Lương dưới 10 triệu đồng thì đầu tư và tiết kiệm ra sao?

Thứ tư, 04/05/2022-15:05
Chuyện lương đã khó nói giờ còn phải đầu tư và tiết kiệm, những tưởng khó nhưng nếu biết cách, không có gì là không thể.

Thời gian gần đây, tiết kiệm và đầu tư đang trở thành hai khái niệm quen thuộc của Gen Z thời nay. Chuyện lương đã khó nói giờ đây còn phải đầu tư và tiết kiệm, những tưởng sẽ khó khăn nhưng nếu biết cách thì không có gì là không thể. Vậy quan điểm của Gen Z về vấn đề này như thế nào?

Đồng lương ít ỏi chưa đủ ăn thì sao làm tiết kiệm!

Thạch Thảo (20 tuổi, sinh viên) cho biết: "Mình làm thực tập sinh, mỗi tháng lương 6 triệu, mỗi chuyện chi cho thuê nhà, ăn uống sinh hoạt thôi là đã hết tiền rồi, đôi khi còn âm phải xin bố mẹ thì làm sao mà đầu tư và tiết kiệm".

Cùng quan điểm với Thảo, Minh Khuê (19 tuổi, Youtube) cũng cho rằng với đồng lương ít ỏi chỉ đủ để trang trải tiền sinh hoạt phí cũng như mua đồ linh tinh thì còn không đủ để tiết kiệm nữa chứ chưa nói đến chuyện đầu tư. "Mình lại là con gái, mua sắm khá là nhiều thì việc tiết kiệm khi lương dưới 10 triệu là không thể” - Khuê thẳng thắn.


Tiết kiệm và đầu tư đang trở thành hai khái niệm quen thuộc của Gen Z thời nay
Tiết kiệm và đầu tư đang trở thành hai khái niệm quen thuộc của Gen Z thời nay

Đưa ra quan điểm khác so với Thảo và Khuê, Thanh (21 tuổi) cho rằng việc tiết kiệm và đầu tư là có thể, tuy nhiên đó là đối với thu nhập từ 15-20 triệu đồng, còn với mức thu nhập dưới 10 triệu đồng, cậu bạn cho rằng nên chi tiêu và đầu tư cho bản thân nhiều hơn. Nhiều bạn có lương dưới 10 triệu đồng nhưng vẫn ăn uống dè xẻn, tiết kiệm đủ thứ thì mình thấy không đáng. Các bạn còn trẻ, còn kiếm tiền được nên cứ đầu tư cho bản thân, cho trải nghiệm, cho du lịch thì đó là cách tốt nhất. Đừng cố gắng đạt mục tiêu tự do tài chính trong khi mình thiếu tiền.” - Thanh đưa ra quan điểm.

Lương 10 triệu đồng/tháng nhưng vẫn tiết kiệm hơn 50 triệu đồng/năm nhờ bí quyết bất ngờ

Trái ngược hẳn với các quan điểm bên trên, Dung (20 tuổi, sinh viên) thẳng thắn chia sẻ, dù bản thân chưa ra trường và chỉ nhận làm một số công việc bán thời gian, cô nàng vẫn tiết kiệm được tới hơn 50 triệu đồng trong vòng 1 năm qua nhờ thói quen tiết kiệm tiền đầy bất ngờ.

Cô bạn cho hay: "Mình áp dụng quy tắc tiết kiệm tiền trước, dùng tiền sau. Có nghĩa là khi nhận được lương, mình sẽ chuyển 50% khoản này cho một tài khoản ngân hàng khác để tiết kiệm, khoản đó mình không bao giờ dùng. Phần còn lại mình sẽ dùng cho chi tiêu sinh hoạt và mua sắm cho bản thân".

Khi được hỏi nếu như có vấn đề cấp bách phải dùng đến số tiền lớn thì phải làm thế nào, Dung cho biết rằng hiện tại cô nàng đang làm 2 công việc bán thời gian ngoài giờ học, tổng thu nhập khoảng 9-9,5 triệu đồng/tháng. Dung thường gửi 4,5 triệu đồng tiết kiệm, khoản còn lại chi tiêu cho chi phí sinh hoạt và trả tiền nhà 1,5 triệu do ở ghép, đồ ăn thực phẩm được bố mẹ gửi từ quê lên nên khá tiết kiệm, còn lại dùng cho chi tiêu và mua sắm cho bản thân. "Trộm vía là mình chưa gặp tình cảnh đó bao giờ, thông thường chi tiêu của mình chỉ dao động 3-4 triệu một tháng, mình nhắm tiêu đủ thì thôi chứ chưa xài hoang bao giờ", Dung nói.

Lương dưới 10 triệu đồng thì đầu tư và tiết kiệm ra sao? - ảnh 2

Khác với Dung, Huy (21 tuổi) lại cho rằng chỉ tiết kiệm không thì quá lãng phí, cần phải đầu tư nhiều hơn. Ngoài ra, anh bạn cũng khoe nhờ đầu tư mà mình đã tậu được một chiếc Macbook Air mới trị giá hơn 20 triệu.

Huy cho rằng đừng tiết kiệm quá mức mà chỉ nên tiết kiệm 10-15% tiền lương, phần còn lại có thể để dành đầu tư chứng khoán. "Mình thấy để dành 50% tiền lương như Dung là quá khó, nhưng 10-15% thì có vẻ dễ thở và phù hợp hơn. Phần còn lại các bạn đầu tư cho chứng khoán, chứng chỉ quỹ cũng rất ok. Năm ngoái nhờ đầu tư mà mình kiếm lời được gấp 2 lần, mua được cả một bé Macbook mới chỉ nhờ đầu tư, cũng có một khoản tiết kiệm nho nhỏ phòng hờ nữa". 

Bên cạnh đó, Huy còn khuyên với khoản lương nhỏ, các bạn có thể phân bổ và chia ngân sách cho nhiều khoản, ví dụ như tiền xăng xe mỗi tháng là bao nhiêu, tiền nhà bao nhiêu và tiền ăn chừng nào, còn lại bao nhiêu là để đầu tư, bao nhiêu tiết kiệm. Đồng thời cậu bạn cũng động viên rằng với số tiền nhỏ thì có thể tích cóp dần và học thêm những kiến thức để đầu tư tốt hơn. "Mình lương chỉ có 10 triệu thôi, nhưng trừ bảo hiểm này nọ nữa là cũng mất đâu đó 1 triệu hơn, nhưng mình vẫn để dành được mỗi tháng 2 triệu để đầu tư và 1 triệu tiết kiệm, tầm vài tháng để dành là lấy tiền đi đầu tư được".

Vậy lương dưới 10 triệu đồng thì đầu tư và tiết kiệm ra sao?

Nhiều người có thể sẽ đặt ra câu hỏi, lương dưới 10 triệu đồng có tiết kiệm và đầu tư được không? Câu trả lời là có, vấn đề bạn có làm được hay không. Tuy nhiên, để tiết kiệm và đầu tư với mức lương hạn chế, bạn có thể tham khảo một số bí quyết sau đây:

Áp dụng quy tắc 50-30-20: Đây là một quy tắc cũ nhưng khá hiệu quả. Cụ thể, 50% tiền lương bạn sẽ dùng cho khoản chi tiêu thiết yếu như sinh hoạt, thuê nhà... 30% dùng cho các khoản linh hoạt như đi đám cưới, mua quà tặng, mua sắm quần áo, mỹ phẩm, 20% còn lại dành cho tiết kiệm và tích lũy, tuyệt đối không chạm đến.

Lương dưới 10 triệu đồng thì đầu tư và tiết kiệm ra sao? - ảnh 3

Tiết kiệm tích lũy trước, dùng tiền sau: Quy tắc này có nghĩa sau khi nhận khoản lương hàng tháng, bạn nên trích tiền tiết kiệm trước và không dùng đến phần đó, sau đó mới phân chia số tiền còn lại để chi tiêu.

Đầu tư có chừng mực và không "tất tay": Một số bạn trẻ thường chỉ nhìn cái lợi đầu tư trước mắt rồi dồn hết tiền bạc, tài sản để mong sinh lời trong khi chưa tích lũy đầy đủ kiến thức cho bản thân, do đó các bạn cần chú ý cẩn thận trước khi ra tiền bởi đây là tiền của chính bạn.

Cuối cùng, tiết kiệm hay đầu tư vẫn tùy thuộc vào quan điểm cũng như phong cách của mỗi người, bạn hãy chọn lựa hình thức đầu tư phù hợp với bản thân mình để đạt kết quả tốt nhất.

Theo: Pháp luật và bạn đọc
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, thúc đẩy tăng trưởng

4 giờ trước

Cổ phiếu dược tạo sức hút, một mã có tiềm năng tăng trưởng lớn

12 giờ trước

Thêm trợ lực khi bất động sản Hà Nội bước vào giai đoạn 'uptrend'

13 giờ trước

Bị áp thuế VAT 10%, doanh nghiệp tìm đường mở công ty ở nước ngoài

13 giờ trước

Thời kỳ hoàng kim của công ty mẹ Zara sắp kết thúc

14 giờ trước