Người nhập cư giàu nhất nước Mỹ và bài học về khởi nghiệp

Thứ tư, 27/04/2022-17:04
Nhà sáng lập ứng dụng lên lịch hẹn Calendly - Tope Awotona hiện là một trong hai tỷ phú công nghệ da màu tại Mỹ

Theo Người đồng hành, Calendly ra đời từ khi nhà sáng lập của nó đang trong tâm trạng bất lực vì gặp khó khăn trong công việc. Giờ đây, ứng dụng đặt lịch hẹn này hiện đang được định giá tới 3 tỷ USD và là chủ đề của một cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội Twitter trong giới thượng lưu thung lũng Silicon.

Nói về Calendly, Tope Awotona - nhà sáng lập 40 tuổi và là CEO của ứng dụng đã khẳng định rằng: "Bạn gọi đó là thứ truyền đạt thông tin, tôi thì gọi đó là chân lý". Chân lý, như giải thích của Awotona, là mọi người đều cần tới phần mềm lên lịch Calendly để giúp cho công việc của mình trở nên trơn tru và hiệu quả hơn.

Cách đây gần 9 năm, Awotona đã dành toàn bộ 200.000 USD tiền tiết kiệm của anh để thành lập nên Calendly và sau đó đã từ bỏ công việc bán phần mềm tại EMC để có thể toàn tâm toàn ý cho việc khởi nghiệp.


Awotona đã dành toàn bộ 200.000 USD tiền tiết kiệm của anh để thành lập nên Calendly.
Awotona đã dành toàn bộ 200.000 USD tiền tiết kiệm của anh để thành lập nên Calendly.

Hiện nay, Calendly đã có tới 10 triệu người dùng, trong đó có những cái tên như Lyft, Ancestry.com, Đại học Indiana và La-Z-Boy. Doanh thu năm 2021 của Calendly đã vượt qua con số 100 triệu USD, cao gấp đôi so với doanh thu của năm trước nữa. Dự kiến, con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên gấp 2 lần trong năm nay.

Được biết, hoạt động kinh doanh của Calendly đã bắt đầu sinh lời từ những năm 2016. Năm ngoái, công ty đã huy động được tới 350 triệu USD trong vòng gọi vốn với sự tham gia của OpenView Venture Partners và Iconiq Capital, qua đó nâng mức định giá doanh nghiệp lên tới 3 tỷ USD. Điều này có nghĩa là Awotona đang sở hữu số cổ phần trị giá ít nhất 1,4 tỷ USD sau khi đã trừ đi 10% chiết khấu cho cổ phiếu của công ty tư nhân theo cách tính của Forbes.


Hoạt động kinh doanh của Calendly đã bắt đầu sinh lời từ những năm 2016.
Hoạt động kinh doanh của Calendly đã bắt đầu sinh lời từ những năm 2016.

Với khối tài sản này, hiện nay Awotona là một trong hai tỷ phú công nghệ da màu ở Mỹ, cùng với David Steward - người sáng lập 70 tuổi của công nghệ World Wide Technology có trụ sở tại Missouri. David Cummings - người sáng lập Atlanta Ventures - với khoản đầu tư 550.000 USD vào Calendly chia sẻ rằng: "Tope có thể là doanh nhân công nghệ người Mỹ gốc Phi thành công nhất trong thế hệ của anh ấy".

Calendly không phải là doanh nghiệp duy nhất cung cấp sản phẩm lên lịch họp. Square, Microsoft và Doodle cũng đã cung cấp các sản phẩm cạnh tranh tương tự. Nhưng Calendly đã có được lượng lớn khách hàng nhờ thiết kế đẹp mắt, thân thiện với người dùng và mô hình freemium - kết hợp việc cung cấp dịch vụ cả miễn phí và tính phí cho khách hàng.


Calendly ra đời từ khi nhà sáng lập của nó đang trong tâm trạng bất lực vì gặp khó khăn trong sắp xếp công việc.
Calendly ra đời từ khi nhà sáng lập của nó đang trong tâm trạng bất lực vì gặp khó khăn trong sắp xếp công việc.

Awotona hiện đang tiếp tục làm việc để tạo những công cụ giúp những nhà tuyển dụng, nhân viên, bán hàng và các nhân viên văn phòng quản lý các cuộc họp trước và sau khi chúng diễn ra.

Cụ thể hơn, tính năng mới này hướng tới việc định tuyến cuộc họp tới đúng đối tượng trong một công ty lớn, thêm vào tính năng bổ sung các tài liệu liên quan như chương trình họp, ngân sách để cuộc họp có thể diễn ra suôn sẻ hơn.

Ứng dụng này còn tích hợp với các công cụ năng suất như Salesfore để có thể theo dõi kết quả. Những người khác có thể coi việc lên lịch họp là một công việc khá vất vả nhưng đối với Awotona, anh coi đây là chìa khoá để tạo ra sự kết nối với mọi thứ hiện đang diễn ra trong một tổ chức.


Awotona hiện đang lên kế hoạch nâng cấp thêm nhiều tính năng hơn và mở rộng hoạt động của Calendly ra toàn cầu.
Awotona hiện đang lên kế hoạch nâng cấp thêm nhiều tính năng hơn và mở rộng hoạt động của Calendly ra toàn cầu.

Quan điểm này đã cho phép Awotona suy đoán rằng thị trường toàn cầu mà Calendly hiện đang hoạt động có giá trị lên tới 20 tỷ USD.

Awotona chia sẻ rằng: "Trong cuộc đời của mình, tôi đã được hưởng lợi từ việc không sử dụng sự khôn ngoan theo cách thông thường, Calendly mang lại lợi ích cho cá nhân tôi và tôi nghĩ nó cũng đã mang lại lợi ích cho doanh nghiệp".

Awotona sinh ra tại Lagos, Nigeria, trong một gia đình trung lưu. Cha của anh là một nhà vi sinh vật học và là một doanh nhân; mẹ anh là nhân viên ngân hàng trung ương. Thành phố Lagos có 15 triệu dân là một thành phố sôi động nhưng cũng đầy rẫy những nguy hiểm.


Awotona đang sở hữu số cổ phần trị giá ít nhất 1,4 tỷ USD.
Awotona đang sở hữu số cổ phần trị giá ít nhất 1,4 tỷ USD.

Năm Awotona lên 12 tuổi, anh đã chứng kiến cha mình bị bắn chết trong một vụ cướp xe. Năm 1996, khi mới 15 tuổi, anh đã cùng gia đình chuyển tới Atlanta (Mỹ). Anh theo học nghành khoa học máy tính tại Đại học Georgia sau đó chuyển sang ngành kinh doanh và thông tin quản lý. Anh chia sẻ rằng “Tôi thích lập trình, nhưng nó quá đơn giản, có lẽ tôi quá hướng ngoại để trở thành một lập trình viên".

Thay vào đó, anh đã bán phần mềm cho các công ty công nghệ, gồm những công ty như Perceptive Software, Vertafore và EMC. Anh đã từng tự điều hành một vài công việc kinh doanh như trang web hẹn hò, công ty bán máy chiếu và một công ty khác bán dụng cụ làm vườn, điều đáng buồn là cả đều thất bại.

Ý tưởng thành lập Calendly khác biệt ở chỗ nó được khởi nguồn từ sự thất vọng của chính Awotona khi phải lên lịch cho các cuộc họp hồi còn là một nhân viên bán hàng - một nhiệm vụ đôi khi khiến anh phải mất tới vài ngày và hàng chục email qua lại để sắp xếp.

Vào năm 2013, Awotona đã cho ra đời Calendly từ không gian làm việc chung tại Atlanta Tech Village. Để có tiền phát triển dự án, anh đã sử dụng toàn bộ số tiền trong tài khoản tiết kiệm cũng như thẻ tín dụng của mình.


Ý tưởng thành lập Calendly khác biệt ở chỗ nó được khởi nguồn từ sự thất vọng của chính Awotona khi phải lên lịch cho các cuộc họp hồi còn là một nhân viên bán hàng.
Ý tưởng thành lập Calendly khác biệt ở chỗ nó được khởi nguồn từ sự thất vọng của chính Awotona khi phải lên lịch cho các cuộc họp hồi còn là một nhân viên bán hàng.

Anh chia sẻ: “Mọi việc có thể diễn ra tồi tệ nhưng với kinh nghiệm từ những công việc kinh doanh trước đây, tôi có một chút tự tin. Và với Calendly, tôi thực sự tham gia vào một cuộc chiến đồng thời bỏ ra từng xu tôi có. Nếu bạn định làm điều gì đó, bạn phải nỗ lực hết mình".

Để được hỗ trợ về mặt lập trình, Awotona đã ký hợp đồng với công ty Railsware của Ukraine, nơi anh đã từng ở 8 năm trước. Trong bối cảnh chiến tranh hiện tại, Calendly đã giúp tái định cư 10 nhà phát triển đang làm việc tại Railsware và đã hỗ trợ tài chính cho họ và gia đình của họ.

Vào cuối năm 2013, anh đã tạo ra một sản phẩm khả thi nhưng đồng thời số tiền anh đang có cũng đã cạn kiệt. Nhiều nhà đầu tư hạt giống, dẫn đầu là Cummings đã ra tay cứu giúp với khoản đầu tư trị giá 500.000 USD. Calendly hiện đang cung cấp dịch vụ miễn phí cho người dùng cá nhân và tính phí 25 USD/tháng/user cho khách hàng doanh nghiệp. Awotona chia sẻ: "Các nhân viên khen ngợi sản phẩm của chúng tôi với cấp trên của họ và sau đó nó sẽ được các doanh nghiệp để mắt tới, đây là cách mà chúng tôi thu hút các khách hàng là doanh nghiệp".

Khách hàng là doanh nghiệp có thể thiết lập các trang đích tuỳ chỉnh, định tuyến các cuộc họp tới các nhóm nhân viên cụ thể và kết nối phần mềm Calendly của mình với nhiều công cụ khác, chẳng hạn như Salesforce, Stripe, Zoom và Hubspot.


Calendly hiện đang cung cấp dịch vụ miễn phí cho người dùng cá nhân và tính phí 25 USD/tháng/user cho khách hàng doanh nghiệp.
Calendly hiện đang cung cấp dịch vụ miễn phí cho người dùng cá nhân và tính phí 25 USD/tháng/user cho khách hàng doanh nghiệp.

Một số khách hàng lớn của Calendly là những người trả cho ứng dụng này 100.000 USD một năm - mức giá tăng gấp 10 lần trong 12 tháng qua sau khi Calendly xây dựng được đội ngũ bán hàng nội bộ của mình.

Ví dụ như các trang web mua sắm xe hơi CarGurus đã lên lịch cho khoảng 2.000 cuộc họp bán hàng với nhiều đại lý thông qua Calendly kể từ khi sử dụng dịch vụ này vào tháng 5 năm ngoái.

Theo chiến lược gia kỹ thuật số cấp cao của Car Gurus - Michael Riley cho rằng chiến thuật này đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 500 giờ làm việc của nhân viên.

Vào tháng 6 năm ngoái, nhà cung cấp thực phẩm US Foods đã triển khai ứng dụng Calendly cho 100 nhân viên làm việc với các nhà hàng độc lập, chủ yếu là những cửa hàng bán đồ ăn nhanh. Thoả thuận này đã cho phép US Foods thiết lập được những mẫu tuỳ chỉnh cho những cuộc họp, bằng cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, đồng thời kết hợp doanh số bán hàng mới và nhiều kết quả khác vào kế hoạch chiến lược của mình.

Phó chủ tịch điều hành mảng nhà hàng tại US Foods - David Eschler cho biết rằng: "Khả năng hiển thị là tính năng lớn dẫn tới việc chúng tôi ký kết thoả thuận kinh doanh với Calendly".


Hiện nay, Calendly đã có tới 10 triệu người dùng, doanh thu năm 2021 của Calendly đã vượt qua con số 100 triệu USD, cao gấp đôi so với doanh thu của năm trước nữa.
Hiện nay, Calendly đã có tới 10 triệu người dùng, doanh thu năm 2021 của Calendly đã vượt qua con số 100 triệu USD, cao gấp đôi so với doanh thu của năm trước nữa.

Được biết, mô hình hoạt động của Calendly - người mời và người tham gia cuộc họp có thể không phải là vấn đề với các nhà tuyển dụng hay nhân viên bán hàng nhưng đây là một vấn đề khá phức tạp, nhất là đối với nhiều doanh nghiệp đã hoạt động trong các lĩnh vực chuyên biệt như đầu tư mạo hiểm.

Bản thân anh Awotona cũng đã vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng khi rằng ứng dụng của mình đã trở thành đối tượng của cuộc khẩu chiến trên Twitter vào đầu năm nay. Hôm 26/1 vừa qua, Sam Lessin - một nhà đầu tư mạo hiểm của Slow Ventures đã đăng trên Twitter nói về sự căm ghét của mình đối với Calendly và gọi ứng dụng này là "sự trình diễn thô sơ, trần trụi nhất về động lực vốn xã hội trong kinh doanh".

Sau đó, tỷ phú đồng sáng lập Facebook - Dustin Moskovitz cũng là khách hàng của Calendly viết trên Twitter: "Sam à, ai đã làm hại anh thế?". Trong khi đó, nhà đầu tư mạo hiểm Marc Andreessen cũng tweet rằng: "Thông báo có hiệu lực ngay lập tức: Bất kỳ ai bỏ qua những liên kết Calendly của tôi sẽ bị loại khỏi danh sách huy động vốn đầu tư mạo hiểm (của Andreessen Horowitz) tại Thung lũng Silicon".


Ứng dụng đặt lịch hẹn này hiện đang được định giá tới 3 tỷ USD.
Ứng dụng đặt lịch hẹn này hiện đang được định giá tới 3 tỷ USD.

Giờ đây, Awotona hiện đang lên kế hoạch nâng cấp thêm nhiều tính năng hơn, liên quan tới nhiều vấn đề trước và sau cuộc họp (như đính kèm lý lịch ứng viên với lịch hẹn phỏng vấn của nhà tuyển dụng hay tăng cường các chỉ số phân tích) để phát triển mạnh mẽ Calendly hơn nữa. Anh cũng muốn mở rộng hoạt động của Calendly ra toàn cầu với lòng tin rằng bất cứ nhân viên ở mọi lĩnh vực đều đang gặp khó khăn trong việc lên lịch cuộc họp.

Awotona thú nhận rằng: "Điều chúng tôi hướng tới là khiến mọi cuộc họp trở nên hiệu quả hơn, đạt được đúng mục đích ban đầu đề ra", anh còn thú nhận đã dành trung bình tới 25 tiếng cho các cuộc họp hàng tuần.

Anh coi việc lên lịch biểu - gồm việc sắp xếp, đơn giản hoá mọi khâu chuẩn bị và theo sát cuộc họp là một trong những yếu tố để thiết lập một cuộc họp thành công. Đây chính là tầm nhìn lớn của chúng tôi".

Theo: Người đồng hành
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ HAGL Agrico: Kế hoạch thua lỗ 4 năm liên tiếp, dự kiến đến năm 2028 sẽ lãi 2.450 tỷ đồng

16 phút trước

Đất nền lại sốt ảo, cò đất tranh thủ thổi giá

1 giờ trước

Chuyên gia gợi ý nhóm ngành có khả năng tăng trưởng lợi nhuận cao trong quý II/2024

2 giờ trước

Bất chấp doanh số iPhone giảm, Apple chi 110 tỷ USD mua lại khối cổ phiếu kỷ lục

2 giờ trước

Đề xuất không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

2 giờ trước