Giá xăng RON 95 tăng thêm 490 đồng, lên gần mức 24.000 đồng/lít

Thứ hai, 13/03/2023-15:03
Như vậy, sau 2 lần giảm liên tiếp, giá xăng trong nước đã quay đầu tăng. Kể từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã ghi nhận 5 lần tăng, 2 lần giảm và 1 lần giữ nguyên giá.

Theo Zingnews, do kỳ điều hành ngày 11/3 trùng với ngày thứ Bảy nên thời gian điều hành đã được Bộ tài chính - Công thương lùi sang ngày làm việc tiếp theo, tức hôm nay (ngày 13/3).

Cụ thể, cơ quan điều hành đã quyết định tăng 380 đồng trên mỗi lít xăng E5 RON 92, sau điều chỉnh, mức giá bán lẻ tối đa đối với loại xăng này là 22.800 đồng/lít. Trong khi đó, xăng RON 95 điều chỉnh tăng 490 đồng/lít, mức giá bán lẻ tối đa sau điều chỉnh là 23.810 đồng/lít.

Tương tự, giá dầu cũng được điều chỉnh tăng. Theo đó, dầu diesel tăng lên mức 20.500 đồng/lít, dầu hỏa tăng lên 20.710 đồng/lít.

Như vậy, sau 2 lần giảm liên tiếp, giá xăng trong nước đã quay đầu tăng. Tính từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã ghi nhận 5 lần tăng, 2 lần giảm và 1 lần giữ nguyên. Hiện tại, dư địa quỹ bình ổn xăng dầu của một số doanh nghiệp đầu mối tiếp tục dương lớn. Trong đó, tính đến ngày 1/3, Petrolimex dương 2.164 tỷ đồng, PVOil âm 451 tỷ đồng, Saigon Petro là 301 tỷ đồng, hay Petimex là 382 tỷ đồng...

Giá xăng RON 95 tăng thêm 490 đồng, lên gần mức 24.000 đồng/lít - ảnh 1

Báo cáo về tình hình trích lập cho thấy, sử dụng và lãi phát sinh trên số dư Quỹ bình ổn xăng dầu được Bộ Tài chính mới công bố, tính đến hết quý 4/2022, tổng số dư quỹ đã tăng lên là 4.617 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ quý 1/2021 cho đến nay.

Bộ Tài chính cho biết, so với quý liền trước, số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã tăng ròng hơn 2.000 tỷ đồng. Cụ thể, số dư quỹ này vào thời điểm cuối tháng 9/2022 được xác định là hơn 2.540 tỷ đồng.

Trong quý cuối cùng của năm, 31 thương nhân đầu mối phân phối xăng đầu đã trích lập thêm khoảng hơn 2.155 tỷ đồng vào quỹ, trong khi đó chỉ sử dụng hơn 79 tỷ đồng để bình ổn giá xăng dầu trên thị trường. Bên cạnh số tiền lãi phát sinh trên số dư quỹ dương và âm trong quý, số dư Quỹ bình ổn xăng dầu cũng đã tăng lên mức cao nhất trong 7 quý.

Liên quan đến vấn đề sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu, quan điểm của lãnh đạo Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương là sửa nghị định nhưng không vội vàng, cần sử căn cơ, lâu dài, hướng đến thị trường để giảm bớt khó khăn có các cơ quan quản lý Nhà nước, bởi nguồn lực của Nhà nước có hạn, không thể chạy theo những thay đổi quá nhanh của thị trường.

Còn với kiến nghị Nhà nước phân chia chiết khấu cho các khâu, cơ quan này cho rằng nếu quy định tức là Nhà nước đã đi quá sâu vào hoạt động cũng như quan hệ dân sự của từng doanh nghiệp.

Lãnh đạo Bộ Công Thương nhấn mạnh: "Còn giải pháp triệt để để tránh chiết khấu 0 đồng thì các yếu tố khách quan, biến động hàng ngày sẽ trả về nhiều hơn cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tự chủ hoạt động của mình nhiều hơn, tự khắc câu chuyện chiết khấu sẽ được xử lý".

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

4 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

4 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

8 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

8 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

12 giờ trước