Bầu Đức phải giải bài toán nào khi đặt tham vọng mở 1.000 cửa hàng bán thịt heo ăn chuối?

Thứ sáu, 23/09/2022-14:09
Để có thể thực hiện tham vọng mở rộng, HAGL sẽ cần khoản vốn lớn. Mặc dù vậy, đây luôn là bài toán khiến cho công ty phải đau đầu trong những năm trở lại đây, đặc biệt là việc giải quyết các khoản nợ.

Tham vọng 1.000 cửa hàng Heo ăn chuối của HAGL

Vào cuối tuần trước, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (Mã: HAG) đã ra sản phẩm Bapi - Heo ăn chuối. Việc chuyển mình chú trọng nhiều hơn vào mô hình kinh tế tuần hoàn (đầu ra của mảng này sẽ là đầu vào của mảng khác) và đặc biệt tập trung hoạt động chăn nuôi đã bước đầu góp phần đem đến tín hiệu tích cực trong tình hình kinh doanh của HAGL sau nhiều năm dài chìm trong thua lỗ. 

Và trong thư gửi cổ đông thông báo kết quả kinh doanh trong 8 tháng đầu năm 2022, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT HAGL cho biết doanh thu thuần ghi nhận 2.708 tỷ đồng. 

Trong đó, mảng chăn nuôi ghi nhận góp 29% (tương đương với 779 tỷ đồng) từ việc tiêu thụ 136.075 con “heo ăn chuối”. Lượng tiêu thụ chuối trong thời gian 8 tháng đầu năm ghi nhận 167.280 tấn, trong đó 30% là dùng làm thức ăn gia súc. 

Theo ghi nhận, lợi nhuận sau thuế 8 tháng của HAGL ghi nhận là 781 tỷ đồng. Như thế, tập đoàn đã hoàn thành 56% kế hoạch doanh thu và 69% chỉ tiêu về lợi nhuận trong năm 2022. 



Để có thể thực hiện tham vọng mở rộng, HAGL sẽ cần khoản vốn lớn. Mặc dù vậy, đây luôn là bài toán khiến cho công ty phải đau đầu trong những năm trở lại đây, đặc biệt là việc giải quyết các khoản nợ
Để có thể thực hiện tham vọng mở rộng, HAGL sẽ cần khoản vốn lớn. Mặc dù vậy, đây luôn là bài toán khiến cho công ty phải đau đầu trong những năm trở lại đây, đặc biệt là việc giải quyết các khoản nợ

Thời điểm trước đó, cuối tháng 5, HAGL cũng đã thành lập công ty kinh doanh thịt heo với tên gọi là Công ty Cổ phần Bapi Hoàng Anh Gia Lai, trong đó HAGL nắm giữ 55% trong tổng vốn điều lệ 50 tỷ đồng. 

Lãnh đạo HAGL cho biết, chuối đóng góp 40% chi phí thức ăn chăn nuôi heo và còn lại 60% là từ đậu tương, vi chất cũng như thảo mộc. Trong bối cảnh giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao như hiện nay thì Bầu Đức cho rằng đây chính là một lợi thế đối với HAGL. 

Ông Đoàn Nguyên Đức chia sẻ ở ĐHĐCĐ năm 2022 rằng: “Trong năm qua, giá thức ăn chăn nuôi gia tăng mạnh nhưng HAGL càng hưởng lợi bởi người dân nhỏ lẻ bỏ chuồng. Đến hiện tại, chi phí nuôi heo chỉ 38.999 đồng/kg”. 

Số liệu từ Cục chăn nuôi cho thấy, thức ăn chiếm khoảng 70% chi phí nuôi heo. Nguyên Phó Cục trưởng, Cục Chăn nuôi - ông Nguyễn Văn Trọng cho biết: “Nếu giá thành nuôi heo của HAGL dưới 40.000 đồng/kg là quá thấp, cực kỳ tốt bởi hiện nay ngay cả C.P hiện nay chi phí nuôi cũng phải trên 50.000 đồng/kg. Trong bối cảnh hiện tại nếu hạ được chi phí 5.000 đồng/kg thịt đã là tuyệt vời lắm rồi. Điều này đồng nghĩa phải hạ được giá thức ăn 2.000 đồng/kg, điều này cực kỳ khó”. 

Đại diện của công ty cho biết, kế hoạch trong năm 2022, HAGL sẽ có khoảng 200 cửa hàng và sang năm 2023 con số này sẽ nâng lên 1.000 cửa hàng kinh doanh mặt hàng heo ăn chuối này, bao gồm cả mô hình nhượng quyền và chú trọng ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Bên cạnh đó, công ty cũng dự kiến sẽ nuôi thử nghiệm sản phẩm gà chạy bộ ăn chuối với quy mô 100.000 con ở trên diện tích 2ha. Theo dự kiến, công ty cũng sẽ đưa sản phẩm ra thị trường vào tháng 11/2022. Đồng thời năm 2023, HAGL đặt mục tiêu đàn heo là khoảng 1 triệu con heo, 5 triệu con gà sẽ được cung ứng ra thị trường. 

Thách thức từ bài toán tài chính

Để có thể thực hiện tham vọng mở rộng của mình, HAGL cần một khoản vốn lớn. Mặc dù vậy thì đây luôn là bài toán khiến cho công ty phải đau đầu trong thời gian nhiều năm qua, đặc biệt là việc giải quyết các khoản nợ. Và tính đến thời điểm ngày 30/6, tổng nợ phải trả của công ty là 14.638 tỷ đồng, so với thời điểm 31/12 và chiếm 76% tổng nguồn vốn. 

Và trong báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2022 đã soát xét, kiểm toán có nhấn mạnh rằng khoản lỗ của công ty trong thời gian 6 tháng đầu năm là 3.938 tỷ đồng kèm theo một số vi phạm về cam kết đối với hợp đồng vay trái phiếu. Phía kiểm toán cho rằng, điều kiện này kèm những vấn đề khác liên quan đến các khoản vay có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty. Cũng theo đó, khoản dư nợ trái phiếu của HAGL chủ yếu nằm ở chủ nợ BIDV với tổng số tiền là 5.876 tỷ đồng, đáo hạn vào cuối năm 2026. Khoản vay này với mục đích là bổ sung vốn cho các dự án đầu tư và tái cấu trúc nợ vay của Tập đoàn. Và với khoản vay trái phiếu với BIDV thì HAGL chưa thanh toán lãi vay phải trả đến hạn gần  2.061 tỷ đồng.

Và với khoản vay dài hạn của Eximbank với tổng số tiền là 598 tỷ đồng trong năm 2014 gồm 233 tỷ đồng vay dài hạn và 364 tỷ đồng vay dài hạn với hạn trả thì phía HAGL chưa thanh toán khoản vay đến hạn là 139 tỷ đồng theo lịch đã cam kết với phía ngân hàng. 



Đại diện của công ty cho biết, kế hoạch trong năm 2022, HAGL sẽ có khoảng 200 cửa hàng và sang năm 2023 con số này sẽ nâng lên 1.000 cửa hàng kinh doanh mặt hàng heo ăn chuối
Đại diện của công ty cho biết, kế hoạch trong năm 2022, HAGL sẽ có khoảng 200 cửa hàng và sang năm 2023 con số này sẽ nâng lên 1.000 cửa hàng kinh doanh mặt hàng heo ăn chuối

Tính đến ngày 30/6, dư nợ trái phiếu ghi nhận là 6.440 tỷ đồng, trong đó khoản vay trái phiếu dài hạn ghi nhận là 5.146 tỷ còn 1.294 tỷ đồng là đã đến hạn trả trong thời gian một năm. Khoản dư nợ ngân hàng cuối quý 2 ghi nhận là  2.461 tỷ đồng.

Giải trình ý kiến nhấn mạnh của kiểm toán, HAGL cho biết đã lập kế hoạch cho 12 tháng tiếp theo là bao gồm dòng tiền dự kiến sẽ có thể tạo ra từ thanh lý các khoản đầu tư tài chính, thu hồi nợ từ các đối tác, dòng tiền từ việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ cùng tiền đi vay các ngân hàng thương mại, dòng tiền tạo ra từ các dự án đang được triển khai. 

Tập đoàn cũng cho biết cũng trong quá trình làm việc với các bên cho vay về việc điều chỉnh các điều khoản đã vi phạm của các hợp đồng vay cũng như trái phiếu. 

Phía HAGL cho biết: “Tập đoàn có thể hoàn trả các khoản nợ khi đến hạn và tiếp tục hoạt động trong kỳ kế toán tiếp theo”. 

Mảnh ghép còn khuyết của HAGL

Xét ở thị trường nội địa, các ông lớn trong ngành chăn nuôi như Dabaco, C.P đang theo đuổi mô hình nuôi heo 3F (Feed, Farm, Food). Còn đối với HAGL thì hai mảnh ghép là giết mổ và chế biến sâu vẫn còn đang khuyết. 

Tổng Giám đốc Công ty CP Bapi HAGL - ông Đinh Văn Lộc cho biết, bởi vì việc xây dựng nhà máy riêng cần nhiều thời gian nên hiện tại công ty vẫn đang tiến hành liên kết với một số nhà máy giết mổ đạt chuẩn để có thể gia công giết mổ cũng như chuyển nguyên liệu về nhà máy chế biến của đối tác để có thể sản xuất theo công thức và thương hiệu riêng. 

Ông Lộc nhấn mạnh: “Hiện tại, Việt Nam có nhiều nhà máy giết mổ cũng như chế biến thực phẩm được đầu tư hiện đại nhưng đang hoạt động dưới công suất, việc hợp tác này đôi bên cùng có lợi. Và trong tương lai, HAGL mong muốn toàn bộ sản lượng heo nuôi từ trại sẽ qua nhà máy trước khi ra thị trường với mục đích kiểm soát chất lượng của sản phẩm và tăng hiệu quả kinh tế”. 

Số liệu từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, tổng chi phí cho việc giết mổ là khoảng 120.000 – 130.000 đồng/con và chi phí này hầu như không thay đổi trong thời gian qua. 

Về định hướng lâu dài, Bapi HAGL sẽ triển khai kế hoạch xây dựng nhà máy riêng ở Gia Lai bởi chính công ty vận hành nhằm chuẩn hóa quy trình khép kín, chủ động kiểm soát chất lượng. Dự kiến nhà máy sẽ tiến hành giết mổ sẽ có công suất mỗi ngày là 3.000 con. 

Đồng thời, công ty cũng đang tìm đối tác để có thể mở rộng sản xuất các sản phẩm chế biến từ thịt  heo như xúc xích và dăm bông. 



Về định hướng lâu dài, Bapi HAGL sẽ triển khai kế hoạch xây dựng nhà máy riêng ở Gia Lai
Về định hướng lâu dài, Bapi HAGL sẽ triển khai kế hoạch xây dựng nhà máy riêng ở Gia Lai

Chứng khoán Bản Việt: Biên lợi nhuận gộp mảng chăn nuôi heo của HAG có thể hơn 30%

Chứng khoán Bản Việt nhận định “Sự kết hợp độc đáo giữa heo và chuối” về câu chuyện bầu Đức nuôi heo ăn chuối gây xôn xao thị trường những ngày qua. 

Có thể thấy, với mô hình trồng chuối - tận dụng chuối thải nuôi heo và lấy phân heo bón lại cho cây chuối giúp cho HAGL có lãi 5 quý trở lại đây thì Tập đoàn của bầu Đức đã gây nên cuộc tranh cãi lớn nhất trong giới đầu tư. 

Theo Chứng khoán Bản Việt, từ 50% chuối thải không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thì HAGL phát triển mô hình kinh doanh mới mẻ đó là sử dụng chuối thải làm nguyên liệu thức ăn cho heo. Đây chính là mô hình kinh doanh độc đáo ở trên thị trường vừa có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có lại vừa mang đến lợi nhuận cạnh tranh so với các đối thủ khác. 


Cơ cấu doanh thu của HAGL trong 8 tháng đầu năm
Cơ cấu doanh thu của HAGL trong 8 tháng đầu năm

Thức ăn cho heo từ chuối có thể tiết kiệm được một phần ba tổng chi phí chăn nuôi heo từ đó đem đến biên lợi nhuận gộp hơn 30% cho mảng chăn nuôi heo của HAGL. HAG cũng sẽ dự kiến mở rộng quy mô chăn nuôi heo từ mức 400.000 con/năm vào năm 2021 lên mức 1 triệu con/năm vào năm 2023.

Trong năm 2022, VCSC cũng dự báo nguồn cung thịt heo của Việt Nam sẽ tăng với tốc độ chậm hơn so với nhu cầu thịt heo ở Việt Nam bởi chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cộng với thách thức liên tục từ dịch tả lợn Châu Phi đã khiến cho người chăn nuôi không muốn tái đàn. 

Có thể thấy, sự chênh lệch cung cầu này sẽ là yếu tố dẫn đến sự gia tăng giá thịt heo trong thời gian ngắn hạn để từ đó hỗ trợ cho kế hoạch mở rộng chăn nuôi của HAG. Cùng với đó thì HAG đã cho ra mắt sản phẩm heo ăn chuối Bapi vào tháng 8/2022. Cùng với đó, VCSC tin rằng thịt Bapi có vị thế tốt để có thể nắm bắt được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với sản phẩm thịt có thương hiệu cũng như nguồn gốc rõ ràng. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

2 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

2 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

6 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

6 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

6 giờ trước