Thị trường chứng khoán hôm nay 25/4: VN-Index "bốc hơi" 68 điểm, 240 mã giảm sàn, nhà đầu tư ồ ạt tháo chạy

Thứ hai, 25/04/2022-16:04
Thị trường chứng khoán hôm nay vừa trải qua một trong những đợt bán tháo lớn nhất lịch sử. Áp lực bán kích hoạt rộng khắp toàn bộ các nhóm cổ phiếu khiến các chỉ số đồng loạt chìm sâu trong sắc đỏ. Chỉ số VN-Index có lúc giảm kỷ lục 80 điểm nhưng đã hồi phục một phần vào cuối phiên.

VN-Index rơi tự do mất hơn 68 điểm

Sau một phiên thành công lấy lại sắc xanh tăng điểm cuối tuần trước, tưởng chừng tâm lý nhà đã được cải thiện phần nào. Tuy nhiên, phiên giao dịch đầu tuần 25/4 diễn ra hoàn toàn đối lập với những kỳ vọng. Đà bán tháo lan rộng đi kèm tình trạng thiếu vắng dòng tiền bắt đáy khiến sắc đỏ phủ kín các bảng điện tử. 

Chỉ số VN-Index có lúc giảm kỷ lục 80 điểm nhưng đã hồi phục một phần vào cuối phiên. Dẫu vậy, vẫn có hàng trăm mã kết phiên giảm kịch sàn. Số mã giảm trên cả ba sàn chiếm áp đảo với 868 mã giảm, bao gồm 240 mã giảm sàn, trong khi chỉ có 215 mã tăng.

Theo Tin nhanh chứng khoán, chốt phiên, sàn HoSE có tới 443 mã giảm (181 mã nằm sàn) và chỉ còn 37 mã tăng (4 mã tăng trần), VN-Index giảm 68,31 điểm (-4,95%) xuống 1.310,92 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 834,4 triệu đơn vị, giá trị 24.790,24 tỷ đồng, giảm 8,57% về khối lượng và 11,88% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 22/4. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 66 triệu đơn vị, giá trị 2.368 tỷ đồng.


Cuối phiên thị trường hồi lại hơn 10 điểm với sắc xanh đến từ cổ phiếu họ FLC Group, SCR, SJF,...
Cuối phiên thị trường hồi lại hơn 10 điểm với sắc xanh đến từ cổ phiếu họ FLC Group, SCR, SJF,...

Sàn HNX có tới 193 mã giảm (53 mã nằm sàn) và chỉ 53 mã tăng (6 mã tăng trần), HNX-Index giảm 21,61 điểm (-6,02%), xuống 337,51 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 96 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.925,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 12,36 triệu đơn vị, giá trị gần 438,66 tỷ đồng.

Với 232 mã giảm (16 mã nằm sàn) và 112 mã tăng (17 mã tăng trần), UpCoM-Index giảm 4,61 điểm (-4,42%), xuống 99,54 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 53 triệu đơn vị, giá trị 979,43 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,68 triệu đơn vị, giá trị 155,12 tỷ đồng.

Một điểm nữa cần nhắc tới, thông thường mỗi phiên giảm sâu sẽ đi kèm với thanh khoản bùng nổ. Tuy nhiên phiên hôm nay, mặc cho mức giảm của VN-Index đã cao ngưỡng kỷ lục, tuy nhiên kỳ lạ là dòng tiền bắt đáy không có nhiều dấu hiệu đã tham gia hôm nay. Giá trị giao dịch trên cả ba sàn thậm chí còn thấp hơn phiên trước, chỉ đạt tỷ đồng.

Điều này làm nhiều nhà đầu tư hoang mang về diễn biến thị trường những phiên sắp tới, khi động lực phục hồi là quá yếu ớt.

Trên khắp các diễn đàn chứng khoán, nhà đầu tư than trời, trách mình, trách thị trường, xin rút khỏi chứng khoán bởi thị trường quá khốc liệt.

"Cả cổ phiếu rác lẫn cổ phiếu sản xuất kinh doanh tốt, cổ phiếu tăng trưởng, cổ phiếu cơ bản…đều lăn ra sàn hết mà không có một lý do gì quá mới. Thật sự quá khốc liệt, đánh một trận sạch sẽ, sạch tài khoản của nhà đầu tư rồi", một nhà đầu tư chia sẻ trên group chứng khoán sau phiên 25/4.

Hàng loạt cổ phiếu đồng loạt "sụp đổ"

Suốt cả phiên giao dịch hôm nay, càng về cuối phiên, chứng khoán càng lao dốc mạnh, không có bất kỳ nhịp hồi nào. Cổ phiếu trụ bị bán mạnh, toàn bộ nhóm VN30 chìm trong sắc đỏ, trong đó có tới 13 cổ phiếu giảm sàn: BVH, PNJ, SAB, TPB, FPT, GAS, GVR, MWG, SSI, STB, VPB, CTG, TCB, POW, BID, VHM, HPG.

Toàn bộ các nhóm cổ phiếu lớn như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, các nhóm thanh khoản cao như thép, phân bón, dầu khí, vận tải biển… cùng lao dốc.


Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect
Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect

Ở nhóm ngân hàng, BID, VPB, TCB, CTG, STB, OCB, LPB đồng loạt giảm kịch sàn. Trong khi đó, MBB, VIB, HDB cũng giảm trên 6%. Duy chỉ có VCB là đứng ngoài xu hướng khi chỉ giảm 0,49%.

Cổ phiếu chứng khoán còn bi đát hơn khi đa số giảm kịch biên độ, bao gồm VND, VCI, HCM, FTS, EVF, ORS, VIX, TVS, VDS, CTS, AGR... Tương tự là cổ phiếu bảo hiểm với BVH, BMI, BIC, MIG đồng loạt "lau sàn".

Ở nhóm bất động sản, bộ đôi VIC - VHM có lúc giảm sát sàn nhưng đến phiên ATC đã được kéo lại, chỉ còn giảm lần lượt 1,93% và 2,63%. NVL cũng chỉ giảm 1,11%. BCM thậm chí tăng 1,32%. Thế nhưng, các cổ phiếu còn lại vẫn lũ lượt giảm kịch sàn như: DIG, NLG, VCG, HDG, DXS, ITA, TCH, BCG, HDC, CII, SZC, IJC, KHG, DPG, LDG, FCN, TCD, LHG, EVG, NHA, CKG...

Đáng chú ý, nhóm ngược dòng tăng điểm trong phiên hôm nay ghi nhận các cổ phiếu hệ sinh thái FLC. Cụ thể, KLF và ART trong suốt phiên sáng và phần đầu phiên chiều đã tăng kịch trần "trắng bên bán", trước khi hạ nhiệt đôi chút, kết phiên lần lượt tăng 5,4% lên 3.900 đồng/cp và 4,1% lên 5.100 đồng/cp. HAI hay AMD cũng tăng 2,9% và 2,4% trong phiên hôm nay.

Trong khi đó, FLC hôm nay cũng xuất sắc khi tăng 2,9% lên kết phiên tại 6.810 đồng/cp, qua đó ghi danh vào nhóm những cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho VN-Index với 0,03 điểm tăng. ROS hôm nay cũng tăng 1,8% lên 4.070 đồng/cp, góp thêm 0,01 điểm tăng cho chỉ số sàn HoSE. Thanh khoản hai mã này cũng ở mức tốt với khoảng 17 triệu đơn vị được giao dịch tại mỗi mã trong phiên hôm nay.


Khoảnh khắc lịch sử của TTCK Việt Nam: VN-Index giảm kỉ lục gần 80 điểm 1 ngày, chỉ số VN30 giảm 85,60 điểm
Khoảnh khắc lịch sử của TTCK Việt Nam: VN-Index giảm kỉ lục gần 80 điểm 1 ngày, chỉ số VN30 giảm 85,60 điểm

Ngoài FLC,nhóm cổ phiếu cùng dính vào bê bối lãnh đạo bị khởi tố và bắt tạm giam do thao túng thị trường chứng khoán còn có Trí Việt gồm TVC và TVB. Hai cổ phiếu này đã giảm liên tục 7 phiên gần nhất, trong đó có 4 phiên giảm sàn. 

Bất ngờ, trong phiên 25/4 hôm nay, trong khi TVB tiếp tục "nằm sàn" trắng bên mua, thì TVC bất ngờ tăng tới 3,8% để kết phiên tại 10.900 đồng/cp. Trong phiên, TVC thậm chí đã kịch trần 10.500 đồng/cp và thu hẹp một phần đà tăng về cuối phiên.

Các nhóm cổ phiếu như thủy sản, dệt may, hóa chất- phân bón có phần tiêu cực hơn khi hầu hết đều kết phiên tại mức giá sàn. Cụ thể như nhóm thủy sản có sự đóng góp của VHC, AAM, ACL, ANV, IDI, CMX; dệt may có MSH, EVE, GIL, SVD, STK; hóa chất – phân bón có DGC, DPM, DCM, BFC…

Đối với cổ phiếu hàng không, VJC và HVN lần lượt mất đi 5,21% và 5,48% giá trị.

Phiên giảm điểm 25/4 đã "thổi bay" hơn 270.620 tỷ vốn hóa của sàn HoSE, giá trị còn lại khoảng 5.196.525 tỷ đồng. Trong số các mã giảm mạnh, GAS là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất tới VN-Index khi khiến chỉ số này mất đi 3,75 điểm. Các cổ phiếu có "đóng góp" tiêu cực tiếp theo lần lượt là HPG (-3,4 điểm), BID (-3,4 điểm), VPB (-2,8 điểm), TCB (-2,7 điểm)…

Theo: Tin nhanh chứng khoán
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

2 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

2 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

6 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

7 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

10 giờ trước