Có đến 9.999 gian phòng, tại sao Tử Cấm Thành không có dù chỉ một nhà vệ sinh?

Thứ sáu, 24/12/2021-17:12

Tử Cấm Thành - đệ nhất kiến trúc trong lịch sử Trung Hoa luôn là đề tài hấp dẫn sự chú ý của người dân khắp thế giới. Điều khó hiểu ở chỗ, dù sở hữu khuôn viên rộng lớn và hoành tráng, nhưng tìm mỏi mắt ở Tử Cấm Thành vẫn không có nổi một nhà vệ sinh.

Tử Cấm Thành được nhiều người biết đến là nơi ở của hoàng đế và hậu cung của mình. Ngoài ra, còn có cung nữ, thái giám sinh sống trong Tử Cấm Thành. Đây còn là nơi để vua và quần thần bàn việc chính sự. 

 Cố Cung là một trong những kỳ quan nổi tiếng nhất thế giới
Cố Cung là một trong những kỳ quan nổi tiếng nhất thế giới

Thế nhưng, ngày nay Tử Cấm Thành đã trở thành một trong những kỳ quan nổi tiếng nhất thế giới. Với cả nghìn năm lịch sử, Tử Cấm Thành còn chứa đựng muôn vàn điều bí ẩn khiến hậu thế tò mò.

Tử Cấm Thành còn được gọi là Cố Cung, tọa lạc tại trung tâm Bắc Kinh phồn hoa náo nhiệt. Cố Cung nằm ở khu vực phía Bắc quảng trường Thiên An Môn. Đây được đánh giá là công trình có quy mô hoành tráng nhất thế giới. Ngoài ra, Tử Cấm Thành còn là đệ nhất kỳ quan kiến trúc tại đất nước tỉ dân. 

Tại sao lại xây dựng 9.999 gian phòng mà không phải là 10.000?

Năm 1402, Minh Thành Tổ Chu Đệ sau khi dẫn quân từ Bắc Kinh về đánh chiếm Nam Kinh đã lên ngôi hoàng đế. Sau đó, Chu Đệ quyết định rời đô về Bắc Kinh. Ông quyết chí sẽ gây dựng cơ đồ ngàn năm tại đây.

Để củng cố quyền lực, Minh Thành Tổ Chu Đệ quyết xây dựng cung điện mới theo ý mình. Ông cử người đi khắp nơi, tìm kiếm thầy phong thủy giỏi nhất. Những thợ thủ công điêu luyện cũng được tập hợp sau đó đưa về Bắc Kinh. Điều này đủ thấy, Chu Đệ quan tâm đến việc xây dựng hoàng thành như thế nào. 

 Trải qua hơn 600 năm, nơi đây vẫn luôn chứa đựng hàng ngàn câu chuyện kỳ bí
Trải qua hơn 600 năm, nơi đây vẫn luôn chứa đựng hàng ngàn câu chuyện kỳ bí

Công trình đồ sộ bậc nhất này được xây dựng trong vòng 15 năm. Nó bắt đầu được khởi công từ năm 1406, đến năm 1420 thì hoàn thành với sự góp sức của 1 triệu nhân lực. Tử Cấm Thành rộng tới 720.000 m2 trong đó có 800 cung điện lớn nhỏ. Công trình này xứng danh là một trong những cung điện lớn nhất thế giới. 

Trải qua hơn 600 năm, Tử Cấm Thành vẫn luôn chứa đựng hàng ngàn câu chuyện kỳ bí. Ví dụ như, tại sao ở đây lại xây dựng 9.999 gian phòng? Vì sao không xây thêm 1 gian cho thành số 10.000 tròn trịa?

Theo quan niệm của vua chúa Trung Hoa thời xưa, 10.000 là con số chẵn tròn trịa nhất. Và chỉ có Ngọc hoàng đại đế mới có thể sở hữu cũng như sử dụng 10.000 gian phòng.

Xưa kia, hoàng đế Trung Quốc luôn tự xem mình là thiên tử, tức là con trời. Vì thế, tuyệt đối họ không thể sánh ngang với Ngọc hoàng đại đế. Đây chính là lý do mà Tử Cấm Thành bị hạn chế về số lượng gian phòng khi xây dựng. Tối đa, nó chỉ được xây 9.999 gian phòng. 

Vì sao Tử Cấm Thành không có đèn đường?

Các khu nhà ở Tử Cấm Thành san sát nhau, to nhỏ liền kề. Tuy nhiên, trong quần thể kiến trúc rộng lớn ấy lại không có một chiếc đèn đường suốt 300 năm. Nguyên nhân là gì?

 Trong quần thể kiến trúc rộng lớn lại không có một chiếc đèn đường suốt 300 năm
Trong quần thể kiến trúc rộng lớn lại không có một chiếc đèn đường suốt 300 năm

Thực tế, Tử Cấm Thành được xây dựng vào thời kỳ đầu nhà Minh. Khi đó, các con đường trong thành đều đã có đèn đường. Năm 1621, Minh Hy Tông Chu Do Hiệu kế vị. Thời điểm đó, thái giám Ngụy Trung Hiền thâu tóm quyền lực triều đình.

Để bày mưu bức hại Trung Lương, Ngụy Trung Hiền cùng tay chân của mình đã bỏ hết đèn đường trong Tử Cấm Thành, lấy cớ phòng tránh hỏa hoạn. Từ đó, Tử Cấm Thành không có đèn đường suốt cả triều đại nhà Minh. Sau này, nhà Thanh bắt chước theo nên cũng không lắp thêm đèn đường. 

Vì sao giữa Tử Cấm Thành không một bóng cây xanh?

Tiền triều là nơi hoàng đế làm việc, chiếm 1/10 tổng diện tích Tử Cấm Thành. Tuy nhiên, nơi đây lại không một bóng cây xanh. Nguyên nhân bởi, hoàng đế được coi là con trời. Vì vậy, không một vật nào được phép cao vượt điện Thái Hòa, kể cả cây xanh. 

Khi bước vào cổng Thiên An Môn, không gian rộng lớn không một bóng cây sẽ mang tới bầu không khí nghiêm nghị. Cây xanh thu hút chim chóc, sẽ làm mất vẻ tôn nghiêm triều đình. Ngoài ra, việc không trồng cây xanh trong tam đại điện còn để phòng ngừa sấm sét, hỏa hoạn.

 Khi bước vào cổng Thiên An Môn, không gian rộng lớn không một bóng cây sẽ mang tới bầu không khí nghiêm nghị
Khi bước vào cổng Thiên An Môn, không gian rộng lớn không một bóng cây sẽ mang tới bầu không khí nghiêm nghị

Đặc biệt, năm Gia Khánh thứ 18, triều nhà Thanh (1813), có một nhóm phiến quân nổi loạn bí mật tấn công Tử Cấm Thành qua cổng Đông Hoa Môn và Tây Hoa Môn. Khi bị truy đuổi, phiến quân chạy tới Long Tông Môn. Tại đây, những tên thích khách đã trèo lên cây lớn xung quanh. Chúng cắt cảnh, chuẩn bị phóng hỏa trạm gác tại đây. Sau này, lo ngại những cây đại thụ có thể thành nơi kẻ gian ẩn nấp. Các kiến trúc sư quyết định không trồng cây xanh tại đây.

Còn một nguyên nhân khác về vấn đề phong thủy. Các điện được bố trí đối xứng, dọc theo trục nam bắc. Các điện còn được thiết kế theo thuyết âm dương ngũ hành. Tam đại điện nằm ở trung tâm, được coi là thổ. Các kiến trúc sư đã thiết kế 3 khoảng sân ở đây tạo thành chữ "thổ" - tượng trưng cho đất ở trung tâm. Mà theo quy luật của ngũ hành, mộc khắc thổ nên Tam Đại điện không trồng cây xanh là vì thế.

Không có nhà vệ sinh, hoàng đế, hoàng hậu "giải quyết vấn đề" thế nào?

Bên trong Tử Cấm Thành rộng lớn, cung điện, phòng gian san sát nhưng lại không có nhà vệ sinh. Tất cả những nhà vệ sinh công cộng hiện nay đều được xây mới để phục vụ du khách. 

Cố cung là nơi ở của hàng nghìn người, tại sao không có nhà vệ sinh? Vậy thì hoàng đế, hoàng hậu, cung nữ, thái giám… đi vệ sinh như thế nào? 

 Cố cung là nơi ở của hàng nghìn người, tại sao không có nhà vệ sinh?
Cố cung là nơi ở của hàng nghìn người, tại sao không có nhà vệ sinh?

Thực tế, ngày xưa mọi người sử dụng chậu và thùng vệ sinh. Thời nhà Minh và nhà Thanh, họ sẽ dùng bô để “giải quyết”. Sau đó, họ sẽ đổ đầy tro than, tro thực vật cùng hương liệu để khử mùi. Tịnh phòng sẽ là nơi để đặt bô, được phân bổ khắp ngóc ngách trong cung.

Trong ngày, chất thải sẽ được hoạn quan xử lý, chuyển luôn ra khỏi cung. Bằng cách này, Tử Cấm Thành sẽ không bị ám bởi mùi hôi thối. Trong cung, chậu và thùng vệ sinh phân theo thứ hạng. Theo đó, đồ cung nữ, thái giám làm bằng sứ thô. Đồ của vua, hoàng hậu, phi tần được thiết kế thoải mái, cầu kỳ hơn. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tuổi Ngọ hợp hướng nào để mua nhà, sắp xếp phòng ngủ, phòng bếp cho phù hợp?

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, chưa chia cổ tức

40 phút trước

Giải mã “cơn khát” trung tâm dữ liệu AI

53 phút trước

Các thương hiệu quốc tế tăng tốc tìm kiếm mặt bằng, thị trường bán lẻ Việt Nam dần sôi động

55 phút trước

Nhiều “chất xúc tác” tăng sức hấp dẫn cho cổ phiếu chứng khoán

55 phút trước

ĐHĐCĐ Vinamilk: Kế hoạch lợi nhuận sau thuế hơn 9.300 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 38,5%

55 phút trước