Ông Trần Đình Long nói gì về việc “lệch sóng” container? 

Thứ năm, 30/03/2023-23:03
Từ cuối tháng 2/2021, Tập đoàn Hòa Phát đã công bố sản xuất container trong bối cảnh thế giới đang thiếu trầm trọng mặt hàng này do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên đến nay, sau khi đại dịch đã được đẩy lùi, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát nói: “Rất không may ngành tàu biển lại quay về cái giá trước Covid rồi nên container khó khăn nhưng may là Hòa Phát không đi vay nên cứ bình tĩnh thôi".

Theo Markettimes, được biết, dự án nhà máy vỏ container của Tập đoàn Hòa Phát được đặt tại B5, đường Đ, Khu công nghiệp Phú Mỹ II mở rộng, phường Tân Phước, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án này có quy mô công suất 500.000 TEU/năm tập trung phát triển các sản phẩm container phổ biến với chiều dài từ 20 - 40 feet. Modul giai đoạn 1 của nhà máy có công suất 200.000 TEU/năm. Tập đoàn Hòa Phát đã ký kết hợp đồng máy móc thiết bị với các nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới. 

Chia sẻ về lý do lựa chọn sản xuất container, ông Trần Đình Long cho biết do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm container trên thế giới là rất lớn, 90% sản lượng sản xuất mặt hàng này lại đến từ Trung Quốc. Trong khi đó, Hòa Phát lại sở hữu ba yếu tố cơ bản nhất để sản xuất container và có thể cạnh tranh với các nhà sản xuất Trung Quốc. 


Phối cảnh nhà máy sản xuất container của Hòa Phát. Nguồn ảnh: Tập đoàn Hòa Phát.
Phối cảnh nhà máy sản xuất container của Hòa Phát. Nguồn ảnh: Tập đoàn Hòa Phát.

Yếu tố đầu tiên là Hòa Phát có nhà máy thép HRC, thử nghiệm thành công trong sản xuất container. Giá nhân công sản xuất tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Yếu tố thứ hai là giá thành điện của Việt Nam hiện đang thấp hơn nhiều so với Trung Quốc và thế giới. Yếu tố thứ ba là do ảnh hưởng của Covid-19 nên việc quay vòng và giải phóng các container rỗng đi vào bế tắc. Tình hình này đã khiến ngành logistics toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng khan hiếm container xuất khẩu. Do giá container tăng liên tục từ 2 - 10 lần, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu, thậm chí đã có nhiều doanh nghiệp phá sản. 

Thời điểm đó, Tập đoàn Hòa Phát dự kiến khởi công nhà máy sản xuất container trong tháng 6/2021. Do ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 nên kế hoạch khởi công dự án này chậm hơn 5 tháng so với kế hoạch. Đến tháng 11/2021 dự án sản xuất container của Hòa Phát mới chính thức được khởi công.


Ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát.
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát.

Tại báo cáo thường niên năm 2022, Tập đoàn Hòa Phát cho biết sau hơn một năm xây dựng, giai đoạn 1 của dự án sản xuất container đã hình thành. Công ty CP Sản xuất container Hòa Phát hiện đang hiệu chỉnh và chạy thử thiết bị, dây chuyền công nghệ. Dự kiến, từ đầu quý II/2023 sẽ cho ra sản phẩm chính thức.

Sáng ngày 30/3, Tập đoàn Hòa Phát đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 để trình cổ đông thông qua các kết quả kinh doanh đã đạt được trong năm 2022 và kế hoạch kinh doanh trong năm 2023. 

Tại đại hội, ông Trần Đình Long chia sẻ: "Về container, hết tháng 4 sẽ hoàn thiện khâu cuối cùng. Đó là mặt hàng đặc thù, yêu cầu rất lớn về tiêu chuẩn chất lượng để được cấp chứng chỉ. Tháng 5, 6 sẽ hoàn thiện thủ tục lắp đặt, giấy chứng nhận và đi vào sản xuất thử. Nhưng rất không may ngành tàu biển lại quay về cái giá trước Covid rồi nên container khó khăn, nhưng may là Hòa Phát không đi vay nên cứ bình tĩnh thôi. Có thể giờ không tốt nhưng lâu dài sẽ tốt."


Sáng ngày 30/3, Tập đoàn Hòa Phát đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.
Sáng ngày 30/3, Tập đoàn Hòa Phát đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.

Tại phiên họp lần này, HĐQT Hòa Phát vẫn giữ nguyên kế hoạch kinh doanh đã được đưa ra hồi cuối tháng 2/2023 với chỉ tiêu doanh thu hợp nhất 150.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế toàn tập đoàn 8.000 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ biên lãi thuần 5,33%.

Chủ tịch Hòa Phát cho biết thêm, hiện tại quy mô doanh thu của tập đoàn vào khoảng 150.000 tỷ đồng. Khi dự án Dung Quất 2 đi vào hoạt động vào cuối năm 2024 và đầu năm 2025 thì có thể giúp doanh thu của tập đoàn tăng thêm 80.000-100.000 tỷ đồng nữa và đây là cơ hội rất lớn.

“Giai đoạn khó khăn nhất của ngành thép đã qua, tương lai triển vọng là tốt, nhưng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào cầu thị trường. Hiện tại thì cầu thị trường quá thấp, không chỉ ngành thép mà còn nhiều ngành khác”, ông Long nhấn mạnh.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

5 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

5 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

9 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

10 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

13 giờ trước