Sức mạnh nội tại có thể giúp FPT vượt qua giai đoạn cổ phiếu công nghệ gặp khó trước xu hướng tăng lãi suất

Thứ tư, 12/10/2022-21:10
Thực tế cổ phiếu FPT đã giảm khoảng 25% từ đỉnh và hiện đang giao dịch gần vùng đáy một năm. Tuy nhiên, nếu so với mức giảm 34% từ đỉnh của VN-Index thì cổ phiếu này lại có phần “outperform” thị trường.

Động thái tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các Ngân hàng trung ương trên thế giới đang gây áp lực lớn lên thị trường tài chính toàn cầu. Trong đó, cổ phiếu công nghệ được đánh giá là sẽ chịu nhiều tác động không mấy tích cực bởi khi lãi suất tăng sẽ khiến nhóm này bị định giá tương đối cao. Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số Nasdaq Composite cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm chủ yếu do cổ phiếu công nghiệp liên tục chìm sâu.

Trong khi đó, tại thị trường Việt Nam, cổ phiếu công nghệ không có nhiều, cái tên nổi bật nhất đó là FPT. Trên thực tế, cổ phiếu này đã giảm khoảng 25% từ đỉnh và hiện đang giao dịch gần vùng đáy 1 năm. Tuy nhiên, nếu so với mức giảm 34% từ đỉnh của VN-Index thì FPT lại có phần “outperform” thị trường.


Nếu so với mức giảm 34% từ đỉnh của VN-Index, FPT lại có phần “outperform” thị trường
Nếu so với mức giảm 34% từ đỉnh của VN-Index, FPT lại có phần “outperform” thị trường

Theo SSI Research đánh giá, sức mạnh nội tại của FPT có thể giúp vượt qua giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu. Dựa theo khảo sát của FPT & SSI Research, mức lương kỹ sư công nghệ thông tin của Việt Nam nói chung và FPT nói riêng thấp hơn khoảng 25% so với các đối thủ cạnh tranh khác tại Ấn Độ và các nước châu  u khác. Trong bối cảnh lạm phát, vấn đề kiểm soát chi phí là yếu tố cần được ưu tiên.

Trước đó, vào năm 2020, thời điểm bùng nổ dịch Covid-19, nhờ lợi thế chi phí thấp cũng như sự cộng hưởng từ thương vụ M&A Intellinet, FPT đã thành công giành được hợp đồng công nghệ thông tin khổng lồ trị giá 100 triệu USD từ khách hàng bên Mỹ là COX automotive. Nhờ vào lợi thế này, Ban lãnh đạo của FPT tự tin giữ nguyên mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD (ước tính tăng 25% so với cùng kỳ) cho mảng công nghệ thông tin nước ngoài vào năm 2023.

Sức mạnh nội tại có thể giúp FPT vượt qua giai đoạn cổ phiếu công nghệ gặp khó trước xu hướng tăng lãi suất - ảnh 2

Theo đó, SSI Research dự phóng lợi nhuận trước thuế của FPT dự kiến đạt mức tăng trưởng khoảng 23% so với cùng kỳ trong quý 3/2022 nhờ đóng góp chủ yếu từ mảng công nghệ. Trong kỳ, dự báo mảng doanh thu công nghệ thông tin trong nước sẽ được cải thiện, cụ thể từ tháng 7 đến tháng 8/2022, mảng công nghệ thông tin trong nước đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế là 13,5% so với cùng kỳ.

Sang quý 2, mảng công nghệ thông tin trong nước ghi nhận doanh thu giảm 19,6% so với cùng kỳ cùng lợi nhuận trước thuế giảm 14,4% so với cùng kỳ. Công ty cho biết, dịch vụ công nghệ thông tin trong nước giảm tốc do tăng trưởng tín dụng ngân hàng bị hạn chế cũng như thị trường bất động sản bị thắt chặt hơn. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo dự kiến tăng trưởng sẽ tăng vượt mức 20% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm nay nhờ backlog đạt 5.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, tại thị trường nước ngoài, SSI Research lo ngại về khả năng xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine có thể gây ảnh hưởng đến tình hình lạm phát của EU và rủi ro suy thoái tiềm ẩn, qua đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu cho công nghệ thông tin ở châu  u. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu của FPT tại EU là không đáng kể và ở mức thấp nhất so với các công ty cùng ngành tại Ấn Độ. Vì vậy, mảnh công nghệ thông tin nước ngoài của FPT có thể ít bị ảnh hưởng hơn so với các đối thủ trong trường hợp chiến tranh giữa Nga - Ukraine kéo dài.

Ngoài ra, FPT còn có vị thế tiền mặt ròng là gần 4.900 tỷ đồng, một yếu tố quan trọng hỗ trợ trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lãi suất cho vay tăng. Đồng thời đây cũng có thể là một lợi thế cạnh tranh khác của FPT so với các công ty khởi nghiệp với dòng tiền yếu hơn. Hơn thế, SSI Research còn cho rằng sự cạnh tranh từ các công ty công nghệ thông tin khởi nghiệp và quy mô nhỏ có thể được giảm bớt do việc huy động vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh gặp khó khăn trong môi trường lãi suất tăng.


 
 

Mặt khác, về mối lo ngại về việc đồng Yên Nhật mất giá, trong cuộc họp nhà đầu tư vào ngày 10/8/1011, Ban lãnh đạo của FPT đã chia sẻ rằng việc giảm giá đồng Yên Nhật đã được FPT chỉ động phòng ngừa qua đó giúp tỷ suất lợi nhuận trước thuế của mảng công nghệ thông tin nước ngoài không bị giảm 2% trong nửa đầu năm 2022.

Bên cạnh đó, Luật An ninh mạng được thông qua trong thời gian gần đây có thể cũng là một yếu tố khác thúc đẩy nhu cầu về trung tâm dữ liệu của Việt Nam, điều này có thể sẽ có lợi cho mảng dịch vụ viễn thông của FPT.

Được thành lập năm 1988, Công ty cổ phần FPT (HoSE: FPT) hiện là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tập đoàn có 3 mảng kinh doanh chính bao gồm công nghệ, viễn thông và giáo dục. Trong đó, khối công nghệ là mảng kinh doanh cốt lõi của công ty, đóng góp 57-58% vào doanh thu và 44-45% lợi nhuận cho FPT. 

Khối công nghệ của FPT được phát triển bởi 4 công ty con là PT Software, FPT IS, FPT Digital và FPT Smart Cloud.

Trong đó, FPT Software có vốn điều lệ lớn nhất 3.300 tỷ đồng và cũng là đơn vị hạt nhân trong khối. FPT Software được định hướng trở thành đơn vị dịch vụ công nghệ thông tin hàng đầu thế giới với mục tiêu nằm trong Top 50 công ty dịch vụ công nghệ thông tin toàn cầu vào năm 2030. 

Năm 1994, tập đoàn thành lập tiếp FPT IS, đơn vị tích hợp hệ thống. Đơn vị được đầu tư để phát triển hệ sinh thái các sản phẩm "Made by FPT", hướng đến mục tiêu trở thành công ty cung cấp các giải pháp, dịch vụ phần mềm hàng đầu Việt Nam và khu vực.

Với 2 đơn vị còn lại là FPT Digital được thành lập vào tháng 2/2021 chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn lộ trình chuyển đổi số gắn với định hướng phát triển doanh nghiệp. Còn FPT Smart Cloud thành lập tháng 8/2020 chuyên cung cấp các dịch vụ, giải pháp, ứng dụng AI và Cloud Computing.

Vào tháng 5/2021, FPT công bố đã mua chi phối Base.vn - nền tảng quản trị doanh nghiệp với mục tiêu đến đến nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm tới 97% tổng doanh nghiệp và đóng góp 45% GDP.

Trong khố công nghệ, FPT Software tập trung phát triển thị trường nước ngoài còn FPT IS phát triển thị trường trong nước, 2 đơn vị này mang lại doanh thu cũng như lợi nhuận chủ yếu cho tập đoàn. Các đơn vị còn lại được xem là mảnh tiềm năng đang được tập đoàn đẩy mạnh.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

13 phút trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

15 phút trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

4 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

4 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

8 giờ trước