Tìm hiểu cách giới thiệu bản thân ấn tượng trước đám đông

Thứ tư, 01/06/2022-15:06
Trong suốt cuộc đời, chúng ta giới thiệu bản thân với hàng trăm người mới ở mọi môi trường nơi chúng ta đến. Đơn giản như khi ngồi trên toa tàu, trên xe, hay khi đến lớp học lần đầu tiên, trong các cuộc gặp gỡ và đặt biệt là trong các buổi phỏng vấn xin việc với nhà tuyển dụng. Có thể thấy, kỹ năng giới thiệu bản thân là rất quan trọng.

Sự cần thiết của việc giới thiệu bản thân một cách ấn tượng

Ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng quan trọng, nó sẽ tác động một cách trực tiếp đến cách nhìn, đánh giá mà người khác dành cho bạn. Liệu người ta cảm thấy rằng “Ôi người đó có vẻ như rất tuyệt, trông rất gần gũi, lại còn giỏi nữa” hay “Nhìn người này đi, trông khó gần ghê, lại còn không đáng tin nữa” có thể là những suy nghĩ của người khác khi bạn chỉ vừa giới thiệu bản thân mình với họ.

Chính vì vậy, việc giới thiệu bản thân trước đám đông là rất quan trọng. Vậy làm sao để có thể giới thiệu bản thân một cách ấn tượng nhất? Sau đây tôi sẽ chỉ cho bạn vài cách.


Việc giới thiệu bản thân một cách ấn tượng rất cần thiết
Việc giới thiệu bản thân một cách ấn tượng rất cần thiết

Những yếu tố góp phần tạo nên 1 bài giới thiệu bản thân ấn tượng

Có rất nhiều yếu tố tạo nên một bài giới thiệu bản thân ấn tượng với người khác. Dưới đây là 3 yếu tố quan trọng nhất:

Tự tin - chìa khóa của sự thành công

Sự tự tin là cách để nhận biết được giá trị và sự quan trọng của bản thân bạn. Cảm nhận bản thân bạn đang được yêu, đáng yêu, có năng lực, có trách nhiệm, tự hào, được chấp nhận, có giá trị và những tư tưởng khác nữa mà bạn tạo ra cho chính bản thân mình. Các yếu tố trên là những yếu tố cơ bản của lòng tự tin. 

Cả trẻ em và người lớn, ai cũng đều có lòng tự tin, nhưng một số có sự tự tin rất cao, trong khi một số khác lại cảm thấy thiếu tự tin hay thậm chí là tự ti. Do đó, tự tin là một trong những tài sản quan trọng nhất của một người, nó thậm chí còn quan trọng hơn cả những kỹ năng, kiến thức và những kinh nghiệm. 

Dưới đây là những lý do tại sao tự tin lại quan trọng với bạn đến vậy:

Tự tin luôn ngang bằng với khả năng

Nếu bạn tham gia một cuộc phỏng vấn, dù bạn có tất cả các kỹ năng và kinh nghiệm thì bạn vẫn cần phải thuyết phục rằng bạn có thể làm công việc đó bằng một thái độ tự tin. Nếu cử chỉ của bạn biểu hiện khác đi chẳng hạn như không nhìn vào mắt họ, nhìn xuống đất hay ngồi tư thế xấu thì bạn ít có khả năng nhận được công việc. Do đó, sự tự tin phải đi cùng với khả năng nhất định của bạn để không bị hiểu nhầm là  “tinh tướng” hay “tự cao”.


Giới thiệu bản thân trước đám đông
Giới thiệu bản thân trước đám đông

Tự tin khiến bạn thoải mái

Khi bạn tự tin, mọi người sẽ có thái độ tích cực với bạn và sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái. Mặt khác nếu bạn không tự tin, không ai nhận thấy sự chân thành và giá trị của bạn cho dù bạn có cố gắng như thế nào.

Tự tin tạo nên sự tin cậy

Hầu hết chúng ta đều tin tưởng những người tự tin bởi lý do thứ nhất. Nếu bạn không tự tin vào bản thân, thật khó để người khác tin rằng bạn có thể làm được một việc gì đó. Tương tự nếu chính bạn không tin mình sẽ thành công, bạn sẽ khó mà đạt được mục tiêu của mình.

Tự tin giúp bạn giao tiếp tốt

Những người không tự tin thường sẽ có những vấn đề khi giao tiếp từ công việc và cả các tình huống xã hội. Và thật khó để bạn nói trước đám đông. Ngược lại, bạn sẽ dễ dàng bắt chuyện với mọi người trong lần đầu gặp gỡ và có phong thái tốt trong khi giao tiếp.


Tự tin là chìa khóa của thành công
Tự tin là chìa khóa của thành công

Làm gì để rèn luyện sự tự tin trong giao tiếp?

Trò chuyện một cách chậm rãi

Nói nhanh hay hấp tấp mang đến cảm giác bạn là người thiếu tự tin và khó gây thiện cảm với những người đối diện. Thêm nữa, nói nhanh dễ khiến bạn nói lắp, nói ngọng và nói sai do không có đủ thời gian để suy nghĩ về lời nói của mình.

Hãy nói bằng một cách chậm rãi, lời nói của bạn lúc này sẽ trở nên có trọng lượng hơn. Đôi khi, nói chậm cũng là một cách giao tiếp rất tự nhiên giúp cho người nghe dễ nắm bắt thông tin và tin tưởng vào câu chuyện mà bạn đang nói đến.

Ngắt nghỉ hợp lý khi nói

Ngắt giọng là một kỹ năng giao tiếp được nhiều diễn giả sử dụng để thu hút được sự chú ý của người nghe trong các buổi hội thảo. Khi biết cách dừng lại ở những vấn đề quan trọng, giúp người nghe có thời gian tiếp nhận và hình dung ra vấn đề. Hơn nữa, ngắt nghỉ đúng cách sẽ giúp bạn có thêm thời gian suy nghĩ và phát triển những nội dung tiếp theo của bài thuyết trình.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng cách nói giọng trầm hơn

Không phải ngẫu nhiên mà trong bài phát biểu, phỏng vấn, chính trị gia và phát thanh viên có giọng trầm ấm. Điều này xuất phát từ việc giọng nói trầm ấm thường tạo được sự ấn tượng và tin tưởng cao hơn so với giọng nói có tông cao.

Để tạo sự tự tin trong giao tiếp và thu hút được người nghe, bạn hãy cố gắng luyện nói, phát biểu với tông giọng trầm. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá ép buộc bản thân khiến cho giọng nói trở nên mất tự nhiên.

Tạo ra sự tự nhiên trong giao tiếp bằng việc cải thiện dáng điệu của cơ thể

Phong thái và cử chỉ của bạn quyết định đến 55% sự thành công của cuộc hội thoại. Việc giữ thẳng lưng, nói to và rõ ràng giúp bạn thể hiện được sự tự tin và bản lĩnh của mình. Hãy bắt đầu từ những cử chỉ nhẹ nhàng, một ánh mắt cười, nụ cười thân thiện, cũng đủ làm xua tan khoảng cách giữa bạn và người đối diện.


Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Giao tiếp nhiều hơn

Để tạo được sự tự tin trong giao tiếp bạn nên tự luyện nói trước gương, tham gia vào những cuộc nói chuyện thường ngày sẽ giúp bạn nâng cao khả năng nói và vốn từ cho bản thân. Bạn có thể tập luyện bằng việc duy trì các cuộc nói chuyện với bạn bè, người thân trong gia đình, đồng nghiệp và hàng xóm xung quanh. Thậm chí, bạn có thể luyện tập bằng cách nói chuyện trước gương và cả trò chuyện qua mạng.

Truyền đạt thông tin một cách hiệu quả

Kỹ năng truyền đạt thông tin hiệu quả là nền tảng cho mọi hoạt động trong đời sống và công việc. Đó không chỉ đơn giản là việc chia sẻ ý tưởng của mình với người khác mà quan trọng hơn hết là chia sẻ góc nhìn và tạo mối liên hệ với những người xung quanh.


Truyền đạt thông tin hiệu quả
Truyền đạt thông tin hiệu quả

Sức mạnh của tâm trí

Rất nhiều người có xu hướng nghĩ gì nói nấy. Tuy nhiên, điều này lại có thể làm giảm mức độ tin cậy của những thông tin được truyền đạt. Thậm chí, nếu người nói vừa nói vừa run thì những thông tin này sẽ trở nên vô nghĩa. Khi bạn trả lời câu hỏi hoặc tiếp nối một cuộc trò chuyện, hãy suy nghĩ kỹ, hít thở thật sâu rồi sau đó mới nêu ra suy nghĩ của mình.

Bạn không nên nói ra tất cả những gì mà bạn nghĩ. Thay vào đó, hãy suy nghĩ cẩn thận và chỉ tập trung vào những điều mà bạn muốn truyền đạt. Khi nói, bạn cũng cần phải biết rõ thông điệp mà bạn muốn truyền tải và thể hiện kỹ năng giao tiếp một cách khéo léo.

Đồng thời, hãy cố gắng rèn luyện cho mình một cảm quan tích cực. Hãy thử tưởng tượng rằng mình đang đứng trên sân khấu thuyết trình trước hàng trăm người và tất cả họ đều đang tán dương những gì mà bạn nói. Hãy cố gắng lặp đi lặp lại suy nghĩ này vài lần, cảm xúc về sự thành công sẽ giúp bạn rèn luyện sự tự tin và kỹ năng truyền đạt thông tin.


Sức mạnh của tâm trí
Sức mạnh của tâm trí

Chú ý vào người nghe

Muốn giao tiếp hiệu quả, bạn cần phải biết đối tượng nghe của mình là những ai để có thể điều chỉnh ngôn ngữ, cách thức tiếp cận thông tin,... Bạn hãy đặt mình vào vị trí của người nghe và tự hỏi xem tại sao mình lại có mặt ở đây? Mình đang muốn biết những gì? Hiểu biết và trình độ của mình ở mức độ nào? Câu trả lời cho những câu hỏi này cũng là đáp án cho những việc mà bạn cần làm để thu hút sự chú ý của đối phương.


Chú ý vào người nghe 
Chú ý vào người nghe 

Chủ động lắng nghe

Sẽ là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm nếu như bạn đang nghĩ xem mình sẽ phản ứng như thế nào thay vì chú ý lắng nghe những gì mà đối phương đang nói. Chỉ khi thực sự chú tâm vào những điều họ nói, bạn mới có thể biết được ý tưởng và mục đích thực sự của họ là gì. Từ đó có thể đưa ra câu trả lời hoặc lời khuyên hữu ích cho chính bản thân. Vì vậy, kỹ năng lắng nghe rất quan trọng để tạo nên sự thành công của quá trình truyền đạt thông tin.


Chủ động lắng nghe 
Chủ động lắng nghe 

Ngoại hình

Ấn tượng ban đầu cực kỳ quan trọng trong giao tiếp đối với tất cả mọi người, vậy ngoại hình đóng vai trò gì trong tình huống lần đầu gặp gỡ?

Liệu rằng bạn có hay tự hỏi: "Cái nết đánh chết cái đẹp", tại sao cứ phải quan trọng hóa việc ấn tượng về ngoại hình trong lần đầu tiên gặp thế nào trong khi tiếp xúc lâu dài mới khiến mọi người hiểu rõ về bạn?

Nên nhớ, cái nhìn ban đầu tạo cho người khác một "kiến thức" tổng quát về bạn, dù chưa hiểu nhiều, nhưng những gì bạn thể hiện đã phần nào in sâu vào tâm trí của họ. Nếu diện mạo bên ngoài chưa đủ thuyết phục người ta tiếp chuyện, e là dù giỏi ăn nói đến đâu, dù tốt tính đến đâu thì cũng chẳng có lần gặp thứ 2 đâu.

Suy cho cùng thì chẳng có sự đầu tư bề ngoài chỉn chu nào bị xem là diêm dúa hay bị đánh giá là quá coi trọng về hình thức. 

  • Một là phong cách: Người lịch sự sẽ biết tôn trọng bản thân bằng việc ăn vận tươm tất và gọn gàng khi bước ra đường; đó cũng là cách mà họ tôn trọng người khác khi giao tiếp.
  • Hai là thần thái: Bao gồm nhiều thứ cộng lại như giọng nói, dáng đi, hành động đúng mực.

Ngoại hình chỉn chu giúp bạn tự tin và được người khác chú ý
Ngoại hình chỉn chu giúp bạn tự tin và được người khác chú ý

Một số bí quyết để giới thiệu bản thân ấn tượng trước đám đông

Để giới thiệu bản thân ấn tượng nhất, bạn nên nắm cho mình một số bí quyết sau:

Giới thiệu bản thân trong mọi tình huống xã hội

Trong quá trình giới thiệu bản thân bạn nên chú ý đến những hành động sau:

Giao tiếp bằng mắt: Giao tiếp bằng mắt cho thấy bạn đang tương tác. Giao tiếp bằng mắt là một cách để kết nối với người khác và cho thấy người kia có được sự chú ý của bạn. Khi bạn giao tiếp bằng mắt, điều đó cho thấy bạn cởi mở và thân thiết.

- Nếu bạn không thoải mái khi nhìn thẳng vào mắt của ai đó, hãy nhìn vào điểm giữa lông mày; họ sẽ không nhận ra sự khác biệt.

- Nếu bạn đang ở trong một cuộc giao tiếp nhóm, hãy giao tiếp bằng mắt định kỳ với những người xung quanh bạn.

Mỉm cười: Điều quan trọng là phải giữ một nụ cười chân thật, tươi sáng khi bạn gặp một nhóm người mới. Cảm thấy hạnh phúc khi gặp một người mới và chia sẻ trải nghiệm tích cực và nó sẽ giúp bạn tạo ra một nụ cười chân thật. 

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp: Ngôn ngữ cơ thể của bạn thể hiện rằng bạn đang giao tiếp một cách tự tin và thoải mái. Ngẩng cao đầu và thẳng lưng, hãy cẩn thận để không bị trượt. 


Giới thiệu bản thân trong mọi tình huống
Giới thiệu bản thân trong mọi tình huống

Cách giới thiệu bản thân khi phát biểu trước hội nghị đông người

Trước một hội nghị đông người, hãy chuẩn bị tinh thần tự tin để nói trước đám đông cũng như để giới thiệu về bản thân. Cụ thể cách giới thiệu bản thân trước một hội nghị đông người đó là:

Chào hỏi khán giả và giới thiệu tên: Nếu bạn phát biểu, hãy chào khán giả và giới thiệu tên của mình, khi bạn nói xin chào và cho biết tên của mình nhớ hãy thật dõng dạc và tự tin nhé. Bạn có thể nói những câu rất đơn giản như “Xin chào tất cả mọi người, tôi là …” hay “Hôm nay mọi người cảm thấy thế nào? Tên tôi là….”.

Chia sẻ một số thông tin cá nhân: Sau khi bạn giới thiệu tên của mình, hãy chia sẻ lý do tại sao bạn lại ở đây và bài phát biểu có liên quan gì đến bạn, đảm bảo rằng bạn cung cấp uy tín của mình. Loại thông tin bạn chia sẻ phụ thuộc vào đối tượng và chủ đề mà bạn nói đến. 

Nếu như bạn đang phát biểu về tầm quan trọng của việc ăn thực phẩm hữu cơ, hãy nói cho mọi người biết rằng bạn là nhà khoa học, đầu bếp hay chuyên gia môi trường. Nếu như bạn đang phát biểu về sự phát triển của trẻ em, hãy chắc chắn rằng bạn là một nhà tâm lý học trẻ em hay một nhà giáo dục. Trong toàn bộ quá trình chia sẻ thông tin cá nhân này bạn cũng nên cung cấp một số thông tin liên quan khác chẳng hạn như bạn có thể cung cấp một nền tảng ngắn gọn về kinh nghiệm đáng tin cậy của bạn. 

Giao tiếp một cách hiệu quả: Ngay từ đầu, bạn hãy chắc chắn rằng giọng nói của mình đủ lớn để mọi người có thể nghe thấy bạn đang nói gì. Tránh lẩm bẩm hay  phạm phải các lỗi phát âm như nói ngọng, nói nhịu, hay sử dụng giọng địa phương, …. Thậm chí bạn nên tạo ra các tương tác bằng cách hỏi khán giả xem họ có đang nghe rõ những gì bạn nói không. Mọi người sẽ không hiểu hoặc không tôn trọng những gì bạn đang chia sẻ nếu họ không thể nghe rõ những gì bạn đang nói. 

Thực hiện ngôn ngữ cơ thể: hãy đứng với tư thế thoải mái sau đó di chuyển tự do trong khi bạn đang nói. Nếu bạn không đứng sau bục phát biểu, bạn có thể di chuyển để mọi người thấy được rằng bạn thật sự thoải mái, đồng thời cũng giúp cho cuộc phát biểu bớt cứng nhắc hơn.


Giới thiệu bản thân trong một hội nghị
Giới thiệu bản thân trong một hội nghị

Cách giới thiệu bản thân tại một sự kiện chuyên nghiệp như phỏng vấn xin việc

Một số lưu ý về cách giới thiệu bản thân tại một sự kiện chuyên nghiệp mà bạn nên biết:

- Nói đầy đủ tên của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn đã cung cấp thông tin một cách đầy đủ nhất, cả họ và tên để người nghe có thể nhớ tên bạn.

- Nếu bạn tham gia một sự kiện đông người với những mối quan hệ xã hội đặc biệt, có thể bạn sẽ cần phải nói những gì bạn làm với rất nhiều người. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị đầy đủ thông tin để giới thiệu bản thân. Tuy nhiên,nên ngắn gọn, súc tích và tối ưu hóa nó. Không nên kể một dãy dài các kinh nghiệm, thành tựu của bạn trong lĩnh vực đó, vì điều này có thể tạo cho người khác cảm giác bạn khoe mẽ và phét lác. Điều này chỉ phù hợp khi bạn có một cuộc nói chuyện dài và người trò chuyện có nhu cầu muốn tìm hiểu điều đó.

- Tôn trọng không gian của người đối diện: Nếu bạn cầm theo đồ vật gì đó, bạn đừng đặt chúng trên bàn của nhà tuyển dụng hay người đang thuyết trình. Hãy tôn trọng họ bằng việc tôn trọng không gian của họ. Bạn có thể chờ đợi các cơ hội trao đổi khi người đang giao tiếp cùng bạn đặt câu hỏi ngược lại.

- Theo dõi cùng với một câu hỏi: Nếu người đó đã hỏi bạn những gì bạn làm từ trước tiên, đừng bỏ lỡ cơ hội và tự khen mình vì đã hoàn thành tốt công việc. Thay vào đó, hãy hỏi người đó những gì mà họ làm để đáp lại họ. Điều này không chỉ thể hiện bạn lịch sự, mà còn cho thấy rằng bạn có hứng thú với con đường sự nghiệp của người này và muốn tạo dựng một kết nối có ý nghĩa.


Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Kết luận

Giới thiệu bản thân là điều rất quan trọng, giúp chúng ta tạo nên ấn tượng ban đầu với những người đối diện. Hãy lưu ý và tận dụng những điều trên để có thể giới thiệu bản thân trước đám đông một cách ấn tượng nhất nhé.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Tham vọng đột phá doanh thu và câu chuyện hợp tác chiến lược giữa Nirva – Land và Meey Group

32 phút trước

Condotel gần như “đóng băng” không có giao dịch

5 giờ trước

Năm 2024, bất động sản công nghiệp duy trì đà tăng trưởng

5 giờ trước

Mức lãi suất tiết kiệm có thể tăng đến bao nhiêu?

5 giờ trước

Bất động sản Đà Nẵng vẫn chưa có sự đột phá

5 giờ trước