Cuộc đua của các sàn TMĐT: Shopee vẫn áp đảo, “thế lực mới” TikTok Shop áp dụng chiến lược đốt tiền

Thứ hai, 02/01/2023-14:01
Theo như thống kê của Metric - Nền tảng số liệu E-commerce, tổng doanh thu của 4 sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam (bao gồm Shopee, Lazada, Tiki và Sendo) trong năm nay ước đạt 135.000 tỷ đồng (số liệu chính thức của tháng 12 vẫn chưa được ghi nhận). Trên 4 sàn này, đã có 566.000 nhà bán hàng phát sinh đơn hàng cùng với 1,3 tỷ đơn vị sản phẩm được bán ra.

Trong giai đoạn 2020-2021, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng bùng nổ và đứng vị trí thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Theo các chuyên gia dự báo, thị trường này vào năm 2025 có thể đạt quy mô lên đến khoảng 39 tỷ USD. Trước năm 2022, cuộc tranh giành thị phần TMĐT tại Việt Nam chủ yếu diễn ra giữa những cái tên quen buộc là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo. 

Shopee vẫn giữ vị thế áp đảo

Cụ thể, theo như thống kê của Metric - Nền tảng số liệu E-commerce, tổng doanh thu của 4 sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam (bao gồm Shopee, Lazada, Tiki và Sendo) trong năm nay ước đạt 135.000 tỷ đồng (số liệu chính thức của tháng 12 vẫn chưa được ghi nhận). Trên 4 sàn này, đã có 566.000 nhà bán hàng phát sinh đơn hàng cùng với 1,3 tỷ đơn vị sản phẩm được bán ra. Tất cả những số liệu ở trên đã được lọc bỏ những đơn ảo cũng như các sản phẩm quà tặng.


Theo như thống kê của Metric - Nền tảng số liệu E-commerce, tổng doanh thu của 4 sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam (bao gồm Shopee, Lazada, Tiki và Sendo) trong năm nay ước đạt 135.000 tỷ đồng (số liệu chính thức của tháng 12 vẫn chưa được ghi nhận). Nguồn: Metric
Theo như thống kê của Metric - Nền tảng số liệu E-commerce, tổng doanh thu của 4 sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam (bao gồm Shopee, Lazada, Tiki và Sendo) trong năm nay ước đạt 135.000 tỷ đồng (số liệu chính thức của tháng 12 vẫn chưa được ghi nhận). Nguồn: Metric

Đồng thời, cũng theo Metric, thời điểm hiện tại Shopee đang là sàn TMĐT phổ biến nhất tại Việt Nam khi chiếm đến gần 73% tổng doanh thu của cả 4 sàn. Sau khi lũy kế 11 tháng tương ứng, doanh thu của Shopee đạt 91.000 tỷ đồng. Xếp ngay phía sau là Lazada khi chiếm 20% tổng doanh thu với 26.500 tỷ đồng. Tiếp theo là Tiki với 5.700 tỷ đồng và chiếm 5% trong tổng doanh thu. Cuối cùng là Sendo với gần 1.000 tỷ đồng và chiếm 1%. 

Trong năm 2021, doanh thu của các sàn TMĐt chủ yếu tập trung vào những tháng cuối năm. Tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi trong năm nay, khi doanh thu giữa các tháng trong năm không có sự chênh lệch quá nhiều. Năm nay, mức tăng trưởng chung của TMĐT là 18,4% khi so sánh với năm trước. 

Nếu như thống kê theo các ngành hàng, doanh thu lớn nhất của thị trường TMĐT Việt Nam năm 2022 là ngành hàng Làm đẹp khi ghi nhận con số lên đến gần 22.000 tỷ đồng, chiếm đến hơn 16,3% tổng doanh thu của thị trường này. Theo sát ngay phía sau là Thời trang nữ, tiếp đến là Nhà cửa – Đời sống. Theo như đánh giá, đây đều là những nhóm hàng thiết yếu với tốc độ tiêu dùng nhanh, nhu cầu phát sinh từ người tiêu dùng ở tất cả các thời điểm trong năm trong khi sự đa dạng của hàng hóa rất cao. 


Nếu như thống kê theo các ngành hàng, doanh thu lớn nhất của thị trường TMĐT Việt Nam năm 2022 là ngành hàng Làm đẹp khi ghi nhận con số lên đến gần 22.000 tỷ đồng, chiếm đến hơn 16,3% tổng doanh thu của thị trường này. Nguồn: Metric
Nếu như thống kê theo các ngành hàng, doanh thu lớn nhất của thị trường TMĐT Việt Nam năm 2022 là ngành hàng Làm đẹp khi ghi nhận con số lên đến gần 22.000 tỷ đồng, chiếm đến hơn 16,3% tổng doanh thu của thị trường này. Nguồn: Metric

Thống kê theo từng sàn, Làm đẹp hiện đang là ngành hàng mang đến doanh thu lớn nhất cho 2 “ông lớn” Shopee và Lazada. Đối với Tiki, Điện thoại và Máy tính bảng đang là nhóm sản phẩm đóng góp nhiều nhất vào tỷ trọng doanh thu. Còn đối với Sendo, đóng góp tỷ trọng lớn nhất là ngành hàng Ô tô - Xe máy.

Nếu như xét về phân khúc giá, phân khúc giá rẻ từ 10.000 cho đến 50.000 đồng đang sở hữu số lượng sản phẩm bán ra lớn nhất trên tất cả các sàn TMĐT và chiếm 37% tổng số sản phẩm bán ra. Ngoài ra, các sản phẩm thuộc hai phân khúc giá trong khoảng từ 100.000 đến 200.000 đồng cũng như từ 200.000 cho đến 500.000 đồng mang đến doanh thu cao cho các nhà bán hàng khi chiếm đến 42,6% tổng doanh số trên các sàn TMĐT.

“Thế lực mới” TikTok Shop áp dụng chiến lược “đốt tiền”

Từ đầu năm nay, thị trường TMĐT chính thức ghi nhận một cái tên mới tham gia, khiến cuộc đua càng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Cụ thể, nền tảng TMĐT TikTok Shop chính thức ra mắt từ đầu năm 2022, sau đó đã nhanh chóng trở thành một thế lực đáng gờm và cạnh tranh trực tiếp với các “đàn anh”, “ông lớn” khác.


Thống kê theo từng sàn, Làm đẹp hiện đang là ngành hàng mang đến doanh thu lớn nhất cho 2 “ông lớn” Shopee và Lazada; Điện thoại và Máy tính bảng là nhóm sản phẩm đóng góp nhiều nhất vào tỷ trọng doanh thu của Tiki. Nguồn: Metric
Thống kê theo từng sàn, Làm đẹp hiện đang là ngành hàng mang đến doanh thu lớn nhất cho 2 “ông lớn” Shopee và Lazada; Điện thoại và Máy tính bảng là nhóm sản phẩm đóng góp nhiều nhất vào tỷ trọng doanh thu của Tiki. Nguồn: Metric

Theo thống kê từ Metric, trong tháng 11 năm nay, tổng doanh thu trên TikTok Shop là 1.686 tỷ đồng. Trên sàn TMĐT này, có tổng cộng 13 triệu sản phẩm được bán ra đến từ 32.000 nhà bán hàng. Theo nhận định của Metric, mức doanh thu trong 1 tháng của TikTok Shop thời điểm hiện tại đã tương đương với 80% doanh thu cùng kỳ của “ông lớn” Lazada, đồng thời gấp 4 lần doanh thu của Tiki. Trung bình mỗi ngày, doanh thu của TikTok Shop được ghi nhận là 56,6 tỷ đồng cùng với 434.000 sản phẩm được bán ra. Mỗi sản phẩm có giá trị trung bình là 130.000 tỷ đồng. “Đây là các con số vô cùng ấn tượng mà những sàn TMĐT khác phải mất nhiều năm mới có thể xây dựng được”, Metric bổ sung.

Tuy nhiên, có một điều quan trọng và đáng lưu ý, đó là số liệu doanh số của sàn TMĐT TikTok Shop bao gồm cả lượng đơn hàng đã bị hủy. Trong khi đó, những sàn TMĐT còn lại đã tiến hành lọc bỏ đơn ảo cũng như các sản phẩm quà tặng ra khỏi số liệu doanh số của mình.


Theo thống kê từ Metric, trong tháng 11 năm nay, tổng doanh thu trên TikTok Shop là 1.686 tỷ đồng, tổng cộng 13 triệu sản phẩm được bán ra đến từ 32.000 nhà bán hàng. Nguồn: Metric
Theo thống kê từ Metric, trong tháng 11 năm nay, tổng doanh thu trên TikTok Shop là 1.686 tỷ đồng, tổng cộng 13 triệu sản phẩm được bán ra đến từ 32.000 nhà bán hàng. Nguồn: Metric

Trên sàn TikTok Shop, doanh thu cao nhất cho các nhà bán hàng thuộc về phân khúc 100.000 đồng cho đến 200.000 đồng. Trong một tháng, doanh thu của phân khúc này được ghi nhận là 647 tỷ đồng, chiếm đến 39% tổng doanh thu. Cũng giống như Shopee hay Lazada, mảng Làm đẹp và Thời trang cũng được biết đến là những ngành hàng sở hữu thị phần doanh thu cao nhất của TikTok Shop.

Thực tế cho thấy, TikTok Shop đang theo đuổi mô hình Shoppertainment, đây chính là sự kết hợp của Shopping (mua sắm) cùng với Entertainment (giải trí), thay vì mua sắm đơn thuần như bình thường hay xem quảng cáo và mua hàng. Đây cũng là mô hình mà Shopee và Lazada cũng đã và đang tích cực đẩy mạnh trên nền tảng của mình trong vài năm qua.

Điều đáng nói, ngay từ khi ra mắt vào đầu năm nay, TikTok Shop dù là một “tân binh”, một “thế lực mới” nhưng đã sớm thực hiện chiến lược đốt tiền, tung ra hàng loạt các khuyến mãi để thu hút người dùng, giống như cách mà Shopee và Lazada từng làm. Trong khi đó, TikTok Shop còn sở hữu hàng loạt những lợi thế vô cùng rõ ràng trong việc tiếp cận người mua; trong bối cảnh nền tảng TikTok hiện đang thu hút 13 triệu người dùng thường xuyên mỗi tháng tại Việt Nam.


Nay từ khi ra mắt vào đầu năm nay, TikTok Shop dù là một “tân binh”, một “thế lực mới” nhưng đã sớm thực hiện chiến lược đốt tiền, tung ra hàng loạt các khuyến mãi thu hút người dùng như cách mà Shopee và Lazada từng làm
Nay từ khi ra mắt vào đầu năm nay, TikTok Shop dù là một “tân binh”, một “thế lực mới” nhưng đã sớm thực hiện chiến lược đốt tiền, tung ra hàng loạt các khuyến mãi thu hút người dùng như cách mà Shopee và Lazada từng làm

Thế nhưng, nếu như xét ở một khía cạnh khác, cuộc chơi trên thị trường TMĐT sẽ không chỉ đơn thuần dừng lại ở một vài cú click chuột trên các ứng dụng. Đứng sau mỗi sàn TMĐT là cả một hệ thống công nghệ và logistics phân bổ trên phạm vi toàn quốc. Đây cũng chính là những yếu tố cốt lõi mà nhiều ông lớn trên sàn như Shopee, Lazada hay Tiki đã dành cả chục năm để gây dựng, đồng thời bơm vào đây những khoản tiền “siêu to khổng lồ”.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

1 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

2 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

5 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

5 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

6 giờ trước