Đông Nam Á như “thỏi nam châm” thu hút ngành công nghiệp xe điện: Loạt ông lớn đến xây nhà máy, liệu Việt Nam có cơ hội?

Thứ hai, 05/06/2023-12:06
Đông Nam Á đang là khu vực thu hút ít nhất 3 hãng xe điện hàng đầu của Trung Quốc tới triển khai kế hoạch đặt nhà máy của họ.

Theo Nhịp sống thị trường, Tân Hoa Xã (Trung Quốc) thông tin rằng các hãng xe điện Trung Quốc nổi tiếng như Great Wall và MG đã thành lập nhà máy của họ ở Hành lang Kinh tế phía Đông. Đó là một dự án kinh tế ở Vương Quốc Thái Lan.

Bên cạnh đó, công ty khởi nghiệp xe điện Neta Auto và nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc BYD cũng có dự định đặt chân vào quốc gia Đông Nam Á này.

Theo lãnh đạo từ Hành lang Kinh tế phía Đông (EEC) của Thái Lan, Thái Lan ngày càng thu hút đầu tư của Trung Quốc, đáng chú ý là ngành công nghiệp xe điện EV, đã đem đến chuỗi công nghiệp và công nghệ phù hợp, hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế cũng như phát triển xanh của Thái Lan trong những năm trở lại đây.

Trong một cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã tại Bangkok - thủ đô Thái Lan, Tổng thư ký của Ủy ban chính sách EEC Chula Sukmanop cho hay trong những năm qua, Thái Lan, cơ sở sản xuất và xuất khẩu xe lớn tại khu vực Đông Nam Á đã thu hút ngày càng nhiều các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc nhờ sự lặp lại những ưu đãi của chính phủ đối với ngành công nghiệp EV.


Thái Lan đang ngày càng thu hút đầu tư của Trung Quốc, nhất là ngành công nghiệp xe điện 
Thái Lan đang ngày càng thu hút đầu tư của Trung Quốc, nhất là ngành công nghiệp xe điện 

Theo vị lãnh đạo của EEC, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư vào Thái Lan. Một số công ty đang tới để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước Thái Lan cũng như xuất khẩu sang các quốc gia láng giềng. Dự kiến, Thái Lan sẽ xuất khẩu ngày càng nhiều xe điện trong tương lai. 

Hiệp hội Ô tô Thái Lan cho biết các hãng xe Trung Quốc chiếm khoảng 90% thị trường xe điện của Thái Lan cách đây 2 năm.

Chính phủ Thái Lan kỳ vọng sẽ sản xuất xe điện đạt 30% tổng sản lượng ô tô vào năm 2030. Theo các cuộc khảo sát, doanh số bán xe điện tại Thái Lan đã tăng lên gần 10.000 chiếc vào năm ngoái, từ mức dưới 2.000 chiếc vào năm 2021. Doanh số dự kiến sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2023.

Theo ông Chula, các doanh nghiệp xe điện Trung Quốc đã thu hút các công ty trong chuỗi công nghiệp ô tô tới Thái Lan, trong đó có dây buộc, pin, phụ tùng ô tô và trạm sạc. Nó không chỉ tạo việc làm tại địa phương mà còn đem tới công nghệ và đào tạo nhân tài, góp phần cải thiện chất lượng lực lượng lao động của Thái Lan.

EEC với 3 tỉnh ven biển phía Đông của thủ đô Bangkok bao gồm Chonburi, Rayong và Chachoengsao là trung tâm trong sự cố gắng của chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng cũng như khuyến khích đầu tư, nhất là trong các ngành công nghệ cao.

Dự án hướng tới việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và triển khai một loạt các ưu đãi đầu tư nhằm thu hút các ngành công nghiệp giá trị gia tăng cao, trong bối cảnh nó chuyển đổi từ những ngành phụ thuộc vào lao động giá rẻ.

Các ngành công nghiệp như ô tô và phụ tùng ô tô, hóa dầu, điện tử và thiết bị gia dụng hiện tại có tỉ trọng đầu tư cao nhất trong khu vực.


Trung Quốc trở thành một trong những nhà đầu tư lớn của khu vực Đông Nam Á nói chung 
Trung Quốc trở thành một trong những nhà đầu tư lớn của khu vực Đông Nam Á nói chung 

Đầu tư từ Trung Quốc từ năm 2018 tới quý đầu tiên của năm nay đã chiếm hơn 10% đầu tư nước ngoài của EEC. Lãnh đạo EEC cho biết Trung Quốc đã trở thành một trong những nhà đầu tư lớn.

Theo Tổng thư ký EEC, Trung Quốc và Thái Lan chia sẻ mối quan hệ chặt chẽ, không chỉ ở lĩnh vực đầu tư mà còn cả giao lưu giữa người với người. Trong thời kỳ đại dịch, đã có một số hoạt động thương mại sụt giảm. Tuy nhiên, với những mối quan hệ này, e rằng nó sẽ sớm hồi phục.

Tại sao Đông Nam được các ông lớn xe điện Trung Quốc nhắm mục tiêu?

Tờ Thailand Business News (Thái Lan) đã có bài viết nói về thị trường xe điện Đông Nam Á trước sự kiện này.

Bài viết của tờ báo chuyên kinh doanh của Thái Lan cho biết nhà sản xuất xe điện hàng đầu của Trung Quốc, BYD Co. đang mở rộng sự xuất hiện của mình tại Đông Nam Á, nơi mà họ có thể gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ Nhật Bản. Gần đây, các công ty đã đưa ra kế hoạch xây dựng cơ sở sản xuất xe điện đầu tiên tại Thái Lan, bên cạnh đó, cũng đang tìm hiểu các cơ hội tại Indonesia, Việt Nam và Philippines.

BYD đang đe dọa sự thống trị của các hãng sản xuất ô tô Nhật Bản ở thị trường xe điện Đông Nam Á bằng việc tận dụng thế mạnh về đổi mới, công nghệ và hiệu quả chi phí.

Kế hoạch của BYD là mở rộng dòng sản phẩm của mình tại khu vực Đông Nam Á. Hãng đang thực hiện xây dựng nhà máy sản xuất ở nước ngoài đầu tiên tại Thái Lan, đặt ra mục tiêu sẽ sản xuất 150.000 xe vào năm 2024.

Dự kiến thị trường xe điện Đông Nam Á sẽ nhanh chóng phát triển trong những năm tới và BYD tin rằng xe điện của hãng có thể đem lại trải nghiệm lái xe tốt hơn và tổng phí sở hữu cũng thấp hơn so với các phương tiện thông thường của thị trường.

Thế nhưng, công ty gặp phải những vấn đề trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ hậu mãi và không có thị trường phân phối xe điện cũ tại thị trường Thái Lan.

Tờ Thailand Business News cũng đã đặt ra câu hỏi rằng “Tại sao lại là Đông Nam Á”?

Không phải ngẫu nhiên mà Đông Nam Á lại là thị trường chiến lược của BYD. Lý giải nguyên nhân, Đông Nam Á là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất trên toàn cầu với dân số đạt hơn 650 triệu người và nhu cầu vận chuyển - di chuyển đang không ngừng tăng lên. 

Báo cáo của Frost & Sullivan cho thấy thị trường xe điện khu vực Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép 28,3% hàng năm từ năm 2021 đến năm 2025, đạt 1,9 triệu xe vào năm 2025.

Đông Nam Á như “thỏi nam châm” thu hút ngành công nghiệp xe điện: Loạt ông lớn đến xây nhà máy, liệu Việt Nam có cơ hội? - ảnh 3

Nhận thấy cơ hội khai thác tiềm năng này, BYD cung cấp các loại xe điện đáng tin cậy và giá cả phải chăng, có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng tại những nước khác nhau. Bên cạnh đó hãng đề ra mục tiêu tận dụng chuyên môn của mình trong công nghệ pin, qua đó giúp hãng có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh về hiệu suất, chi phí và độ an toàn.

Là chữ viết tắt của Build Your Dreams, BYD là một trong những hãng sản xuất xe điện lớn nhất toàn cầu khi chiếm 11% vào năm ngoái. Công ty sản xuất nhiều loại xe như xe tải, xe buýt, ô tô điện, pin, và có chỗ đứng chắc chắn tại châu Âu, Mỹ Latinh và Trung Quốc.

Thế nhưng, thị trường Đông Nam Á lại đặt ra một thách thức khác cho BYD, khi bị những nhà sản xuất ô tô Nhật Bản như Honda, Toyota, Nissan thống trị với hơn 80% doanh số bán xe của khu vực.  

Những cái tên này đã thiết lập được cơ sở khách hàng trung thành và mạng lưới phân phối phủ khắp trong khu vực. Ngoài ra, cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào điện khí hóa.

BYD đang tận dụng thế mạnh của mình về công nghệ, tiết kiệm chi phí và đổi mới nhằm cạnh tranh với những gã khổng lồ Nhật Bản. Công ty khẳng định rằng xe điện của họ có độ an toàn, hiệu suất và độ tin cậy vượt trội, cũng như chi phí bảo trì và ảnh hưởng môi trường thấp hơn. Bên cạnh đó, hãng cũng tự hào về công nghệ pin. Theo đó, công nghệ này cho thấy xe điện của BYD có thời gian sạc nhanh hơn và phạm vi hoạt động dài hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Đối với Đông Nam Á, chiến lược của BYD là nội địa hóa sản xuất và điều chỉnh sản phẩm của mình theo nhu cầu và sở thích cụ thể của từng thị trường. Công ty đã hợp tác với các doanh nghiệp địa phương để tạo lập liên doanh và nhà máy trong khu vực, bên cạnh đó còn thuê nhân tài và chuyên gia trong nước để tìm hiểu về hành vi của người tiêu dùng cũng như động lực của thị trường.

BYD cũng đang chú ý tới các cơ hội tại các nước Đông Nam Á khác, ví dụ như Việt Nam, Philippines và Indonesia, những nước đang cạnh tranh để thu hút nguồn vốn đầu tư vào xe điện như một phần quan trọng trong chương trình nghị sự tăng trưởng xanh. BYD đã đàm phán với những nước này để khám phá việc thiết lập các nhà máy lắp ráp hay cơ sở lắp ráp cuối cùng ở đó, tùy theo nhu cầu và quy mô của thị trường.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

3 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

3 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

7 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

7 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

7 giờ trước