Xuất khẩu tại những thị trường lớn đều giảm mạnh

Thứ tư, 23/11/2022-08:11
Đúng như dự báo, tăng trưởng xuất khẩu sụt giảm đáng kể. Mặt khác, tại hầu hết những thị trường lớn ngoại trừ EU đều ghi nhận nhu cầu suy yếu. Tiền đồng mất giá bắt đầu phản ánh vào nhập khẩu.

Vừa qua, Chứng khoán Rồng Việt báo cáo về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam. Theo đó, trong tháng 10, nhu cầu bên ngoài đã yếu đi trông thấy.

Sự sụt giảm đáng kể của tăng trưởng xuất khẩu

Số liệu chính thức của Tổng cục Hải quan cho thấy tình hình thương mại tháng 10 khá sát sao với con số ước tính từ Tổng cục Thống kê.

Trong tháng 10, kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu đạt 30,4 tỷ USD và 27,9 tỷ USD tương ứng, mức tăng trưởng lần lượt là 6,7% và 4,9% so với cùng kỳ.

So với mức tăng trưởng so với cùng kỳ (tháng 9 tăng 9,9% so với cùng kỳ), tăng trưởng xuất khẩu đã thấp hơn đáng kể. Mặt khác, so với mức tăng trưởng nhập khẩu của tháng trước (tháng 9 tăng 4,9% so với cùng kỳ), nhập khẩu có sự cải thiện nhẹ.

Vỏ hạt điều giúp các doanh nghiệp xuất khẩu liên quan thoát lỗ ngoạn mục

Thời gian gần đây, bỏ hạt điều đã không còn bị xem là rác, phải đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường. Thay vào đó, chúng có thể dùng để ép lấy dầu. So với dầu FO, dầu làm từ vỏ điều sẽ được sử dụng làm chất đốt công nghiệp với giá thành rẻ hơn khoảng 60%. Có năm, khi giá nhân điều giảm mạnh, giá bán vỏ điều sẽ bù đắp khoảng 10% doanh thu, giúp cho các doanh nghiệp có thể thoát lỗ. 

Doanh nghiệp dệt may, thuỷ sản nên làm gì để “vượt bão” khi đơn hàng xuất khẩu giảm đột ngột ngay lúc cao điểm?

Giám đốc Điều hành Phaata nói rằng: “Cùng với việc đơn hàng sụt giảm thì lãi suất ngân hàng tăng khiến cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu thêm gánh nặng về chi phí vốn. Nếu như từ tháng 7/2022 về trước lãi suất tăng trên 7%/năm thì từ tháng 8 đến nay lãi suất tăng dần lên mức gần 10%/năm”.

Xuất khẩu gạo là “điểm nhấn” cuối năm khi sức mua của nhiều mặt hàng đều sụt giảm

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tính đến hết tháng 10 đã tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái khi đạt 313 tỷ USD với trị giá xuất siêu đạt khoảng 9,4 tỷ USD. Thế nhưng, hoạt động xuất khẩu đang có dấu hiệu chậm lại khi sức mua từ những thị trường lớn đều sụt giảm đáng kể. Nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh đơn hàng giảm mạnh và buộc phải cắt giảm hàng loạt lao động.

Tăng trưởng xuất khẩu của khối FDI tiếp tục giảm trong tháng 10
Tăng trưởng xuất khẩu của khối FDI tiếp tục giảm trong tháng 10

Kết quả trái ngược khi so sánh dữ liệu theo tháng cho thấy xuất khẩu cải thiện nhẹ (tăng 1,9% so với tháng trước). Mặt khác, nhập khẩu giảm tháng thứ 2 liên tiếp với mức giảm 1,7% so với tháng trước. Tăng trưởng xuất khẩu của khối FDI tiếp tục giảm trong tháng 10, mặt khác, khối doanh nghiệp trong nước chứng kiến mức sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu ở tháng thứ 2 liên tiếp.

Trong tháng 10, tình hình cán cân thương mại tiếp tục cải thiện, thặng dư thương mại ước đạt 2,5 tỷ USD, thấp hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên tăng 72,6% so với tháng trước. Theo đó, lũy kế 10 tháng, thặng dư thương mại ước đạt 9,1 tỷ USD, cao hơn mức thâm hụt 334 triệu USD của cùng kỳ năm 2021.

Sức mua tại đa số các thị trường lớn đều suy yếu, ngoại trừ EU

Theo VDSC, dù tiền đồng trong tháng 10 mất giá mạnh tới hơn 4%, tuy nhiên xuất khẩu yếu đi ở mọi ngành hàng vì nhu cầu từ các thị bên ngoài suy giảm.

Nhóm giày dép và túi xách vẫn được hỗ trợ bởi động lực tăng trưởng và hiệu ứng mức nền thấp. Theo đó, nhóm giày dép - túi xách, dệt may vẫn tăng trưởng 23,9% và 2,8% lần lượt so với cùng kỳ và tháng trước. Thế nhưng, những dấu hiệu về đơn hàng cắt giảm lao động ở nhóm doanh nghiệp này đang cho thấy sự suy giảm mạnh trong doanh số xuất khẩu ở những tháng tới.

Trong tháng 10, xuất khẩu nhóm hàng điện tử có sự hồi phục nhẹ, tăng 3,2% so với cùng kỳ (so với mức giảm 2,2% trong tháng trước).

Đáng chú ý hơn là tăng trưởng xuất khẩu của các nhóm hàng chủ lực khác lao dốc như máy móc thiết bị (+8,6% so với cùng kỳ trong tháng 10 so với mức tăng 38,7% của tháng 9), nông nghiệp và thuỷ sản (+7,1% so với cùng kỳ trong tháng 10 so với mức tăng 18% của tháng 9), gỗ và sản phẩm gỗ (+27,1% so với cùng kỳ so với mức tăng 57,0% của tháng 9). Lý do là vì hiệu ứng mức nền thấp đã phai mờ, tuy nhiên cũng cho thấy bức tranh kém khả quan trong tăng trưởng những mặt hàng xuất khẩu chính.

Xuất khẩu tại những thị trường lớn đều giảm mạnh - ảnh 2

Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam khi tính lũy kế 10 tháng đầu năm đạt 16%, thế nhưng, theo nhận định của khối phân tích, mức tăng trưởng này vẫn sẽ thụt lùi ở những tháng tiếp theo. Theo ước tính của VDSC, kim ngạch xuất khẩu năm nay đạt 375-380 tỷ USD, ứng với mức tăng trưởng 12-13% so với cùng kỳ.

Dựa theo thị trường xuất khẩu, bức tranh sụt giảm đơn hàng cũng có những dữ liệu rõ ràng hơn. Xuất khẩu sụt giảm mạnh ở hàng loạt thị trường như Hàn Quốc, Anh, Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á.

Mặt khác, xuất khẩu tới khu vực EU vẫn là điểm sáng với mức tăng trưởng liên tục duy trì trên 23% trong 3 tháng qua, đó là vì đến từ việc doanh nghiệp vẫn tận dụng hiệp định EVFTA khá tố, nhu cầu tích trữ trước khi mùa đông tới, hay cũng có khả năng là chưa loại trừ yếu tố giá.

VDSC nhận định rằng điểm sáng này có thể khó duy trì được lâu nếu tham chiếu với thị trường Anh. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là một thị trường xuất khẩu ghi nhận mức tăng trưởng nổi bật, tăng 32,2% so với cùng kỳ trong tháng 10 mặc dù thấp hơn so với mức tăng 50,4% và 61,3% của 2 tháng liền trước.

Trước triển vọng mở cửa sắp tới của thị trường Trung Quốc, các chuyên gia tại quốc gia này không mấy lạc quan rằng nhu cầu thị trường quốc gia tỷ dân sẽ hồi phục nhanh chóng. Lũy kế 10 tháng, tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc dừng ở mức tăng 6,0%, còn trong tháng 10 chỉ đạt 4,7% so với cùng kỳ.

Tiền đồng mất giá phản ánh vào nhập khẩu

Do nhu cầu bên ngoài sụt giảm, nên việc tiền đồng mất giá không đem lại chất xúc tác tốt cho hoạt động xuất khẩu. VDSC nhận thấy rằng tỷ giá tăng cao khá rõ nét khi tách ra từ cấu phần tăng trưởng nhập khẩu.

VDSC nhận thấy nhập khẩu nguyên liệu và máy móc phục vụ sản xuất không có nhiều chuyển biến so với những tháng vừa qua.

Xuất khẩu tại những thị trường lớn đều giảm mạnh - ảnh 3

So với cùng kỳ, nguyên liệu hàng điện tử chỉ tăng 1,6%, tuy nhiên giảm 2,2% so với tháng trước. So với cùng kỳ, nhập khẩu nguyên vật liệu dệt may tăng 8,0%, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 22,1% của tháng trước, và giảm 8,7% so với tháng 9.

So với cùng kỳ, nhập khẩu mặt hàng máy móc thiết bị giảm 4,9%, và chứng kiến mức giảm theo tháng thứ 3 liên tiếp trong tình trạng một số doanh nghiệp cho thấy nguồn tín dụng hạn chế tác động đến triển vọng đầu tư.

Mặt khác, nhập khẩu những mặt hàng khác chứng kiến mức tăng 8,6% so với cùng kỳ (chiếm hơn 40% tổng nhập khẩu), cao hơn so với mức tăng 3,7% của tháng trước.

Lũy kế 10 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu đã tăng 12,2% so với cùng kỳ. Ước tính cả năm, kim ngạch nhập khẩu đạt 363-366 tỷ USD, tương ứng tăng 9-10% so với cùng kỳ. Cả năm 2022, thặng dư thương mại ước đạt 12-14 tỷ USD, cao hơn mức thặng dư 3,6 tỷ USD của năm ngoái.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

42 phút trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

1 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

4 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

4 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

5 giờ trước