Rút tiền tại ATM bằng CCCD gắn chip thế nào mới an toàn?

Thứ bảy, 14/05/2022-16:05
Thời điểm hiện tại, nhiều ngân hàng lớn đang tiến hành thí điểm việc rút tiền tại ATM bằng CCCD gắn chip. Chính vì thế, nhiều người thắc mắc rằng, rút tiền tại ATM bằng CCCD gắn chip thế nào mới an toàn?

Thời điểm hiện tại, người dân chỉ cần mang duy nhất 1 thẻ căn cước công dân (CCCD) để thay thế cho rất nhiều thẻ ngân hàng để rút tiền tại quầy ATM. Bên cạnh đó, người dân chỉ cần CCCD là có thể thực hiện nhiều giao dịch ngân hàng với nhiều tiện ích như nộp, rút tiền tại máy ATM và chuyển tiền dễ dàng, nhanh chóng, an toàn và bảo mật thông tin. 

Thiết bị ATM kiểm tra, đối chiếu thông tin khi chủ tài khoản quét CCCD tại thiết bị. Sau đó, hệ thống tiếp tục xác thực khuôn mặt và vân tay của khách hàng để phòng ngừa giả mạo trước khi công dân thực hiện giao dịch rút tiền. Hãy xem ngay thông tin địa chỉ các cây atm Techcombank gần bạn tại đây nhé.

Việc sử dụng CCCD gắn chip tích hợp dịch vụ ngân hàng được kỳ vọng sẽ giảm rủi ro khi giao dịch ngân hàng. Thời gian qua, nhiều đối tượng đã lợi dụng các tài khoản ngân hàng không chính chủ, sử dụng chứng minh nhân dân giả để thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi này không chỉ lừa người dân mà còn lừa đảo ngân hàng, gây ra hậu quả nghiêm trọng.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Những đối tượng này sử dụng chứng minh nhân dân của người khác có khuôn mặt gần giống với mình để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều cá nhân khác. Điển hình như bị can Trần Thùy Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã sử dụng chứng minh nhân dân của 3 người khác có những điểm tương đồng về khuôn mặt của mình, sau đó tiến hành mở 7 tài khoản ngân hàng để làm tài khoản trung gian nhận tiền từ các tài khoản chiếm đoạt được.

Với thủ đoạn tinh vi này, đối tượng Trần Thùy Anh đã 8 lần đến ngân hàng rút tiền mà không hề gặp khó khăn gì. Trong đó, lần rút tiền nhiều nhất là 4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhiều đối tượng còn làm giả chứng minh nhân dân dán ảnh mình nhưng tên của người khác để đánh lừa những nhà mạng viễn thông. Mục đích của những đối tượng này là lấy được sim được thoại, sau đó chiếm quyền truy cập  Internet banking. Những thông tin này được các đối tượng lấy trên các trang mạng cá độ bóng đá, lô đề rồi cấu kết với nhân viên ngân hàng để lấy thông tin chứng minh nhân dân, chữ ký của chủ tài khoản.

Có thể thấy, các đối tượng sẽ sử dụng tài khoản không chính chủ với mục đích che giấu danh tính của mình và tiến hành các hoạt động phạm tội. Trong hầu hết các vụ án sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, các đối tượng gây án đều sử dụng tài khoản không chính chủ.

Đáng chú ý, có 2 loại tài khoản không chính chủ những tội phạm mạng thường xuyên sử dụng là mua tài khoản của người khác để rút tiền qua thẻ và sử dụng CMND của người khác hoặc làm chứng minh giả để mở tài khoản, sau đó tự rút tiền qua thẻ hoặc rút trực tiếp tại ngân hàng. 

Vì thế, việc bảo mật thông tin là việc cực kỳ quan trọng với bất kỳ loại thẻ ngân hàng này. Việc rút tiền bằng CCCD sẽ giúp hạn chế rủi ro và giả mạo có thể xảy ra. 

Theo: vtv.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

3 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

3 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

3 giờ trước

Tuổi Ngọ hợp hướng nào để mua nhà, sắp xếp phòng ngủ, phòng bếp cho phù hợp?

3 giờ trước

Ai hưởng lợi khi NHNN tăng lãi suất kênh OMO?

3 giờ trước