Sức ảnh hưởng từ cuộc chiến gà rán Hàn Quốc lan sang cả doanh nghiệp Việt

Thứ bảy, 01/10/2022-21:10
Do nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ Hàn Quốc có giá đắt hơn nên nhiều doanh nghiệp Việt buộc phải tăng giá bán.

Tình trạng giá cả tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến Hàn Quốc vì quốc gia này phụ thuộc vào nhiều loại thực phẩm khác trên thế giới.

Từ lâu, gà rán đã trở thành món ăn quốc dân của người Hàn. Thế nhưng, số liệu của chính phủ nước này mới đây đã cho thấy giá gà rán tăng khoảng 11,4% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy lạm phát đang ảnh hưởng đến túi tiền của người dân nước này như thế nào.

Từ cuộc chiến gà rán tại Hàn Quốc, một số doanh nghiệp Việt cũng bị tác động không nhỏ. Đó là chuỗi cửa hàng ẩm thực Hàn Quốc hay những siêu thị Hàn Quốc.

Vật lộn vì giá nguyên liệu đầu vào

Theo đại diện siêu thị Emart Việt Nam, hàng hóa tại Emart có 95% đến từ sản xuất trong nước nên lạm phát của Hàn Quốc cũng không ảnh hưởng đến siêu thị.

“Người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu, bởi vậy chúng tôi càng chú trọng đến hàng hóa trong nước và không có lý do để đẩy mạnh hàng nhập khẩu”, theo khẳng định của đại diện Emart.


Lạm phát tại Hàn Quốc khiến món gà rán quen thuộc cũng trở thành món xa xỉ
Lạm phát tại Hàn Quốc khiến món gà rán quen thuộc cũng trở thành món xa xỉ

Lotte Mart tại Việt Nam không giống với Emart khi phải đối mặt với tác động từ thị trường Hàn Quốc do nhập khẩu nguyên liệu làm gà rán từ xứ sở kim chi.

Đại diện siêu thị nói: “Tại Lotte Mart, gà rán được làm từ gà tươi mà không phải đông lạnh. Do vậy, món ăn này sẽ đạt chất lượng tốt. Mặc dù giá nguyên liệu đầu vào từ Hàn Quốc tăng lên nhưng rõ ràng khách hàng tiếp cận được món ngon và chất lượng. Do đó, chúng tôi hiện vẫn nỗ lực không tăng giá”.

Khảo sát tại Lotte Mart cho thấy giá gà rán dao động từ 79.000 đồng đến 129.000 đồng.

Chuỗi cửa hàng bán món ăn Hàn Quốc cũng gặp khó tương tự. Hồi đầu năm, Hanuri đã phải tăng giá.

Đại diện chuỗi này cho biết: “Vì nhập khẩu nhiều gia vị và nguyên liệu từ Hàn Quốc nên chúng tôi bị ảnh hưởng bởi vấn đề lạm phát tại quốc gia này. Lợi nhuận của chúng tôi xuống mức thấp nhất cùng kỳ vì giá cả hàng hóa tăng cao sau nửa cuối năm 2021".

Hanuri đã liên kết với các công ty chuyên về nguyên liệu uy tín trong nước để giảm thiểu sức ảnh hưởng của thị trường nước ngoài. Theo đó, họ có giá đầu vào tốt hơn mà chất lượng sản phẩm cũng không bị ảnh hưởng.

Cuộc chiến gà rán vẫn chưa thể kết thúc

Yunjin Park, nhà phân tích cấp cao về thực phẩm và dinh dưỡng tại Euromonitor cho biết giá gà rán đã tăng khoảng 10-15% khi các chuỗi cửa hàng gà lớn của Hàn Quốc quyết định tăng giá thực đơn lên trung bình 2.000 won.

Mặt khác, cái đại siêu thị lại tìm cách giảm giá để kích cầu tiêu dùng sau khi họ quen với mua sắm trực tuyến.

Giá của món "dangdang chicken" tại chuỗi siêu thị Homeplus chỉ bằng ⅓ mức giá của các nhà bán lẻ. Điều này đã khiến các đối thủ siêu thị khác không khỏi áp lực.

Emart - chuỗi siêu thị lớn khác đã đưa ra chương trình khuyến mại trong 1 tuần, bán gà rán với giá chỉ bằng 1/1 trước đó. Sau đó, chuỗi cho biết đã bán được 60.000 miếng.

Thế nhưng, không phải siêu thị nào cũng có thể giảm giá và thậm chí một số cửa hàng nhỏ có thể phải đóng cửa chờ đợi đến khi chi phí giảm.

Sự cạnh tranh về giá từ các siêu thị lớn cũng đang khiến các ngành khác cảm thấy lo lắng. Chẳng hạn như Go Pizza, BHC và Kyochon đã đưa ra những sự kiện giảm giá như giảm giá có hạn, phiếu giảm giá khi dùng ứng dụng đặt hàng của thương hiệu.

Chỉ số giá lương thực của Liên hợp quốc vào tháng 8 đã giảm lần thứ 5 liên tiếp. Lạm phát tổng thể tại Hàn Quốc cũng đã giảm hơn nhiều so với dự tính.

Thế nhưng, mọi thứ sẽ không được cải thiện nhanh chóng. Min Joo Kang, nhà kinh tế cấp cao của ING về Hàn Quốc và Nhật Bản chia sẻ rằng: “Chúng tôi cho rằng hiện lạm phát đã vượt đỉnh, nhưng rất có thể vẫn ở trên mức 5% trong phần còn lại của năm nay”.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

51 phút trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

53 phút trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

4 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

5 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

8 giờ trước