Siêu đô thị là? Cập nhật mới nhất 10 siêu đô thị lớn nhất thế giới

Chủ nhật, 01/01/2023-11:01
Sinh sống và làm việc tại các siêu đô thị là lựa chọn ưu tiên của cư dân hiện đại. Dù mang lại nhiều lợi ích to lớn nhưng mô hình đô thị này cũng gặp phải rất nhiều thách thức. Cùng đi vào chi tiết Siêu đô thị là gì, các siêu đô thị trên thế giới trong bài viết ngày hôm nay.

Siêu đô thị là gì?

Siêu đô thị là một thành phố có 10 triệu dân trở lên.

Những siêu đô thị đầu tiên trên thế giới

Từ thời cổ đại, Rome đã mang dáng dấp là thành phố lớn nhất thế giới. Dân số Rome đã vượt qua cột mốc 1 triệu vào cuối thế kỷ 1 TCN. Tiếp theo là Baghdad, gần như ngay lập tức trở thành thành phố lớn nhất thế giới sau khi thành lập vào năm 762. Một số tài liệu ước tính trong thời điểm thịnh vượng nhất, thành phố Baghdad có tới hơn 1 triệu dân. Đến khoảng năm 1831-1950, vị trí thành phố lớn nhất thuộc về London khi dân số từ 1,5 - 2 triệu người đã đạt đến gần 7,5 triệu, vượt qua cả Bắc Kinh. Sau đó London bị New York vượt qua với con số 10 triệu dân vào năm 1999. Và cho đến đầu những năm 2000, Tokyo đã tiếp quản vị trí này.

Ngày nay, thành phố lớn nhất cũng đã lớn hơn rất nhiều: Tokyo hiện có gần 40 triệu dân. 

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, trong số 33 siêu đô thị hiện tại, có đến 26 siêu đô thị thuộc các nước đang phát triển, tập trung nhiều tại Châu Á và Châu Phi. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia dẫn đầu, với lần lượt 6 và 4 siêu đô thị.

Xu hướng hướng tới các thành phố ngày càng tăng và không có dấu hiệu chững lại. Dân số trên thế giới đang tiếp tục đổ về các khu vực đô thị. Và siêu đô thị rõ ràng là một trong những kết quả của quá trình đô thị hóa này. 


Siêu đô thị là một thành phố có 10 triệu dân trở lên.
Siêu đô thị là một thành phố có 10 triệu dân trở lên.

Tầm quan trọng của Siêu đô thị

Quá trình đô thị hóa đang góp phần thay đổi diện mạo toàn cầu. Các khía cạnh kinh tế xã hội như công ăn việc làm, lối sống hiện đại thu hút đông đảo người dân đến sinh sống và lập nghiệp tại các khu đô thị.

Theo dự đoán, đến năm 2030, thế giới sẽ có 41 siêu đô thị, phần lớn trong số đó là các nước đang phát triển tại châu Á (dẫn đầu có thể vẫn là Ấn Độ và Trung Quốc), châu Phi và Nam Mỹ.

Điều này mở ra cơ hội vàng để các doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường hoạt động, tăng doanh số và lợi nhuận thu về. 

Bên cạnh đó, sự phát triển của siêu đô thị cũng góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và phân bổ dân cư. Ngoài ra, một vai trò vô cùng quan trọng khác của các siêu đô thị đó là thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ.

Thách thức đặt ra cho Siêu đô thị là gì?

Song song với những lợi ích siêu đô thị mang lại thì nó cũng tồn tại rất nhiều bất cập và thách thức. Và tất cả đều bắt nguồn từ vấn đề tập trung dân số quá cao.

Các siêu đô thị sẽ không dừng lại ở mức 10 triệu dân mà sẽ nhanh chóng tăng lên hàng chục triệu người. Ví dụ như thủ đô Cairo, Ai Cập, với xây dựng và thiết kế ban đầu ban chỉ dành cho 1 triệu dân nhưng tính đến thời điểm hiện tại, con số đã lên đến 21.750.020.

Gia tăng dân số không kiểm soát chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của khu ổ chuột, khu định cư không đảm bảo vệ sinh. Người dân sống tại các khu vực này không được tiếp cận với y tế và giáo dục, dân đến dân trí thấp, nhiều bệnh tật. Các nhu cầu thiết yếu như thực phẩm hay nước không được đáp ứng đầy đủ cũng là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ phạm tội và tệ nạn xã hội.

Khi các siêu đô thị giàu có đang phát triển, thì những siêu đô thị nghèo cũng vậy. Vào năm 2030, GDP bình quân đầu người tại các siêu đô thị các nước phát triển được dự báo sẽ cao hơn 4 lần so với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng này không thể ngăn cản người dân đổ xô đến các thành phố lớn để tìm kiếm vận may. 

Một thành phố đô thị sẽ mang đến cơ hội đầu tư và việc làm cao hơn. Đó là lý do người dần dần chuyển nơi cư trú từ các nông thôn lên các siêu đô thị. Kết quả là cuộc sống tại siêu đô thị xuất hiện nhiều bất cập. Các khu ổ chuột bắt đầu xuất hiện, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường và sự phân biệt giai cấp đang dần phá hủy một thành phố lớn theo mức độ không tưởng.

Có bao nhiêu siêu đô thị trên thế giới?

Trên thế giới hiện có 34 thành phố được phân loại là siêu đô thị.

Top 10 siêu đô thị trên thế giới

1. Tokyo, Nhật Bản

Đứng đầu danh sách siêu đô thị là thành phố Tokyo. Với dân số 37.274.000 người, Tokyo đã trở thành thành phố đông dân nhất thế giới. Mặc dù là sở hữu dân số đáng kinh ngạc, nhưng tốc độ tăng dân số của Tokyo đã chậm lại những năm gần đây. 

Các chuyên gia nhận định, dân số già cộng với tỷ lệ sinh thấp là hai trong số những lý do đằng sau sự tăng trưởng âm. Một lý do khác có thể giải thích vì sao dân số Tokyo tăng trưởng chậm lại là chính phủ Nhật Bản đã thực hiện các chính sách thuế ưu đãi để các công ty chuyển từ Tokyo sang các quận thưa dân cư hơn.


Tokyo là siêu đô thị lớn nhất thế giới
Tokyo là siêu đô thị lớn nhất thế giới

2. Delhi, Ấn Độ

Siêu đô thị Delhi, Ấn Độ có dân số 32.065.760. Một số dự báo về tăng trưởng dân số cho rằng dân số Delhi sẽ đạt mức tiềm năng là 56,4 triệu người vào năm 2028. 

3. Thượng Hải, Trung Quốc

Thượng Hải, Trung Quốc, có dân số 28.516.904 người và được dự báo sẽ bước vào thời kỳ tăng dân số mạnh trong vài năm tới. Thượng Hải sở hữu một trong những cảng bận rộn nhất thế giới và hệ thống giao thông lớn nhất thế giới với hơn một nghìn tuyến.

4. Dhaka, Băng-la-đét

Con số 22.478.116 dân cư sống tại Dhaka, Bangladesh đang tiếp tục tăng vọt. Năm 2018, Dhaka chỉ đứng ở vị trí thứ 7, nhưng sau vài năm Dhaka đã vươn lên vị trí thứ 4 trong danh sách.

5. São Paulo, Brazil

Thành phố São Paulo, Brazil có 22.429.800 dân cư. Thành phố nằm ở phía đông nam Brazil và được bao quanh bởi các thung lũng và chân đồi.

6. Thành phố Mexico, Mexico

Dân số của Thành phố Mexico đã tăng hơn 540% kể từ năm 1950 và hiện ước tính có khoảng 22.085.140 người. Thành phố Mexico là một trong những trung tâm văn hóa và tài chính quan trọng nhất trên thế giới. 

7. Cairo, Ai Cập

Đứng ở vị trí thứ 7 là siêu đô thị Cairo, Ai Cập với dân số 21.750.020 người. Cairo là quê hương của Kim tự tháp Giza và là khu vực có nhiều phát hiện khảo cổ học lịch sử.

8. Bắc Kinh, Trung Quốc

Kể từ năm 1975, dân số ở Bắc Kinh, Trung Quốc, đã tăng lên và dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăn,g ít nhất cho đến năm 2035. Hiện nay, có 21.333.332 người đang sống ở Bắc Kinh, nơi có một trong những quần thể kiến ​​trúc cổ xưa lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất, mang tên gọi Tử Cấm Thành.

9. Mumbai, Ấn Độ

Trong lần cập nhật gần đây nhất, Mumbai, Ấn Độ trở thành nơi sinh sống của 20.961.472 người và được dự báo sẽ tăng trưởng tốt trong tương lai. Mumbai đôi khi được biết đến với tên cũ là Bombay hay biệt danh Thành phố của những giấc mơ.

10. Osaka, Nhật Bản

Với dân số 19.059.856 người, Osaka, Nhật Bản, đứng ở vị trí thứ 10 trong danh sách những siêu đô thị lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng dân số của Osaka được dự kiến ​​sẽ giảm cho đến năm 2035. Sự suy giảm này phần lớn là do người dân chuyển nơi cư trú từ thành phố về các khu vực ngoại ô.

Việt Nam có bao nhiêu siêu đô thị?

Hiện nay ở Việt Nam có hai thành phố lớn là Hà Nội (với 8.418.883 dân) và thành phố Hồ Chí Minh (với 9.411.805 dân). Như vậy, hiện nay chỉ có Thành phố Hồ Chí Minh là gần đủ điều kiện để trở thành siêu đô thị.


Siêu đô thị đầu tiên của Việt Nam sẽ là TP.HCM
Siêu đô thị đầu tiên của Việt Nam sẽ là TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh là siêu đô thị trong tương lai

TP.HCM đã được định hướng trở thành siêu đô thị trong tương lai. Nhìn nhận một cách tổng quan, TP.HCM có đầy đủ tiềm lực về quy mô dân số, thị trường lẫn vị trí. 

Từ khi Bangkok còn chưa được nhiều người biết đến thì TP.HCM đã được gọi là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Thế như trải qua 20 bị nhận định là tụt hậu, từ đầu những năm 1990 đến nay, thành phố Hồ Chí Minh đã bị Bangkok bỏ lại khá xa. Hiện tại, nếu đem ra để so sánh với các siêu đô thị trong khu vực như Thượng Hải, Băngkok, Singapore, Seoul… thì khả năng rút ngắn khoảng cách của TP.HCM là không cao. 

TP.HCM nhất định phải bứt phá thì mới có thể đuổi kịp các thành phố lớn trong khu vực. Nhìn theo hướng khách quan, TP.HCM có tiềm năng không hề thua kém các siêu đô thị lớn hiện nay. Nếu được đầu tư đúng hướng và đúng tầm thì thành phố sẽ có thể theo kịp những thành phố khác trên thế giới. 

Là một siêu đô thị, TP.HCM sẽ trở thành trung tâm văn hóa, tài chính, giáo dục của cả nước. Thành phố sẽ đưa ra nhiều chính sách, phương pháp quản lý để trở thành trọng điểm quốc gia. Đã đến lúc có những quyết sách quan trọng để TP.HCM và những nơi có tiềm năng tương tự trên lãnh thổ Việt Nam có thể phát huy một cách tốt nhất, đưa Việt Nam sớm đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhìn vào những bài học thực tế từ những siêu đô thị đi trước, với hệ lụy và hậu quả của quá trình đô thị hóa. TP.HCM cần có những giải pháp kịp thời để xây dựng một thành phố kiểm soát tốt dân số, không ô nhiễm, mang đến nhiều cơ hội cho tầng lớp nghèo để không có sự chênh lệch quá lớn giữa các thành phần xã hội, trở thành nơi thoải mái để sống và làm việc. Đặc biệt, cần chú trọng đến môi trường sinh thái nhiều hơn. Mức độ thân thiện và hài hòa với môi trường sinh thái phải luôn được coi là tiêu chuẩn phải đáp ứng và mục tiêu phải đạt được. Hướng đến mục tiêu cuối cùng là xây dựng một thành phố thịnh vượng và phát triển bền vững.

Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng khám phá Siêu đô thị là gì và 10 siêu đô thị lớn nhất thế giới. Trong tương lai gần, Việt Nam sẽ sớm có siêu đô thị đầu tiên - Thành phố Hồ Chí Minh, mang sắc vóc của một thành phố lớn, thịnh vượng và phát triển bền vững. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

3 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

3 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

3 giờ trước

Tuổi Ngọ hợp hướng nào để mua nhà, sắp xếp phòng ngủ, phòng bếp cho phù hợp?

3 giờ trước

Ai hưởng lợi khi NHNN tăng lãi suất kênh OMO?

3 giờ trước