Cổ phiếu bất động sản tăng tích cực nhất trong nửa sau của tháng 11

Thứ sáu, 02/12/2022-21:12
Theo các chuyên gia, bên cạnh xu hướng hồi phục chung của thị trường, cổ phiếu bất động sản cũng ghi nhận đà tăng mạnh trong nửa sau của tháng 11 giúp các nhà đầu tư cổ phiếu bất động sản có tháng giao dịch tích cực nhất kể từ đầu năm.

Theo Zing, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/12, cổ phiếu L14 của Công ty CP Licogi 14 (niêm yết trên HNX) tiếp tục ghi nhận mức tăng kịch trần 10%, qua đó đóng cửa ở 56.600 đồng/đơn vị. Đặc biệt, đây là phiên tăng thứ 12 liên tiếp của cổ phiếu này sau chuỗi giảm sàn kéo dài liên tục từ đầu năm.

Với đà tăng trần liên tiếp, thị giá của L14 đã tăng một mạch hơn 209% cho sau nửa tháng, trở thành cổ phiếu có mức tăng mạnh nhất thị trường trong giai đoạn này. Đồng thời, đà tăng này cũng giúp L14 khép lại tháng 11 với mức tăng ròng hơn 55%, dù trước đó đã giảm sàn liên tục trong 2 tuần đầu tháng.

Ngoài ra, đây cũng là tháng giao dịch tích cực nhất từ đầu năm của mã cổ phiếu gắn liền với tên tuổi của ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Thành viên HĐQT Licogi 14, (hay còn gọi là thầy A7).

Tuy nhiên, đà hồi phục trên vẫn chưa thể bù đắp mức giảm của cổ phiếu L14 kể từ đầu năm (vẫn thấp hơn gần 80%).


Nhà đầu tư cổ phiếu bất động sản có tháng giao dịch tích cực nhất từ đầu năm
Nhà đầu tư cổ phiếu bất động sản có tháng giao dịch tích cực nhất từ đầu năm

Tháng tích cực nhất của cổ phiếu bất động sản kể từ đầu năm

Không chỉ riêng cổ phiếu L14, trong nửa sau của tháng 11, thị trường chứng khoán trong nước đã ghi nhận đà hồi phục ấn tượng của nhóm cổ phiếu bất động sản với hàng loạt mã tăng gấp rưỡi, gấp đôi giai đoạn này.

Cũng giống như L14, cổ phiếu CEO của Tập đoàn CEO cũng ghi nhận mức tăng gần 160% trong nửa sau của tháng 11, mã này hiện giao dịch ở mức 20.000 đồng/đơn vị. Mặc dù vẫn thấp hơn 74% so với giá giao dịch đầu năm, nhưng đà hồi mạnh trong 2 tuần qua đã giúp CEO khép lại tháng 11 với mức tăng gần 42%,  ngoài ra cũng là tháng tăng giá đầu tiên sau 10 tháng giảm liên tiếp trước đó.

Cũng ghi nhận nhiều phiên tăng trần liên tiếp trong giai đoạn này, cổ phiếu NLG của Công ty CP Đầu tư Nam Long khép lại tháng 11 với mức tăng 25% và cao hơn 60% so với đáy ghi nhận hồi giữa tháng. Tương tự L14 và CEO, dù phục hồi tích cực nhưng thị giá của NLG hiện vẫn thấp hơn gần 80% so với đầu năm.

Tháng 11 khép lại cũng đánh dấu giai đoạn giao dịch tích cực nhất của loạt nhà đầu tư cổ phiếu bất động sản với mã HQC (Hoàng Xuân) khi tăng gần 90% từ đáy, DIG (DIC Corp) và SCR (Sacomreal) tăng 80%, DXG của Tập đoàn Đất Xanh tăng hơn 70%; KDH (Khang Điền) có thêm 55%; CII (Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM) tăng 48%...


 
 

Hầu hết cổ phiếu bất động sản kể trên cũng ghi nhận tăng trưởng dương trong tháng 11 và cũng là tháng tăng đầu tiên kể từ tháng 3 đến nay.

Bộ đôi cổ phiếu bất động sản giao dịch tiêu cực nhất trong tháng 11 là NVL (Novaland) và PDR (Phát Đạt) sau hơn chục phiên liên tục giảm sàn cũng đã được giải cứu và ghi nhận mức tăng kịch trần trong 2-3 phiên gần đây. 

Nhìn chung, đà hồi phục của các cổ phiếu bất động sản diễn ra trong bối cảnh thị trường chung đi lên sau giai đoạn giảm liên tục từ đầu năm.

Đầu năm, chỉ số VN-Index giao dịch ở vùng trên 1.500 điểm, sau những thông tin tiêu cực liên quan đến việc siết tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp và ngành bất động sản, theo đó giảm sâu về vùng 910 điểm vào giữa tháng 11, trước khi có đà hồi phục về vùng trên 1.030 điểm hiện tại.

Trong đà hồi phục của thị trường chung, cổ phiếu bất động sản đóng vai trò là nhóm hỗ trợ tích cực nhất vào đà đi lên.

Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh xu hướng hồi phục chung cùng thị trường, cổ phiếu bất động sản còn ghi nhận đà tăng mạnh trong nửa sau của tháng 11 khi thị trường đón nhận thông tin Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng còn hạn mức cân đối nguồn vốn, giải ngân tín dụng vào sản xuất kinh doanh, nhất là những lĩnh vực ưu tiên.

Theo Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng toàn hệ thống hiện tại mới tăng khoảng 11,5%, trong khi chỉ tiêu tăng trưởng năm 2022 là 14%, vì vậy, vẫn còn dư địa để các ngân hàng tiếp tục tăng trưởng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng như người dân, góp phần hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế.

Liệu đà tăng có kéo dài?

Theo Giám đốc môi giới một công ty chứng khoán lớn tại Hà Nội cho biết, dù không nhắc tới ngành bất động sản, nhưng việc các ngân hàng được phát tín hiệu cho vay trong 2 tháng cuối năm sẽ giúp thị trường chung có thêm dòng tiền, từ đó tác động tích cực đến hầu hết các nhóm ngành, trong đó bao gồm cả bất động sản.

Vị Giám đốc cho biết thêm, từ đầu năm, cổ phiếu bất động sản đã chịu áp lực chính bởi câu chuyện dòng tiền khi các kênh huy động vốn tín dụng và trái phiếu đều bị siết chặt. Đặc biệt là sau khi một số sai phạm về trái phiếu được xử lý đã khiến nhà đầu tư ồ ạt bán lại trái phiếu trước hạn gây ra khó khăn về thanh khoản cho các doanh nghiệp.

Trong khi đó, những vướng mắc trong thủ tục pháp lý cũng khiến doanh số giao dịch bất động sản giảm mạnh, dẫn tới các doanh nghiệp không có nguồn tiền từ hoạt động bán hàng.

Bên cạnh đó, việc Ngân hàng Việt Nam liên tục rút tiền Đồng về để giữ ổn định tỷ giá USD/VND đã khiến khối lượng tiền trong lưu thông giảm, gây ảnh hưởng chung đến hầu hết ngành kinh doanh.

Vị chuyên gia nhấn mạnh, khi Ngân hàng Nhà nước phát tín phiếu cho các ngân hàng giải ngân cho vay nốt phần hạn mức tín dụng của năm nay, thị trường chứng khoán nói chung và cổ phiếu bất động sản nói riêng đã khởi sắc trở lại.

Dù vậy, vị giám đốc môi giới này vẫn cho rằng hiện tại là thời điểm nhạy cảm để đưa ra khuyến nghị mua hay bán cho các nhà đầu tư. Đối với cổ phiếu bất động sản, những phiên tăng trần liên tiếp thời gian gần đây chỉ mang tính chất "trả điểm" sau chuỗi ngày giảm 80-90% từ đầu năm.

Những khó khăn của ngành bất động sản trong giai đoạn còn lại của năm vẫn tồn tại và áp lực trả nợ trái phiếu đến hạn của nhóm doanh nghiệp này vẫn rất cao.


Các chuyên gia đều cho rằng những khó khăn của ngành bất động sản vẫn tồn tại trong giai đoạn cuối năm nay
Các chuyên gia đều cho rằng những khó khăn của ngành bất động sản vẫn tồn tại trong giai đoạn cuối năm nay

Theo thống kê của VNDirect cho thấy, trong quý IV, bất động sản là nhóm ngành có khối lượng trái phiếu riêng lẻ đáo hạn lớn nhất với hơn 20.000 tỷ đồng. Trong đó, số lượng này chỉ gồm các đợt phát hành riêng lẻ từ năm 2019 và không gồm các doanh nghiệp phát hành đã thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn.

Đồng thời, VNDirect cũng dự báo ngành bất động sản vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức như chính sách tín dụng thắt chặt và những giám sát chặt chẽ hơn trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Cùng với đó, lãi suất tăng gây ảnh hưởng đến các quyết định mua nhà và các nút thắt về pháp lý bất động sản nhà ở khó có thể cải thiện đáng kể, ít nhất cho đến khi Luật đất đai sửa đổi hoàn thành trong quý IV/2023.

Trong khi đó, báo cáo của Chứng khoán BSC mới đây cho rằng, sau khi giảm rất mạnh từ đầu năm, các nhóm ngành như bất động sản, ngân hàng, tài nguyên cơ bản, vật liệu xây dựng và cảng biển đã có định giá hấp dẫn so với mức bình quân 5 năm.

Các chuyên gia kỳ vọng những nhóm cổ phiếu trên sẽ có hiệu suất tốt hơn so với phần còn lại trong nửa cuối năm 2022. Trong đó, tâm điểm hướng đến của dòng tiền sẽ là các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt, có câu chuyện riêng đi kèm yếu tố tăng trưởng lợi nhuận cũng như bảng cân đối tài chính khỏe mạnh. 
  
Về mặt kỹ thuật, mặc dù chỉ số vẫn giữ được xu hướng tăng giá trong trung hạn, tuy nhiên, chỉ báo động lượng Stochastic lại có tín hiệu cắt xuống và áp lực bán đang hiện hữu ở nhóm vốn hóa lớn. Do đó, Agriseco Research cho rằng, thị trường có thể sẽ biến động giằng co trong những phiên tới với hỗ trợ trung hạn tại vùng 1.065-1.070 điểm.

Thị trường chứng khoán sẽ gặp áp lực giảm điểm mạnh cả về thanh khoản lẫn điểm số. Xét về mặt định giá, thị trường hiện đang ở vùng giá hấp dẫn so với lịch sử, theo đó nhiều cơ hội đầu tư trong dài hạn được mở ra. Tuy nhiên, giai đoạn này còn nhiều yếu tố bất định đang diễn ra đẩy rủi ro thị trường tăng cao.

Theo đó, nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp tăng điểm để cơ cấu từng phần với các mã đã đạt tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng trong đợt bắt đáy vừa qua.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

3 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

3 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

7 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

8 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

11 giờ trước