Sức tăng của đồng ruble có thể khiến nền kinh tế Nga gặp rủi ro

Thứ tư, 25/05/2022-20:05
Trong thời điểm hiện tại, đồng nội tệ của Nga tăng giá có thể giúp kìm nén tạm thời của lạm phát. Tuy nhiên, xét về lâu dài thì khi đồng ruble tăng quá cao sẽ làm cho nền kinh tế của nước này phát triển chậm dần và lạm phát sẽ lại tăng.

Theo Doanh Nghiệp Niêm Yết, RT, Tiến sĩ Kinh tế Denis Do Mashchenko đưa ra nhận định: “Sự kết hợp song song giữa đồng ruble mạnh và giá dầu cao sẽ tạm thời khống chế được lạm phát. Nhưng khi đồng nội tệ mạnh lên cũng có thể làm cho giá tiêu dùng bị đẩy lên nhanh chóng trong tương lai”.

Ngày 23/5, đồng rule đã tăng so với EUR là hơn 6%, tỷ lệ đạt mức 58,75 ruble đổi lấy một EUR. Đây là lên tăng cao nhất kể từ tháng 6/2015. Khi so với USD, thì đồng tiền Nga không chênh lệch nhiều so với mức cao nhất 4 năm qua, tăng 4,6% lên mức 57,47 trong ngày 20/5.

Nhà phân tích Denis Do Mashchenko đã đưa ra lời cảnh báo rằng "căn bệnh Hà Lan" có thể xảy ra khi sự thống trị của doanh thu ngành năng lượng và đồng tiền quốc gia tăng giá. “Căn bệnh Hà Lan” trong kinh tế học được hiểu là mối quan hệ nhân quả giữa sự phát triển của một lĩnh vực cụ thể và sự sụt giảm trong các lĩnh vực khác.


Đồng ruble mạnh có thể gây hại cho nền kinh tế Nga
Đồng ruble mạnh có thể gây hại cho nền kinh tế Nga

Khi giá trị đồng tiền của quốc gia tăng mạnh bất ngờ bởi một ngày chiếm ưu thế thì tình trạng “Căn bệnh Hà Lan” có thể xảy ra. Thường đó là nhiên liệu hóa thạch.

Ban đầu, dòng tiền ngoại tệ chảy vào làm kìm hãm lạm phát trong nước, nhưng cũng gây ra hậu quả làm giảm sự phát triển của những ngành nghề khác, đồng thời gây ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế và làm cho giá cả tăng lên.

Thuật ngữ “Căn bệnh Hà Lan” lần đầu tiên được nhắc đến vào năm 1977 bởi tạp chí The Economist để mô tả sự sụt giảm của lĩnh vực sản xuất tại Hà Lan sau khi tìm ra mỏ khí đốt khổng lồ Groningen vào năm 1959.

Khi đó, Hà Lan chủ yếu tập trung khai thác và xuất khẩu số lượng lớn khí đốt. Khiến cho dòng tiền ngoại tệ nước ngoài đổ mạnh vào quốc gia này và làm cho giá đồng nội tệ tăng cao. Việc này làm cho việc xuất khẩu bị đình trệ bởi hàng hóa trong nước mất đi sức cạnh tranh và nền kinh tế bị khó khăn.

Theo Tiến sĩ Do Mashchenko, trong dài hạn nền kinh tế của Nga đang bị đe dọa nhiều rủi ro từ việc đồng ruble mạnh lên đột biến gần đây và doanh thu bán năng lượng với giá cao. 

Ông cũng cảnh báo rằng “căn bệnh Hà Lan” hoặc hiệu ứng Groningen có thể phát sinh trong sự phát triển của nền kinh tế Nga.

Nhà kinh tế này cảnh báo rằng “căn bệnh Hà Lan” hoặc hiệu ứng Groningen có thể xuất hiện trong nền kinh tế Nga. Khi đó, tỷ giá hối đoái cao sẽ khiến cho tình trạng trì trệ ở các lĩnh vực công nghệ cao của nền kinh tế và tương lai giá cả sẽ bị đẩy giá cao.

Theo ông Mashchenko, chính sách thả nổi đang được áp dụng tại Nga kể từ 2014 nên được thay thế bằng việc thiết lập một tỷ giá hối đoái cố định bằng ruble. Điều này sẽ giúp điều tiết lạm phát và cân bằng nền kinh tế của quốc gia này. Nhà kinh tế này trước đây nền kinh tế ở Trung Quốc đã ổn định hơn nhờ một cơ chế tương tự.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, chưa chia cổ tức

10 phút trước

Giải mã “cơn khát” trung tâm dữ liệu AI

23 phút trước

Các thương hiệu quốc tế tăng tốc tìm kiếm mặt bằng, thị trường bán lẻ Việt Nam dần sôi động

25 phút trước

Nhiều “chất xúc tác” tăng sức hấp dẫn cho cổ phiếu chứng khoán

25 phút trước

ĐHĐCĐ Vinamilk: Kế hoạch lợi nhuận sau thuế hơn 9.300 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 38,5%

25 phút trước