Cơ hội việc làm nào cho sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử?

Thứ ba, 02/08/2022-16:08
Đứng giữa thời kỳ Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, ngành Kỹ thuật Cơ điện tử đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Do đó, Kỹ thuật cơ điện tử đã trở thành một ngành được yêu thích và thu hút rất nhiều bạn trẻ lựa chọn, nhất là những ai đam mê máy móc, công nghệ.

Tìm hiểu về ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử 

Chủ trương của Chính phủ Việt Nam là đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phấn đấu để Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy, những ngành nghề phục vụ công cuộc đổi mới và phát triển rất được chú trọng và quan tâm.

Với mục tiêu tạo ra đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên và lao động có chuyên môn cao để làm chủ công nghệ và các phương tiện, máy móc hiện đại. Nhiều trường Đại học, Cao Đẳng, trung cấp, dạy nghề trên toàn quốc đã phát triển giáo trình giảng dạy các ngành này như: Cơ khí, Điện, Điện tử, CNTT và ngành liên kết giữa các ngành trên là Cơ điện tử.


Tìm hiểu về ngành Kỹ thuật cơ điện tử 
Tìm hiểu về ngành Kỹ thuật cơ điện tử 

Cơ điện tử có tên tiếng Anh là Mechatronics, trong đây bao gồm hai thành phần Cơ học (Mechanics) và Điện tử (Electronics). Ngành cơ điện tử đúng như tên gọi của nó là kết hợp giữa các ngành: Kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện - điện tử, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật điều khiển trong việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm công nghiệp.

Cơ điện tử bắt nguồn và phát triển mạnh mẽ trên thế giới từ những năm 90 của thế kỷ trước. Hiện tại, với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã gây ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực cơ điện tử, tự động hóa, giúp nhóm ngành này ngày càng phát triển, mở rộng hơn.

Đồng thời cũng nhanh chóng thay đổi nhận thức, cách giao tiếp, làm việc, kết nối của con người. Chẳng hạn như xe tự lái, công nghệ in 3D, máy bay không người lái, robot cao cấp đều là những hướng nghiên cứu tương lai của ngành cơ điện tử, robotics.

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử (một số trường Đại học còn gọi là Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử) được kết hợp từ kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Với mục đích phát triển tối đa tư duy hệ thống trong việc thiết kế, phát triển và tạo nên những sản phẩm mới hội tụ các tính năng vượt trội. Trong đó, Robot là sản phẩm tiêu biểu nhất của ngành Kỹ thuật Cơ điện tử.

Những sản phẩm thông minh, ứng dụng công nghệ cao đều được ra đời từ ngành này. Các sản phẩm vừa được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp lại vừa phát triển mạnh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đồng thời còn làm tăng chất lượng sản phẩm, sản xuất lao động, giảm thiểu lao động thủ công và tránh gây ô nhiễm môi trường.

Các chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống khí nén - thủy lực, hệ thống điều khiển nhúng, đo lường và điều khiển thông minh; Những kiến thức về Robot, cảm biến.

Theo đó, những môn học tiêu biểu của ngành này là: Các hệ thống cơ điện tử, đo lường và dụng cụ đo, thiết kế hệ thống số, mạch giao diện máy tính, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, truyền động cơ khí, kỹ thuật vi điều khiển và ghép nối ngoại vi.


Những sản phẩm thông minh, ứng dụng công nghệ cao đều được ra đời từ ngành này.
Những sản phẩm thông minh, ứng dụng công nghệ cao đều được ra đời từ ngành này.

Bên cạnh đó, các bạn trẻ còn được chú trọng phát triển nhiều kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng tư duy logic, tư duy sáng tạo và được tham gia rèn luyện thực tế tại các doanh nghiệp liên kết, hệ thống trung tâm thực hành hiện đại. Từ đó sẽ giúp sinh viên phát huy tối đa các tố chất, năng lực mà một Kỹ sư Cơ điện tử cần phải có.

Cơ hội nghề nghiệp đối với ngành Kỹ thuật Cơ điện tử sau khi ra trường

Trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ kết hợp với quá trình hiện đại hóa - công nghiệp hóa đất nước, Việt Nam trong thời gian qua đã và đang thu hút rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đa quốc gia đặt và chuyển giao nhiều hệ thống sản xuất tự động hóa.

Trong đó phải kể đến các thiết bị dẫn động tích hợp, hệ thống phần mềm dùng trong vận hành công nghệ, robot công nghiệp, máy công cụ điều khiển kỹ thuật số,... 

Trong quá trình tiếp nhận, vận hành, phát triển và bảo trì các hệ thống sản xuất hiện đại, đòi hỏi số lượng lớn các kỹ sư cơ điện tử và người lao động có tay nghề trong ngành. Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ về các sản phẩm cơ điện tử và robot, cơ khí chế tạo máy, tự động hóa, phần mềm tin học đều có nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành Kỹ thuật Cơ điện tử. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ điện tử có rất nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường với mức thu nhập cao và ổn định.


Cơ hội nghề nghiệp đối với ngành Kỹ thuật Cơ điện tử sau khi ra trường.
Cơ hội nghề nghiệp đối với ngành Kỹ thuật Cơ điện tử sau khi ra trường.

Những sinh viên theo học ngành kỹ thuật cơ điện tử sau khi tốt nghiệp với tấm bằng Kỹ sư Kỹ thuật Cơ điện tử sẽ nhận được nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn như: 

  • Thiết kế, tư vấn thiết kế, quản lý sản xuất, triển khai công nghệ, nghiên cứu và phát triển sản phẩm cơ điện tử tại các doanh nghiệp, nhà máy thuộc lĩnh vực cơ điện tử và robot hoặc các lĩnh vực có liên quan như kỹ thuật tự động hóa, kỹ thuật điện – điện tử, kỹ thuật cơ khí hàng không/ôtô, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật y học. Kỹ sư Kỹ thuật Cơ điện tử còn được tham gia thiết kế, chế tạo robot hoặc thiết kế, chế tạo và vận hành hệ thống tự động có robot.
  • Làm việc tại các doanh nghiệp phát triển nhà máy có các hệ thống, dây chuyền tự động như nhà máy cơ khí chế tạo, nhà máy xi măng, các công ty sản xuất các thiết bị vận chuyển hàng hóa; các nhà máy lắp ráp ô tô, xe máy như Honda, Toyota, Vinfast; Nhà máy sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện máy như Cannon, Panasonic, Bosch, Samsung; Nhà máy chế biến hàng tiêu dùng Unilever, P&G.
  • Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước có hoạt động liên quan đến lĩnh vực đào tạo của ngành;
  • Giảng dạy và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực cơ điện tử và robot tại các cơ sở đào tạo trên cả nước và viện nghiên cứu;
  • Tự thành lập doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cơ điện tử, cơ khí chế tạo máy, robot, tự động hóa.
  • Làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài, hoặc trở thành kỹ sư tại các nước phát triển (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, v.v..)

Những kỹ năng mà sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ điện tử cần có

Các ngành học của Cơ khí, Kỹ thuật Cơ điện tử tương đối khó nhưng rất thú vị. Trong các cơ sở đào tạo, những kỹ sư tương lai sẽ được đào tạo bằng các chương trình riêng của tường trường nhưng cơ bản vẫn có các môn học kinh điển như: Kỹ thuật đo lường, vẽ kỹ thuật, sức bền vật liệu, dung sai lắp ghép, chi tiết máy, công nghệ chế tạo máy, đồ gá, máy công cụ,... 


Những kỹ năng mà sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ điện tử cần có
Những kỹ năng mà sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ điện tử cần có

Các sinh viên sau khi đã được học rất nhiều bộ môn chuyên ngành, cơ bản, nâng cao cùng một loạt kỹ năng cần có thì sau khi ra trường, một Kỹ sư Kỹ thuật Cơ điện tử bắt buộc phải sở hữu những kỹ năng như sau: 

  • Thực hiện tốt những công việc về gia công cơ khí (tiện trụ, phay mặt, hàn điện);
  • Thiết kế, xây dựng được mạch điện tử ứng dụng (mạch số, mạch công suất điều khiển động cơ…);
  • Có khả năng thiết kế, chế tạo, vận hành những quá trình sản xuất công nghiệp như dây chuyền sản xuất công nghiệp PLC, robot công nghiệp, máy CNC,…;
  • Phân tích quá trình điều khiển, quan hệ tích hợp hệ thống cơ điện tử, máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất công nghiệp và GTVT;
  • Có các phương pháp làm việc khoa học, chuyên nghiệp và có khả năng giao tiếp, khả năng trình bày, làm việc hiệu quả theo nhóm;
  • Sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ, công nghệ thông tin để nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học – công nghệ trong lĩnh vực công nghệ cơ điện tử.

Nhu cầu về lực lượng lao động trong ngành Kỹ thuật Cơ điện tử là rất lớn trước bối cảnh đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất lớn của những doanh nghiệp kinh tế quốc tế tại Việt Nam chủ yếu đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,... đã giúp ngành cơ khí, cơ điện tử, chế tạo máy móc phát triển ngày càng mạnh mẽ. Do đó, các bạn sinh viên lựa chọn ngành Kỹ thuật Cơ điện tử hoàn toàn có thể yên tâm vào cơ hội việc làm trong tương lai.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

2 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

2 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

6 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

7 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

10 giờ trước