạch Lựu Mộc

Dương Liễu Mộc

Đại Lâm Mộc

Tùng Bách Mộc

Thủy 1966, 1967, 1974, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005… Giản Hạ Thủy

Đại Khê Thủy

Đại Hải Thủy

Trường Lưu Thủy

Thiên Hà Thủy

Tuyền Trung Thủy

Hỏa 1956, 1957, 1964, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994, 1995… Lư Trung Hỏa

Sơn Đầu Hỏa

Tích Lịch Hỏa

Sơn Hạ Hỏa

Phú Đăng Hỏa

Thiên Thượng Hỏa

Thổ 1960, 1961, 1968, 1969, 1976, 1977, 1990, 1991,1998, 1999… Lộ Bàng Thổ

Đại Trạch Thổ

Sa Trung Thổ

Bích Thượng Thổ

Thành Đầu Thổ

Ốc Thượng Thổ

Ngũ hành Kim

Hành Kim bao gồm các yếu tố thể rắn cùng với sức chứa dựng của kim loại. Đặc trưng tiêu biểu nhất của hành Kim là sự truyền dẫn. Với trạng thái tích cực, Kim truyền dẫn mọi thứ từ thông tin, ý tưởng của vạn vật một cách nhanh chóng, chi tiết một cách sắc sảo. Nhưng ngược lại, hành Kim sẽ truyền dẫn sự hủy hoại, mệt mỏi nếu ở trạng thái tiêu cực. 

 Ảnh 4: Chi tiết về ngũ hành Kim.(Nguồn Internet)
Ảnh 4: Chi tiết về ngũ hành Kim.(Nguồn Internet)

Người mang mệnh Kim sinh vào các năm: 1962 (Nhâm Dần ), 1963 (Quý Mão), 1970 (Canh Tuất), 1971 (Tân Hợi), 1984 (Giáp Tý), 1985 (Ất Sửu),...Theo đó, người mệnh Kim thường có tính cách độc đoán, cương quyết, tham vọng và rất có ý chí theo đuổi mục tiêu đã định sẵn. Ngoài ra, một trong những điều khiến họ có danh vọng là do tính tự chủ, độc lập cao và cực kỳ nghiêm túc. 

Ngũ hành Mộc

Ngũ hành Mộc thường được nhìn nhận dưới hình tượng cây cối và sẽ mang đặc trưng mềm dẻo nếu thuộc khí âm và mang tính chất cứng rắn như gỗ nếu thuộc khí dương. Ngoài ra, với mục đích lành, mộc sẽ đại diện cho sự chống đỡ nhưng chắc nhưng với mục đích dữ sẽ đại diện cho hình tượng ngọn giáo mang hướng tấn công. 

Người thuộc hành Mộc sinh vào các năm: 1958 (Mậu Tuất), 1959 (Kỷ Hợi), 1972 (Nhâm Tý), 1973 (Qúy Sửu), … Nhìn chung, người thuộc mệnh Mộc thường có tính cách ôn hòa, và rất năng nổ, nhiệt huyết và có nhiều ý tưởng sáng tạo nên được nhiều người xung quanh yêu mến. Người này được đánh giá rất nhiệt thành và nhiều ưu điểm kể trên, còn theo khía cạnh tiêu thì này thường thiếu kiên nhẫn và hơi bốc đồng.

Ngũ hành Thủy

 Ảnh 5: Chi tiết về ngũ hành Thủy.(Nguồn Internet)
Ảnh 5: Chi tiết về ngũ hành Thủy.(Nguồn Internet)

Đại diện tiêu biểu của hành Thủy là mùa đông nước. Với trạng thái tích cực, Thủy mang đến sự hỗ trợ, nâng đỡ một cách bài bản, nhưng với trạng thái tiêu cực, Thủy có xu hướng đem lại sự hao mòn, kiệt quệ, liên hệ với cảm xúc là sự sợ hãi, hoang mang. 

Người thuộc hành Thủy sinh vào các năm: 1966 (Bính Ngọ), 1967 (Đinh Mùi), 1974 (Giáp Dần ), 1975 (Ất Mão),... Người thuộc hành Thủy nhìn chung có tính cách rất khôn ngoan, biết nắm bắt tâm lý và thuyết phục người khác nên rất giỏi trong việc giao tiếp, thương lượng. 

Vì vậy, với khía cạnh tích cực sẽ thấy họ rất khéo léo, biết lắng nghe và dễ dàng thích nghi. Tuy nhiên, ở mặt tiêu cực thì thường sẽ bị quan trọng hóa vấn đề, sống quá nội tâm và được xem như là người bí ẩn.

Ngũ hành Hỏa

Đại diện tiêu biểu của hành Hỏa là mùa hè, lửa hay sức nóng. Với trạng thái tích cực, Hỏa mang lại ánh sáng, sự ấm áp hay sự công bằng và danh dự; nhưng với khía cạnh tiêu cực, Hỏa có xu hướng đem lại sự bạo lực, gây gổ hay chiến tranh.

 Ảnh 6: Ngũ hành hỏa.(Nguồn Internet)
Ảnh 6: Ngũ hành hỏa.(Nguồn Internet)

Người thuộc mệnh Hỏa thường sinh vào các năm: 1956 (Bính Thân), 1957 (Đinh Dậu), 1964 (Giáp Thìn), 1965 (Ất Tỵ),... Nhìn chung, người mệnh Hỏa có tố chất lãnh đạo, hiểu biết, trực giác mạnh mẽ và rất khôn ngoan. Tuy nhiên họ lại có phần bốc đồng, nóng tính, khó giấu được cảm giác thất vọng.

Ngũ hành Thổ

Đại diện tiêu biểu của hành Thổ là môi trường trú ẩn, tồn tại và phát triển của các sinh vật ký sinh. Với trạng thái tích cực, Thổ mang lại sự thông minh và tính bản năng; nhưng với khía cạnh tiêu cực, Hỏa có xu hướng đem lại sự chán nản, ngột ngạt vô cớ. 

 Ảnh 7: Chi tiết về ngũ hành Thổ.(Nguồn Internet)
Ảnh 7: Chi tiết về ngũ hành Thổ.(Nguồn Internet)

Người thuộc mệnh Thổ sinh vào các năm: Canh Tý 1960, Tân Sửu 1961, Mậu Thân 1968, Kỷ Dậu 1969, Bính Thìn 1976, Đinh Tỵ 1977,... được đánh giá chung là rất đôn hậu, kiên trì, sống nội tâm và là một chỗ dựa tương trợ quan trọng của những người xung quanh. Tuy nhiên, họ hay nhận phần thiệt về mình và có xu hướng chịu đựng một mình.

Tướng lý ngũ hành theo mệnh

 Ảnh 8: Tướng lý con người cũng được xác định dựa vào ngũ hành.(Nguồn Internet)
Ảnh 8: Tướng lý con người cũng được xác định dựa vào ngũ hành.(Nguồn Internet)

Tướng người mệnh Kim

Tính cách của người mệnh kim thường kiên cường, cứng rắn và thẳng thắn, nên vẻ bề ngoài của họ cũng góp phần làm tôn lên những phẩm chất này, cụ thể như:  

  • Khuôn mặt: các nét chủ đạo trên gương mặt như trán, cằm tai,... đều mang vẻ vuông vức, ngay ngắn theo hình vuông hay hình chữ nhật. Đây còn gọi là tướng ngũ phương theo cách gọi của người Trung Hoa.
  •  Thân hình: Vóc dáng không quá cao không quá thấp nhưng toát lên vẻ đĩnh đạc, rắn chắc nhưng không lộ.
  •  Sắc da: trắng, tươi mát.
  • Giọng nói: Giọng có độ cao vừa phải, ấm cúng nhưng không quá cứng nhắc cũng không quá mềm dẻo và có tiếng vang.

Tướng người mệnh mộc 

Một số đặc điểm tiêu biểu về tướng hình của người mệnh Mộc càng làm nổi bật tính cách nhanh nhẹn, nhiệt tình, tốt bụng :

  • Khuôn mặt: họ sở hữu những nét đặc điểm như mắt sáng và có hồn, môi đỏ tươi tắn, mặt mày thanh tú nhưng trán thường hơi dựng, xương mũi cao nhưng không thẳng và xương hầu với nam giới lộ rất rõ
  • Thân hình: dáng cao nhưng lại gầy, bề dài phát triển rất tốt nhưng bề ngang lại kém cạnh hơn nhiều.
  • Giọng nói: cao và trong trẻo

Tướng người mệnh Thủy

Một số đặc trưng tiêu biểu của một người mang mệnh Thủy như sau:

  • Khuôn mặt: đầy đặn nhưng không phải béo, ngũ quan rất đầy đặn như mắt to, lông mày rậm, môi đầy đặn,...
  • Thân hình: tròn trịa, cả bụng và tay đều mang những nét mũm mĩm của sự đầy đặn chứ không phải quá béo, thịt dày nhưng xương lại nhỏ nên xương có vẻ yếu.
  • Sắc da: ngăm đen nhưng rất mịn màng
  • Giọng nói: hơi trầm nhưng lại rất đặc

Tướng người mệnh Hỏa

Cũng như tính chất của lưa, người mệnh Hỏa thường có tính khí nóng nảy nhưng rất mạnh mẽ và can đảm. Một số đặc trưng tiêu biểu của người mệnh này:

  • Khuôn mặt: có hình tam giác, trán hẹp nhưng cằm hơi rộng, đôi mắt to và có thể bị lồi nhưng có những nét gân gước cực kỳ thon gọn.
  • Thân hình: vóc dáng người mệnh Hỏa theo như miêu tả thì trên hẹp, dưới rộng tương tự như khuôn mặt họ. 
  • Sắc da: hồng hào ,sáng sủa
  • Giọng nói: hơi khàn

Tướng người mệnh Thổ

Người mệnh Thổ với tính cách ôn hòa, nhẫn nại cũng được thể hiện rõ trong một số đặc điểm tiêu biểu về tướng hình như sau:

  • Khuôn mặt: Ngũ quan đều và tròn, trán ngắn nhưng lại khá rộng, lông mày rậm và hình lông mày dài, đặc biệt là đôi mắt rất cuốn hút, lông mi dày và cong.
  • Thân hình: có phần hơi gồ ghề và không được thanh thoát cho lắm vì eo hơi thô, vai nặng nề nhưng xương thịt lại nhẹ.
  • Sắc da: trắng sáng, đều màu nhưng dễ ăn nắng và bị dị ứng.  

12 con giáp theo ngũ hành

Ngũ hành liên kết với nhiều lĩnh vực trên nhiều phương diện và với 12 con giáp cũng vậy, ngũ hành 12 địa chi chỉ  ra những đặc điểm nổi bật trong tính cách con người như sau:

12 con giáp Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Cần cù, ham học hỏi, rất hiếu thuận  Nhạy bén , cẩn trọng, khoan dung Dũng cảm, dứt khoát, nhưng thiếu trách nhiệm Nghiêm túc, khiêm tốn, dễ thỏa mãn Thông minh, nhanh nhẹn nhưng gặp nhiều trắc trở
Sửu Nhiệt tình, tốt bụng, không giữ được tiền Lanh lợi, hoạt bát nhưng thẳng thắn quá mức Có ý chí, có lập trường, nhưng đào hoa Lanh lợi, giỏi tiết kiệm nhưng ích kỷ Thông minh, giỏi tính toán nhưng đa nghi
Dần Giỏi giang, có nhiều tài lẻ nhưng nhẹ dạ cả tin Lanh lợi, tính độc lập cao nhưng dễ bị dao động Nhiệt tình, sôi nổi nhưng cố chấp Thông minh, nghiêm túc nhưng kiêu ngạo Lanh lợi, tốt bụng nhưng nhẹ dạ cả tin
Mão Lương thiện, cầu tiến nhưng bảo thủ Lanh lợi, sáng tạo nhưng ích kỷ Nhạy bén , tốt bụng nhưng dễ dựa dẫm Khoan dung, lương thiện nhưng dễ nóng nảy Có ý chí, khát vọng nhưng kiêu ngạo
Thìn Thẳng thắn, cương trực và khó nắm bắt Xuất chúng, trầm tính nhưng nhỏ nhen Kiên nhẫn, nhìn xa trông rộng nhưng thiếu cá tính Nhạy bén, đào hoa nhưng khác cố chấp Cầu tiến, nhẫn nại nhưng dễ yếu lòng
Tỵ Có dũng khí, cầu tiến nhưng khá tự phụ Coi trọng quy tắc và đam mê quyền lực Hoạt bát, vui vẻ nhưng thiếu lý trí Tư duy nhanh nhạy, nhìn xa trông rộng nhưng thiếu kiên nhẫn Lanh lợi, thương người  nhưng đố kỵ
Ngọ Năng động , sáng tạo nhưng có phần bộp chộp Vô tư, chu toàn nhưng tham vọng Thông minh, lanh lợi nhưng cố chấp Lương thiện, lạc quan yêu đời nhưng không giỏi tính toán Ngay thẳng, chân thật nhưng không khéo ăn nói
Mùi Độc lập, thân thiện nhưng dễ mù quáng Ôn nhu, nghĩa khí và khiêm tốn Ôn hòa, coi trọng bạn bè nhưng không giỏi quản tiền Cương trực, thẳng thắn nhưng dễ nóng nảy Hiền hòa, có ý chí nhưng thiếu quyết đoán
Thân Thông minh, có tài nhưng hơi cứng nhắc Tốt bụng, nhanh nhẹn nhưng có phần cố chấp Nhanh nhẹn, trách nhiệm nhưng thiếu tự tin Thông minh, lanh lợi nhưng nóng vội Lạc quan  nhưng cố chấp
Dậu Tư duy rõ ràng, nghị lực và quyết tâm Coi trọng gia đình, biết giữ hòa khí nhưng thiếu tập trung Thông minh, giỏi giang nhưng dễ mềm lòng Coi trọng sự nghiệp, cầu tiến nhưng nóng nảy Lanh lợi, quyết đoán nhưng tự cao
Tuất Cẩn trọng, nghiêm túc nhưng bảo thủ Đơn giản, biết tiết kiệm nhưng keo kiệt Khiêm nhường, ham học hỏi nhưng dễ bị dao động  Nhu nhòa, lương thiện nhưng cố chấp Có tinh thần trách nhiệm nhưng khô khan
Hợi Phóng khoáng, có chữ tín nhưng bốc đồng Kiên trì, thực tế nhưng phung phí Thông minh, lanh lợi nhưng dễ dao động Lanh lợi, tốt bụng nhưng dựa dẫm Chân thật, tốt bụng nhưng khô khan

Quy luật tương sinh tương khắc trong ngũ hành

 

 Ảnh 9: Ngũ hành tồn tại và phát triển theo nhiều quy luật.(Nguồn Internet)
Ảnh 9: Ngũ hành tồn tại và phát triển theo nhiều quy luật.(Nguồn Internet)

Các quy luật của ngũ hành chính là việc thể hiện sự chuyển hóa, giao thoa qua lại giữa trời và đất góp phần tạo nên những mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau của vạn vật, giúp vật chất tồn tại và phát triển. Nội dung từng quy luật cụ thể như sau:

Quy luật ngũ hành tương sinh

Tương sinh trong ngũ hành có nghĩa là vật này có tác dụng thúc đẩy, nâng đỡ, nuôi dưỡng , giúp vật kia phát triển và đây là mối quan hệ hai chiều, tạo nên sự cộng hưởng, nương tựa lẫn nhau để cũng tồn tại. Nội dung cụ thể của quy luật tương sinh như sau:

  • Mộc sinh Hỏa: Mộc chính là nguyên liệu của Hỏa, cây khô (hành Mộc) khi bị đốt cháy sẽ sinh ra lửa(hành Hỏa).
  • Hỏa sinh Thổ: Hỏa biến mọi thứ thành Thổ, lửa (hành Hỏa) có thể đốt cháy vật chất, biến nó thành tro bụi và trở về, hòa quyện lại với đất (hành Thổ).
  • Thổ sinh Kim: Thổ là môi trường lưu giữ Kim, trong thực tế, mọi kim loại (hành Kim) đều nằm dưới mặt đất và phải được khai thác qua các tầng lớp đất (hành Thổ) để lấy được chúng.
  • Kim sinh Thủy: Kim có thể biến thành yếu tố Thủy ,kim loại (hành Kim) khi được nung chảy ở nhiệt độ thích hợp sẽ chuyển từ dạng rắn sang lỏng (hành Thủy).
  • Thủy sinh Mộc: Thủy giúp mộc tăng trưởng và phát triển; cây cối, thực vật (hành Mộc) cần có nước (hành Thủy) để duy trì sự sống, tăng trưởng và phát triển.

Quy luật ngũ hành tương khắc

 Ảnh 10: Quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc.(Nguồn Internet)
Ảnh 10: Quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc.(Nguồn Internet)

Tương khắc trong ngũ hành ám chỉ sự cản trở, khắc chế sự phát triển lẫn nhau của các yếu tố trong vũ trụ. Tương khắc kết hợp với tương sinh làm cân bằng hệ vật chất và duy trì được sự cân bằng này sẽ đem lại một trạng thái tối ưu nhất cho sự tồn tại và vận động của vũ trụ. Nguyên lý cụ thể của quy luật này là:

  • Thủy khắc Hỏa: hiểu đơn giản nhất là lửa (hành Hỏa) dễ bị nước (hành Thủy) dập tắt.
  • Hỏa khắc Kim: Kim loại (hành Kim) sẽ bị nung chảy ở nhiệt độ thích hợp  bởi lửa (hành Hỏa).
  • Kim khắc Mộc: Các loại dụng cụ sắc bén như dao hay vũ khí được làm bằng kim loại (hành Kim) có thể được dùng để chặt đổ, phá hủy cây cối (hành Mộc).
  • Mộc khắc Thổ: Cây cối (hành Mộc) hút nước và các chất dinh dưỡng cần thiết có trong đất (hành Thổ) để sinh trưởng và phát triển làm đất trở nên nghèo nàn, kiệt quệ.
  • Thổ khắc Thủy: Đất ( hành Thổ) ngăn chặn dòng chảy (hành Thủy), làm giảm tốc độ chảy của nước và làm nước bị hút vào lòng đất.

Quy luật ngũ hành phản sinh

Quy luật ngũ hành phản sinh là một hệ quả của quy luật ngũ hành tương sinh. Theo đó, các yếu tố tử phát triển quá mạnh mẽ của yếu tố mẫu làm nảy sinh các vấn đề liên quan, làm phản tác dụng vốn có của tương sinh, mất sự cân bằng trong ngũ hành, nếu trình trạng này duy trì quá lâu có thể dẫn đến diệt vong. Lý giải cụ thể như sau:

  • Kim bị vùi lấp trong Thổ: đất (hành Thổ) là nơi ẩn chứa kim loại (hành Kim), nhưng nếu đất quá tốt, lớp đất quá dày sẽ vùi lấp kim loại sâu hơn, gây khó khăn trong việc tìm kiếm và khai thác để sử dụng.
  • Thổ bị Hỏa thiêu rụi: Lửa (hành Hỏa) giúp đốt vật chất về với cát bụi (hành Thổ) nhưng lửa bốc cháy quá mạnh mẽ và dữ dội sẽ thiêu rụi luôn cả đất.
  • Hỏa phát triển mạnh gây hại: Cây cối là nguyên liệu của lửa, tuy nhiên, nếu cây cối quá nhiều sẽ khiến lửa bốc cháy không thể cản nổi, dẫn đến hiện tượng phá hủy , gây ảnh hưởng đến các yếu tố vật chất khác và quan trọng là đe dọa tính mạng con người.
  • Mộc bị Thủy cuốn trôi: nước (hành Thủy) giúp cây cối (hành Mộc) sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, lượng nước quá nhiều khiến cây bị úng nước và các hiện tượng lũ lụt cò khiến cây cối bị cuốn trôi.
  • Kim nhiều khiến Thủy bị đục: dù kim loại khi bị nung chảy sẽ biến thành dạng lỏng nhưng nếu qua nhiều kim tồn tại ở dạng này sẽ khiến nước không còn trong, vì nước là yếu tố ảnh hưởng đến mọi vật chất nên khi bị đục sẽ gây ra nhiều hệ quả khác như con người thiếu nước sạch để uống,…

Quy luật ngũ hành phản khắc

Quy luật phản khắc là một nguyên lý phát sinh do hệ quả của quy luật tương khắc. Theo đó, nếu các nó khắc quá mạnh, phát triển quá dữ dội sẽ khiến nó bị phản tác dụng. Nguyên lý này được lý giải cụ thể như sau:

  • Mộc khiến Kim bị gãy: cây quá lớn và cứng cáp sẽ khiến dao sử dụng để cưa nó bị cùn lại hoặc bị gãy.
  • Thổ khiến Mộc bị suy yếu ngược lại: cây cối hút nước và chất dinh dưỡng trong đất khiến nó trở nên kiệt quệ và nghèo nàn, tuy nhiên nếu tầng lớp đất dày, tươi tốt quá mức có thể khiến cây cối bị tình trạng dư chất dinh dưỡng, dẫn đến “bội thực” và suy yếu.
  • Thủy bào mòn Thổ: đất làm cản dòng chảy của nước nhưng nếu dòng chảy quá mạnh sẽ cuốn đất đi theo gây ra sạt lở, xói mòn đất.
  • Hỏa làm cạn Thủy: nước là yếu tố dập tắt lửa nhưng nếu lửa quá mạnh, nước sẽ bị bốc hơi dần và bị lửa làm cạn  kiệt trước khi dập dắt được nó.
  • Kim dập tắt Hỏa: lửa là yếu tố làm nung chảy kim loại nhưng với những kim loại quá mạnh, nhiệt độ không đủ để tác động có thể bị kim loại dập tắt ngược lại.

Ứng dụng ngũ hành tương sinh, tương khắc vào các lĩnh vực

 Ảnh 11: Ngũ hành được ứng dụng trên nhiều phương diện của cuộc sống.(Nguồn Internet)
Ảnh 11: Ngũ hành được ứng dụng trên nhiều phương diện của cuộc sống.(Nguồn Internet)

Ngũ hành về Kim – Mộc - Thủy – Hỏa – Thổ là một phạm trù chứa đựng nhiều điều thú vị và bí ẩn nhưng không hề mê tín, ngược lại còn làm cho cuộc sống thêm phong phú với những ứng dụng quan trọng trong cuộc sống:

Ngũ hành/ lĩnh vực Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Con số (Hà Đồ và Phi tinh) 4,6,7 3, 4 1 12, 9 2, 5, 8
Màu sắc Trắng Xanh Đen Đỏ Vàng
Phương hướng Tây Đông Bắc Nam Trung tâm
Thiên Can Canh, Tân Giáp, Ất Nhâm, Quý Bính, Đinh Mậu, Kỷ
Địa chi Thân, Dậu Dần, Mão Tý, Hợi Tị, Ngọ Sửu, Thìn, Mùi, Tuất
Mùi vị Cay Chua Mặn Đắng Ngọt, nhạt
Tứ tượng Bạch Hổ Thanh Long Huyền Vũ Chu Tước Kỳ Lân
Bát quái Đoài, Càn Chấn, Tốn Khảm Ly Khôn, Cấn
Thiên Văn Kim tinh Mộc tinh (Thái Tuế) Thủy tinh Hỏa tinh Thổ Tinh
Ngũ tạng Phổi Gan Thận Tim Tỳ
Ngũ thường Nghĩa Nhân Trí Lễ Tín
Ngũ giới Trộm cướp, tranh giành Sát (Sát sinh) Uống rượu, ăn thịt Xảo trá, gian dối Si (Tà dâm)
Cơ thể Tay phải Tay trái Từ 2 chân lên cổ gáy Vùng bụng Giữa ngực
Giọng nói Thương thanh Giốc thanh Vũ thanh Chủy thanh Cung thanh

 

Ngoài ra, ngũ hành còn được ứng dụng vào một số khía cạnh sau:

Xem hướng nhà đất có Mệnh hợp hướng

  • Mệnh Mộc: Hướng Đông, Nam và Đông Nam
  • Mệnh Kim: Hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam
  • Mệnh Thủy: Hướng Đông Nam, Bắc và Tây Bắc
  • Mệnh Hỏa: Hướng chính Nam
  • Mệnh Thổ hợp: Hướng Đông Bắc và Tây Nam.

Chọn cây cảnh theo ngũ hành

  • Cây thuộc Mệnh Kim:  cây Bạch Mã Hoàng Tử, cây Lan Ý, Cây Ngọc Ngân,…
  • Cây thuộc Mệnh Hỏa: cây có màu sắc đỏ như cây Trầu bà Đế Vương đỏ, cây đa Búp Đỏ, cây Vạn Lộc giúp tăng vượng khí tài lộc cho gia đình.
  • Cây thuộc hành Mộc: cây Vạn Niên Thanh, cây Trường Sinh, cây Ngọc Bích,..
  • Cây thuộc Thủy: cây Phát Tài Búp Sen, cây Phát Lộc, các cây dòng họ Tùng (cây Thủy Tùng, Tùng Bồng Lai,…) giúp tài lộc.
  • Cây thuộc hành Thổ:cây Lưỡi Hổ Vàng, cây Lan Hồ Điệp hay cây Ngũ Gia Bì,..

Chú ý về màu sắc

Với màu sắc càng sáng thì độ “tính dương” càng cao, màu sắc mà càng tối thì “tính âm” càng lớn. Tính âm dương của màu sắc được thể hiện ở:

  • Màu đỏ ( tính + mạnh nhất)
  • Màu vàng (tính + mạnh)
  • Màu trắng ( -, + cân bằng)
  • Màu xanh (tính – nhẹ)
  • Màu đen ( tính – mạnh)

Đặt tên con theo mệnh

Việc đặt tên con thường được dựa theo quy luật tương sinh nhằm mang đến những điều tốt đẹp và những lợi ích cho trẻ:

Đặt tên con theo mệnh Kim:  

Cha mẹ nên đặt tên cho con theo hành Kim hoặc hành Thổ để mang lại nhiều may mắn, thuận lợi, tránh đặt tên theo các yếu tố thuộc hành Hỏa vì Hỏa khắc Kim. 

  • Một số tên cho bé trai: Quảng Khải , Trọng Nguyên, Tùng Sơn, Đức Anh, Quốc Hưng, Văn Khánh,...
  • Một số tên cho bé gái: Khánh Ngân, Ngọc Trâm, Minh Nguyệt, Phương Kiều, Ngọc Châu,...

Đặt tên con theo mệnh Mộc:

Theo quy luật ngũ hành, các em bé mệnh Mộc nên được đặt theo tên thuộc yếu tố bản mệnh hoặc của hành Thủy và tránh hành Kim. Một số gợi ý cụ thể như:

  • Với bé trai: Hoàng Bách, Minh Khôi, Quốc Tuấn, Quốc Cường, Nhật Quang,...
  • Với bé gái: Quỳnh Nga, Thảo Nguyên, Anh Đào, Hương Giang, Quỳnh Ngọc,...

Đặt tên con theo mệnh Thủy:

Với các bé mệnh Thủy, cha mẹ nên lựa chọn đặt tên con theo hành Thủy và hành Kim, né tránh đặt tên theo hành Thổ để mang lại những thuận lợi cho trẻ. Một số gợi ý cụ thể như: 

  • Với bé trai: Minh Hợp, Văn Toàn, Đức Thắng, Thanh Vũ, Anh Vũ,...
  • Với bé gái: Hồng Nhung, Thu Thủy, Phương Uyên, Nhật Lệ, Mai Hoa,...

Đặt tên con theo mệnh Hỏa: 

Các bậc phụ huynh nên đặt tên cho bé mệnh Hỏa theo hành bản bệnh hoặc hành Mộc, tránh đặt theo hành Thủy vì theo quy luật ngũ hành thì Mộc sinh Hỏa, Thủy khắc hỏa. Một số gợi ý đặt tên cụ thể như:

  • Với bé trai: Thanh Lâm, Quốc Nhật, Quang Đăng, Gia Huân, Ngọc Huy,...
  • Với bé gái: Thanh Huyền, Mỹ Linh, Thư Dung, Nhật Hạ, Linh Đan,...

Đặt tên con theo mệnh Thổ:

Với các bé mệnh Thổ, cha mẹ nên đặt tên theo hành Thổ và hành Hỏa, tránh đặt các tên trong hành Mộc để không chỉ giúp mang lại may mắn, thuận lợi cho trẻ mà còn né được các vận xui rủi, xấu xa. Một số gợi ý cụ thể như:

  • Với bé trai: Trung Kiên, Hữu Thắng, Gia Bảo, Hữu Thành, Ngọc Sơn
  • Với bé gái: Ngọc Khuê, Thúy Ngân, Minh Hồng, Ngọc Cát,...

Trấn phong thủy theo ngũ hành

Hiện nay, việc sử dụng trấn phong thủy theo ngũ hành được ứng dụng khá nhiều vào đời sống như dùng cho gia đình, khu chung cư, biệt thự,...giúp kích hoạt năng lượng tốt, hóa giải năng lượng xấu.

 Ảnh 12: Các yếu tố của ngũ hành dùng để trấn phong thủy rất hiệu quả.(Nguồn Internet)
Ảnh 12: Các yếu tố của ngũ hành dùng để trấn phong thủy rất hiệu quả.(Nguồn Internet)

Dùng Kim trấn phong thủy

Thông thường, người ta sẽ dùng các linh vật như Long, Ly, Quy, Phượng, Tỳ Hưu, Kỳ Lân,... hay một trong các con giáp bản mệnh của từng người và đặt tại các vị trí trong nhà, trong phòng làm việc hay nơi cần thiết để trấn phong thủy theo Kim, giúp tăng cường năng lượng và may mắn.

Dùng Mộc trấn phong thủy

Đại diện tiêu biểu nhất của Mộc là cây cối nên người ta thường dùng cây cảnh mang các ý nghĩa tâm linh và phong thủy phù hợp để trưng bày, chăm sóc như Phát tài, Kim tiền, Cúc vạn thọ, hoa Ngũ sắc hay quý hiếm hơn là Trầm hương, Ngọc am,.. Cây càng tươi tốt thì việc trấn phong thủy càng mạnh, mang lại may mắn trong tình cảm, công việc và sức khỏe.

Dùng Thủy trấn phong thủy

Thông thường, người ta sẽ dùng các vật thuộc hành Thủy như trang trí hồ cá, đài phun nước hay kể cả phòng tắm, bồn nước,... để trấn phong thủy. Việc dùng Thủy để trấn có tác dụng tốt cho tài vận, con đường công danh, sự nghiệp của gia chủ.

Dùng Hỏa trấn phong thủy

Với việc dùng hỏa để trấn phong thủy, người ta thường đặt bếp theo hướng tốt, hợp tuổi với gia chủ, nhất là người nam trong gia đình để giúp gia tăng hòa khí, thuận buồm xuôi gió. Ngoài ra, với các khu chung cư thường dùng lò hóa vàng để trấn. Tuy nhiên, trên thực tế việc đặt các vị trí này còn phải xem xét kỹ lưỡng về tổng thể và cả chi tiết để chọn ra hướng thích hợp. 

Dùng Thổ trấn phong thủy

Thông thường, việc trấn phong thủy bằng Thổ sẽ dùng các loại đá thuộc hành Thổ có ý nghĩa về phong thủy như đá Thạch Anh, Mã Não để đặt tại các vị trí thích hợp. Có thể dùng các kích cỡ đá to nhỏ khác nhau và hay đá khắc thành hình những con vật bản mệnh càng tốt. Nhưng không nên để tảng đá quá to ngay nước nhà vì có thể sẽ làm cản dòng khí tốt đi vào.

Có thể bạn quan tâm: Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Tứ Hành Xung

Trên đây là một số thông tin về ngũ hành cần thiết mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết bổ ích này góp phần giải đáp được những thắc mắc về ngũ hành và là một sự tham khảo hữu ích của bạn.  Chúc các bạn áp dụng thành công nhé!

Hãy tham khảo thật nhiều bài viết hơn nữa được chúng tôi chia sẻ thường xuyên tại chuyên mục PHONG THỦY THEO TUỔI

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tuổi Ngọ hợp hướng nào để mua nhà, sắp xếp phòng ngủ, phòng bếp cho phù hợp?

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

3 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

3 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

7 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

7 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

7 giờ trước