Những rủi ro nào đang "rình rập" cổ phiếu ngành phân bón?

Thứ hai, 08/08/2022-22:08
Nhu cầu phân bón tăng, cộng với việc lượng cung ứng khan hiếm khiến giá phân bón ngày càng tăng cao. Vì vậy, ngành phân bón Việt Nam hứa hẹn vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp, mặc dù dự báo tăng trưởng tích cực, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng được hưởng lợi từ xu hướng trên và ngành này được cho vẫn đang đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Giá lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Tổng công suất của các doanh nghiệp sản xuất phân bón tính đến nay đạt 29,25 triệu tấn/năm. Trong đó, công suất sản xuất phân bón vô cơ là 25,2 triệu tấn/năm, sản xuất phân bón hữu cơ là 4 triệu tấn/năm.

Năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 4,5 triệu tấn phân bón, tăng 19,4% về khối lượng, tăng 52,6% về kim ngạch và tăng 27,8% về giá so với năm 2020. Trong đó, Trung Quốc là thị trường cung cấp chủ yếu các loại phân bón cho Việt Nam, chiếm 44,5% tổng lượng và 42% tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt 2 triệu tấn.


6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu phân bón đã vượt qua kết quả xuất khẩu của cả năm 2021. Nguồn: Tổng cục Hải quan
6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu phân bón đã vượt qua kết quả xuất khẩu của cả năm 2021. Nguồn: Tổng cục Hải quan

Đồng thời, năm 2021, Việt Nam cũng xuất khẩu 1,4 triệu tấn phân bón, tăng 16,4% về khối lượng, tăng 64,2% về kim ngạch và giá tăng 41,2% so với năm 2020. Trong đó, Campuchia là thị trường tiêu thụ phân bón của nước ta nhiều nhất, chiếm 40,2% tổng lượng và 37,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón cả nước.

Đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột Nga - Ukraine đã khiến giá các nguyên liệu sản xuất phân bón trên thị trường thế giới liên tục tăng mạnh. Điều này cũng đẩy giá phân bón tăng vọt, kéo theo xuất khẩu tăng đột biến theo. Giá phân bón trên thị trường thế giới lập đỉnh cao nhất mọi thời đại. Trong thời gian tới, dự báo giá phân bón sẽ tiếp tục tăng từ 20 - 40%.

Tại thị trường Việt Nam, giá các loại phân bón có mối liên hệ khá mật thiết với thế giới do nước ta vẫn phải nhập khẩu lượng lớn phân bón. Cụ thể, thời gian vừa qua ghi nhận 2 đợt tăng giá mạnh vào tháng 8/2021 khi Trung Quốc ban hành lệnh ngừng xuất khẩu phân bón vào tháng 2/2022 khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra. Điều này đã gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung trầm trọng khi đây là 2 quốc gia chiếm phần lớn sản lượng sản xuất và xuất khẩu phân bón. Cùng với đó, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất như than, khí, lưu huỳnh,... cũng tăng phi mã, dẫn đến tăng giá thành sản xuất. Đây là nguyên nhân khiến giá U rê tăng hơn gấp đôi, giá phân DAP tăng gần gấp 3, giá phân NPK tăng khoảng 30% kể từ đầu năm 2021 đến nay.

Triển vọng tăng trưởng cuối năm

Việc giá phân bón các loại tăng mạnh đã góp phần giúp nhiều doanh nghiệp trong ngành lãi lớn. Có thể kể đến như, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HoSE: DPM), lũy kế 6 tháng đầu năm nay, DPM đã ghi nhận lãi ròng 3.394 tỷ đồng, gần gấp 4 lần cùng kỳ năm ngoái, cao hơn lợi nhuận cả năm 2021. Với kết quả này, DMP đã đạt 98% kế hoạch lợi nhuận năm 2022. Hay Công ty Cổ phần DAP- Vinachem (UPCoM: DDV) cũng ghi nhận lãi lớn trong 6 tháng đầu năm nay với lợi nhuận ròng đạt 293 tỷ đồng, tăng hơn 69% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ gián đoạn nguồn cung DAP khi các quốc gia lớn như Nga, Trung Quốc hạn chế xuất khẩu phân bón.


Dự báo, giá phân bón sẽ tiếp tục tăng 20 - 40% trong thời gian tới
Dự báo, giá phân bón sẽ tiếp tục tăng 20 - 40% trong thời gian tới

Dự báo nửa cuối năm 2022, giá bán của các sản phẩm phân DAP vẫn được duy trì cao. Nguyên liệu đầu vào sản xuất phân DAP là quặng apatit và lưu huỳnh, trong đó quặng apatit có xu hướng giá neo cao, còn giá lưu huỳnh tăng mạnh do thiếu hụt nguồn cung từ Nga sẽ khó có thể sớm khôi phục.

“Lợi nhuận Đạm Phú Mỹ sẽ đạt đỉnh trong quý I, sau đó giảm dần từ quý II và III”, SSI Research từng dự báo.

Theo đó, triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết dường như được phản ánh vào giá cổ phiếu, khiến nhiều mã đã quay đầu điều chỉnh sau giai đoạn tăng mạnh trước đó.

Trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung phân bón trên thế giới, các doanh nghiệp phân bón nội địa có thể tận dụng thời cơ này để gia tăng sản lượng sản xuất trong nước cũng như đẩy mạnh xuất khẩu. Do vậy, nhóm ngành này hứa hẹn sẽ còn tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm nay.

Rủi ro tiềm ẩn

Dù còn nhiều dư địa tăng trưởng như đã nêu trên, nhưng ngành phân bón vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là dưới áp lực giá phân bón tăng phi mã. Theo đó, Bộ Công thương đã chỉ đạo các ngành tăng dự trữ phân bón để đảm bảo nguồn cung ứng không bị đứt gãy. Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng đề xuất các biện pháp đối phó với tình trạng tăng giá, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp trong ngành không đầu cơ tích trữ. Việt Nam có thể tạm dừng xuất khẩu phân bón để bình ổn giá cả trong nước.

Ngoài ra, để góp phần hạ giá phân bón trong nước, ổn định nguồn cung, đảm bảo quản lý chặt chẽ, tránh gian lận. Theo đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ quy định thống nhất một mức thuế xuất khẩu 5% đối với mặt hàng phân bón thuộc nhóm tại biểu xuất khẩu, không phân biệt theo tỷ lệ tài nguyên khoáng sản trong sản phẩm phân bón.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong đó, đối với loại phân bón có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm sẽ có mức thuế xuất khẩu tăng từ 0% lên 5%. Đối với mặt hàng phân bón có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên có thuế xuất khẩu 5% như hiện hành. Còn riêng đối với phân bón thuộc nhóm 31.01 là phân bón hữu cơ, không sử dụng tài nguyên khoáng sản, Bộ Tài chính trình Chính phủ giữ mức thuế xuất khẩu là 0% như hiện hành. 

Như vậy, khả năng cao hàng triệu tấn phân bón xuất khẩu có khả năng bị ảnh hưởng nếu áp thuế xuất khẩu 5%. Điều này nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các doanh nghiệp phân bón.

Vì vậy, khả năng cao giá phân bón sẽ tiếp tục hạ nhiệt tới cuối năm 2022 và kéo dài sang năm 2023 trước khi hình thành mặt bằng giá mới.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

7 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

7 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

11 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

11 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

15 giờ trước