Cổ phiếu bán lẻ diễn biến ra sao trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng suy yếu?

Thứ ba, 21/03/2023-17:03
Sức kháng cự yếu của cổ phiếu bán lẻ trong thời gian qua phần nào đến từ sự đi xuống của kết quả kinh doanh, kinh tế toàn cầu gặp khó khăn cùng với mặt bằng lãi suất ở mức cao khiến nhu cầu tiêu dùng chậm lại.

Theo Nhịp sống thị trường, từng có sức chống chịu tương đối tốt trong giai đoạn thị trường bắt đầu gặp sóng gió vào quý 2/2022, nhóm cổ phiếu bán lẻ bất ngờ lao dốc từ giữa năm ngoái và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu trở lại.

Đơn cử, Thế giới di động (MWG) và Digiworld (DGW) hiện nay đều đang quanh quẩn ở vùng đáy dài hạn cùng mức giảm hơn 50% so với đỉnh. Trong khi đó, Petrosetco (PET) gần như đi ngang kể từ đầu tháng 2, còn PSD đang có xu hướng tìm về vùng đáy. Bộ đôi này đều đã "bốc hơi" từ 60 - 65% thị giá so với mức đỉnh.

Sau cú rướn về gần đỉnh nhờ hiệu ứng ngày vía thần tài, PNJ cũng đã quay đầu giảm mạnh. Trong khi FPT Retail (FRT) vẫn đang giằng co kể từ cuối tháng 1 đến nay. Tuy nhiên, hai cổ phiếu này vẫn giảm ít nhất trong nhóm bán lẻ, với mức giảm lần lượt là 16% và 38% so với đỉnh.


 
 

Sức kháng cự yếu trong thời gian qua của cổ phiếu bán lẻ phần nào đến từ sự đi xuống của kết quả kinh doanh. Kinh tế toàn cầu khó khăn cùng với mặt bằng lãi suất ở mức cao đã khiến nhu cầu tiêu dùng chậm lại, đặc biệt đối với các mặt hàng không thiết yếu như điện thoại, thiết bị điện tử,...

Đối với Thế giới Di động (MWG), đỉnh điểm khó khăn rơi  vào quý 4 năm ngoái khi lợi nhuận sau thuế giảm mạnh đến 60,4% so với cùng kỳ, xuống còn 619 tỷ đồng, mức thấp nhất trong nhiều năm. Tính chung trong cả năm 2022, lãi ròng của doanh nghiệp bán lẻ này đã giảm 16%, xuống mức 4.102 tỷ đồng.

Diễn biến tương tự, Digiworld (DGW) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh quý 4 năm 2022 giảm mạnh với doanh thu thuần đạt con số 4.075 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 155,5 tỷ đồng, giảm lần lượt 48% và 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo giải trình của doanh nghiệp này, sau thời gian bùng nổ nhu cầu xu hướng học tập và làm việc tại nhà, lượng cầu mảng máy tính xách tay và máy tính bảng đã bắt đầu suy giảm. Theo đó, lợi nhuận sau thuế cả năm 2022 chỉ tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ, đạt 684 tỷ đồng.

Với Petrosetco (PET) - nhà phân phối ủy quyền tất cả các dòng sản phẩm chính hãng của Apple tại Việt Nam, trong tháng 1/2023 ước đạt 1.210 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế chỉ vỏn vẹn 2 tỷ đồng, lần lượt giảm 26% và 94% so với cùng kỳ. Nguyên nhân đến từ hoạt động phân phối do kỳ nghỉ Tết  m lịch kéo dài, đồng thời lượng hàng phục vụ dịp Tết 2023 đã được bán từ tháng 12/2022. Trong năm 2022 trước đó, lợi nhuận của PET cũng giảm hơn 46% so với cùng kỳ, xuống 167,8 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, công ty con của Petrosetco là Dịch vụ phân phối tổng hợp Dầu khí (PSD) cũng thông báo lãi quý 4/2022 giảm 74% so với cùng kỳ, xuống còn 13,4 tỷ đồng. Nguyên nhân do doanh thu giảm cùng với biến động lãi suất vay tại các ngân hàng tăng dẫn đến chi phí tài chính bào mòn lợi nhuận sau thuế. Tính chung trong cả năm 2022, PSD ghi nhận lãi ròng gần 113 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước.

Hay như FPT Retail (FRT) cũng ghi nhận doanh thu quý 4/2022 giảm nhẹ xuống 8.491 tỷ đồng. Lãi ròng chỉ ghi nhận 97 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế lũy kế cả năm đạt 398 tỷ đồng, chỉ thực hiện 67,5% chỉ tiêu đề ra, giảm so với năm 2021.

Theo giải trình, quý 4/2022, công ty phải đối mặt với nhiều bất lợi đến từ tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong đợt mở bán sản phẩm mới của Apple, sức mua mặt hàng ICT cũng giảm mạnh do ảnh hưởng bởi yếu tố vĩ mô, chi phí tài chính tăng cao do lãi suất và căng thẳng thị trường vốn... từ đó dẫn đến kết quả kinh doanh năm của FPT không đạt được như kỳ vọng.

Cái tên hiếm hoi vẫn ghi nhận tăng trưởng trong quý 4/2022 và 2 tháng đầu năm 2023 là Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ). Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm, doanh thu thuần của PNJ đạt 7.066 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 522 tỷ đồng, tăng lần lượt 41% và 37% so với cùng kỳ. Trong quý 4 trước đó, PNJ ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.098 tỷ đồng, tăng 21% và lãi ròng 457 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ.


Những nhà bán lẻ có dòng tiền ổn định sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc giành thị phần
Những nhà bán lẻ có dòng tiền ổn định sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc giành thị phần

Còn nhiều áp lực trong ngắn hạn

Bán lẻ vốn được đánh giá là lĩnh vực triển vọng trong năm 2023 sau khi tiêu dùng được cho sẽ hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 kéo dài từ năm 2020 - 2021. Tuy nhiên, trong báo cáo triển vọng của nhóm ngành này trong thời gian tới, VDSC lại cho rằng, sự phục hồi doanh số bán lẻ hậu Covid-19 có thể gây áp lực lên tăng trưởng năm 2023.

Theo VDSC, cùng với sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng sẽ có tác động không đồng nhất đến từ nhà bán lẻ. Các mặt hàng thiết yếu và và mặt hàng không thiết yếu đắt tiền vẫn sẽ bán tốt, nhưng ngược lại các sản phẩm không thiết yếu ở phân khúc trung cấp, đặc biệt là các thiết bị công nghệ vốn được cho là hưởng lợi từ nhu cầu bị dồn nén lại có thể bị suy giảm tiêu thụ nặng nề nhất năm 2023.


 
 

Đồng tình với quan điểm này, SSI Research cũng đánh giá tiêu dùng cho các sản phẩm không thiết yếu vẫn sẽ ảm đạm, ít nhất cho đến nửa đầu năm 2023. Dự kiến giá điện, chi phí ý tế và học phí sẽ tăng trong nửa đầu năm 2023. Bên cạnh đó, giá thuế giá trị gia tăng cũng tăng lên mức 10% kể từ ngày 1/1/2023. Những yếu tố trên cùng cộng hưởng sẽ ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Theo đó, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ cũng gặp nhiều thách thức.

Bên cạnh đó, một xu hướng đáng chú ý là việc hợp nhất thị trường có thể sẽ rõ ràng hơn trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Thông thường, các nền tảng thương mại điện tử sẽ giảm giá sâu, tạo ra tỷ suất lợi nhuận thấp. Trong bối cảnh chi phí tăng, nhu cầu yếu, việc tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng khó khăn, các nhà bán lẻ trực tuyến và nhà bán lẻ quy mô nhỏ sẽ đứng trước nguy cơ bị mất thị phần. Ngược lại, những nhà bán lẻ có dòng tiền ổn định sẽ có cơ hội trong việc giành thị phần hơn.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, chưa chia cổ tức

1 giờ trước

Giải mã “cơn khát” trung tâm dữ liệu AI

1 giờ trước

Các thương hiệu quốc tế tăng tốc tìm kiếm mặt bằng, thị trường bán lẻ Việt Nam dần sôi động

1 giờ trước

Nhiều “chất xúc tác” tăng sức hấp dẫn cho cổ phiếu chứng khoán

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Vinamilk: Kế hoạch lợi nhuận sau thuế hơn 9.300 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 38,5%

1 giờ trước