4.000 tỷ trái phiếu lãi suất cao sẽ được Masan phát hành để đảo nợ 

Thứ năm, 27/10/2022-15:10
Trong quý I và quý II/2022, Masan Group dự kiến phát hành 2 lô trái phiếu có giá trị là 4.000 tỷ đồng để đảo nợ trái phiếu đến hạn. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không có đảm bảo cũng không kèm chứng quyền.

Theo Nhịp sống doanh nghiệp, Tập đoàn Masan - Masan Group (mã MSN) đã công bố thông tin lên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) Nghị quyết HĐQT về vấn đề phê duyệt phương án phát hành trái phiếu ra công chúng. 

MSN phê duyệt phương án phát hành 2 lô trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng có mã MSNH2328001 và MSNH2328002 với tổng giá trị là 4.000 tỷ đồng cho nhà đồng tư chứng khoán chuyên nghiệp. 

Trái phiếu này bằng VND, không kèm chứng quyền, không chuyển đổi, không có đảm bảo. Với kỳ hạn tối đa 60 tháng, dự kiến sẽ được phát hành trong hai quý đầu năm 2023. 

Lãi suất thả nổi của các trái phiếu bằng tổng của 4,1%; Lãi suất tham chiếu là trung bình cộng lãi tiền gửi tiết kiệm cho khách hàng cá nhân có kỳ hạn 12 tháng bằng VND của BIDV, Vietcombank, VietinBank và MB. 

Mục đích phát hành trái phiếu này, MSN cho biết sẽ huy động 2.000 tỷ đồng thanh toán phần hoặc toàn bộ khoản gốc đến hạn của trái phiếu BondMSN022023 (MCK: MSN12001) với tổng mệnh giá phát hành là 2.000 tỷ đồng phát hành vào ngày 30/3/2020, đáo hạn ngày 30/3/2023. Thời gian sử dụng vốn theo dự kiến là quý I/2023.

Doanh nghiệp cũng huy động 2.000 tỷ đồng nhằm thanh toán một phần hoặc toàn bộ khoản gốc đến hạn của trái phiếu BondMSN032023 (MCK: MSN12003) có tổng mệnh giá là 3.000 tỷ đồng được phát hành ngày 12/5/2020, đáo hạn ngày 12/5/2023. Thời gian sử dụng vốn theo dự kiến là quý II/2023. 

Khi thịt lợn được viết thành câu chuyện: Thịt mát của Masan, heo ăn chuối của bầu Đức, heo ăn chay của BaF có gì đặc biệt?

Có thể thấy, với những ngành hàng có sự cạnh tranh khốc liệt như hàng tiêu dùng, thực phẩm,... thì câu nói “hữu xạ tự nhiên hương” không thể phù hợp. Và để có thể tồn tại cũng như đứng vững, bắt buộc đi nhanh, làm lớn và tạo dựng dấu ấn thương hiệu.

“Ông lớn” Masan: Quy mô lớn về điểm bán offline là lợi thế để cạnh tranh trên kênh bán online

Masan cho biết, quy mô lớn của các điểm bán offline đã trở thành lợi thế để thương hiệu có thể cạnh tranh trên trên kênh online. Cùng với chiến lược “đi bằng hai chân”, Masan một mặt mong muốn giữ vững được vị thế hàng đầu thị trường về quy mô điểm bán offline, mặt khác lại tăng tốc việc tích hợp online để đón đầu được xu hướng tiêu dùng mới. 

Thành viên của Tập đoàn Masan đầu tư phát triển công nghệ pin mới, hướng đến doanh nghiệp công nghệ tiêu dùng toàn cầu

Điều đáng nói, việc mở rộng từ hoạt động khai thác sang đầu tư vào công nghệ có tác động trực tiếp đến người dùng cuối trở thành cột mốc đánh dấu việc tiến sâu hơn nữa vào lĩnh vực tiêu dùng của Masan High-Tech Materials - công ty thành viên của Tập đoàn Masan.

Masan Group phát hành 4.000 tỷ trái phiếu với mục đích đảo nợ trái phiếu sắp tới hạn
Masan Group phát hành 4.000 tỷ trái phiếu với mục đích đảo nợ trái phiếu sắp tới hạn

Tới nay, dư nợ trái phiếu của tập đoàn là 19.500 tỷ đồng, lãi trái phiếu đã thanh toán tới 30/6/2022 là trên 3.200 tỷ đồng.

Cuối tháng trước, MSN huy động thành công 2 lô trái phiếu kỳ hạn 5 năm với giá trị là 1.500 tỷ đồng để cơ cấu lại nợ, thanh toán khoản gốc đáo hạn trái phiếu MSNPO2022_01 (MCK: MSN11906) với kỳ hạn 3 năm, đáo hạn ngày 26/9/2022.

Về kết kinh doanh, KQTC hợp nhất với doanh thu thuần 6 tháng đầu năm của MSN đạt 36.023 tỷ đồng, giảm 12,5% so với cùng kỳ. 

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát trong 2 quý đầu năm 2022 đạt 2.577 tỷ đồng, tăng 163,3% trên cơ sở báo cáo, 345,4% trên cơ sở so sánh so với cùng kỳ. 

Tính tới ngày 30/6, tiền và những khoản tương đương với tiền của MSN là 10.361 tỷ đồng, thấp hơn đợt cuối năm 2021 vì việc gia tăng cổ phần tại Phúc Long Heritage, The CrownX và những khoản chi phí đầu tư tài sản cố định. 

Tổng nợ hợp nhất của doanh nghiệp này tính vào cuối tháng 6 là 56.872 tỷ đồng, giảm 1.306 tỷ so với cuối năm ngoái. 

ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 4/2022 đã thông qua kế hoạch, MSN đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất là 90.000 - 100.000 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 22 - 36%. Lợi nhuận sau thuế ước tính trong khoảng 6.900 - 8.500 tỷ đồng, tăng 82 - 124% so với năm 2021. 

Hết tháng 6, Masan cho biết đang xây dựng kế hoạch điều chỉnh mục tiêu tài chính năm 2022 để phù hợp với tình hình thị trường.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

3 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

3 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

7 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

7 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

11 giờ trước