Top 15 doanh nghiệp giàu tiềm năng trên sàn chứng khoán

Thứ hai, 23/05/2022-23:05
Có thể thấy, trong bối cảnh lạm phát và lãi suất gia tăng, cổ phiếu của những doanh nghiệp sở hữu nhiều tiền mặt sẽ được hưởng lợi.

Theo Vneconomy, lạm phát đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng khoán trên toàn cầu bước vào xu hướng giảm trong thời gian gần đây. IMF đưa ra dự báo tốc độ tăng giá tiêu dùng trong năm 2022 đang ở mức báo động. Chi tiết, các nước phát triển có CPI khoảng 5,7% còn các nước mới nổi là 8,7%. Phản ứng của các ngân hàng trung ương khi lạm phát tăng kéo theo lãi suất sẽ tăng theo và cung tiền ghi nhận chậm lại khiến cho giá cổ phiếu sụt giảm. 

Tại thị trường Việt Nam, số phiếu CPI trong tháng 4 của Việt Nam tăng ở mức khiêm tốn 2,64% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, CPI của Việt Nam bị đánh giá sẽ tăng dần do áp lực giá cả hàng hóa toàn cầu tăng cao, lợi suất trái phiếu cũng như lãi suất ngân hàng ở một số ngân hàng thương mại đã tăng. 


Top 15 doanh nghiệp có tiền/vốn hóa lớn nhất
Top 15 doanh nghiệp có tiền/vốn hóa lớn nhất

Trong bối cảnh lạm phát và lãi suất gia tăng, theo như đánh giá của Mirae Asset, cổ phiếu của những doanh nghiệp sở hữu nhiều tiền mặt sẽ được hưởng lợi. Tính từ mức giá đóng cửa ngày 04/04/2022 là 1.524 đến ngày 19/05/2022, VN-Index đã giảm 280 điểm tương ứng với mức giảm 20%. Chỉ số giảm mạnh sẽ kéo theo nhiều cổ phiếu ghi nhận các mức giảm lớn hơn nhiều lần, mức giảm phổ biến của các cổ phiếu có tính thanh khoản cao dao động từ 40 - 60%. Trong thống kê của FiinGroup cho thấy, có nhiều cổ phiếu sau nhịp giảm mạnh, vốn hóa đã giảm về gần với giá trị khoản mục tiền mặt chính là tài sản được xem là có tính an toàn cao trong giai đoạn biến động lớn điển hình như thời gian vừa qua. 

Top 15 cổ phiếu có tiền/vốn hóa lớn nhất không bao gồm các danh sách doanh nghiệp tài chính như: Ngân hàng, Bảo hiểm và Công ty chứng khoán. Cụ thể, ngày 13/5/202, PVG được đánh giá là doanh nghiệp có tỷ lệ tiền ròng (sau khi đã trừ đi hết các khoản nợ vay ngắn hạn và dài hạn) lớn nhất lên đến  218,16% mức vốn hóa của doanh nghiệp. Kế tiếp là TCH với mức 97,57% và CTD xếp thứ 3 với tỷ lệ 94,31%. Và tiếp theo là những doanh nghiệp khác như DXP của Cảng Đoạn Xá, PSW của Phân bón hoá chất Dầu khí Tây Nam Bộ, PVS của Dầu khí PTSC, FIT của Tập đoàn F.I.T, NDN, LHG, VIP, PTL, OIL, DCM, DPR, DPM.


Top 15 doanh nghiệp sản xuất có tiền/vốn hóa lớn nhất
Top 15 doanh nghiệp sản xuất có tiền/vốn hóa lớn nhất

Nếu xét riêng các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực sản xuất, thống kê cũng cho thấy có nhiều doanh nghiệp hiện đang có dòng tiền cải thiện khá tốt trong quý 1/2022, thêm vào đó là các doanh nghiệp này cũng đang sở hữu lượng tiền mặt lớn. Và dẫn đầu trong danh sách PVS với giá trị tiền ròng/vốn hóa của PVS cũng được cải thiện mạnh từ -1.356 tỷ đồng trong quý 1/2021 lên mức 667 tỷ đồng trong quý 1/2022. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

6 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

6 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

10 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

10 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

14 giờ trước