Nỗi đau nghề môi giới: Khó khăn giữ chân nhân tài

Thứ hai, 19/09/2022-07:09
Nghề môi giới bất động sản là nghề tự trả lương cho chính mình. Vì vậy, khi vào nghề tất cả mọi người từ giám đốc đến nhân viên phải bỏ ngay tư tưởng sáng 8h đến công ty, chiều 17h về và cuối tháng nhận lương.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Đình Tuyển – Giám đốc ABC Land Việt Nam để tìm hiểu rõ hơn về những khó khăn của nhà môi giới bất động sản, lý do để họ gắn bó với nghề cũng như vì sao nhiều người đã sớm "rời cuộc chơi" sớm.

- Được biết ông có 14 năm kinh nghiệm trong nghề môi giới bất động sản, điểm gì khiến ông theo đuổi con đường này kiên trì đến vậy?


Ông Hoàng Đình Tuyển – Giám đốc ABC Land Việt Nam
Ông Hoàng Đình Tuyển – Giám đốc ABC Land Việt Nam

Tôi vào nghề từ những năm 2008-2009, khi tôi còn là một nhân viên tuyển dụng lao động đi nước ngoài. Ban đầu xác định đi làm sale thêm một mảng để thêm thu nhập. Tôi còn nhớ, thời gian đầu, mỗi ngày vào giờ nghỉ trưa, tôi đi dán tờ rơi khắp Hà Nội. Khi đồng nghiệp nghỉ trưa thì mình vẫn miệt mài lao động.

Rồi dần dần, tôi dùng thêm các kênh quảng cáo trên báo giấy và Én bạc. Tiền kiếm được từ công việc chính, tôi đổ dồn vào đầu tư cho lĩnh vực bất động sản. 

Cũng mất 2 tháng, tôi có những khách hàng đầu tiên. Rồi từ những sản phẩm tôi bán được tới các vị khách của mình, họ lại giới thiệu cho bạn bè, người thân.

Nói thì đơn giản như vậy, nhưng có làm mới biết, thực sự nghề sale bất động sản rất vất vả. Đi sớm về muộn, giờ giấc không cố định và bản thân mỗi môi giới phải cạnh tranh với các môi giới khác để khẳng định mình, rồi bị đồng nghiệp chơi xấu. Từ những khó khăn, mỗi người đều phải nỗ lực rất nhiều để thể hiện năng lực và trở thành “người được chọn” của khách hàng.

Người được chọn ở đây đó là là người mà khách hàng nhớ đến đầu tiên khi có nhu cầu mua bất động sản, và cũng phải là người mang lại những giá trị đầu tư, giá trị sản phẩm cũng như hỗ trợ khách hàng đến cùng.

Có lẽ, với áp lực và cường độ làm việc rất lớn, nếu sale bất động sản không kiên trì, không giữ vững tinh thần cũng như không học hỏi nâng cao giá trị bản thân thì khó lòng theo đuổi nghề. Đó là những kinh nghiệm tôi đúc rút được trong quá trình làm nghề. 


 
 

- Có kỷ niệm nào mà ông nhớ nhất khi theo đuổi nghề này?

Tôi còn nhớ, khách hàng đầu tiên của tôi là một khách hàng ở quận Bắc Từ Liêm. Chị đọc được bài quảng cáo của tôi trên báo giấy và có liên hệ để đi xem dự án. Cũng phải mất 2 tuần, tìm tòi các dự án khi đó có, các yêu cầu mà chị đưa ra, trên dưới 10 lần dẫn chị đi xem dự án tôi mới “chốt” được sản phẩm đầu tiên. Căn chung cư chị mua, sau một thời gian ngắn đã giúp chị có lời lớn bởi nằm ở vị trí đẹp và giá tăng liên tục. Số tiền hoa hồng tôi thu được khi đó cũng chỉ đủ để trả tiền quảng cáo. Nhưng nó khiến tôi rất vui và có thêm nhiều động lực theo đuổi nghề. Đến giờ, chị khách hàng đó vẫn là khách hàng ruột của tôi vì chúng tôi đã đồng hành ở rất nhiều dự án. Mỗi sản phẩm tôi đưa ra, tôi đều có sự nghiên cứu kĩ lưỡng, đánh giá tiềm năng sinh lời và đến giờ đều mang lại giá trị cho khách hàng. Đó có lẽ là điều thành công nhất với tôi.

- Thời gian gần đây, nhu cầu khách hàng về bất động sản rất lớn nhưng nhiều doanh nghiệp bất động sản lại vừa khó tuyển dụng nhân viên vừa khó giữ nhân viên cũ. Vì sao vậy, thưa ông/bà?

Theo tôi, chính đầu vào dễ thì sự đào thải sẽ càng lớn, điều này đúng ở hầu hết các nghề. Không riêng nghề môi giới bất động sản, mà tất cả các nghề khác. Để thành công trong nghề yếu tố đầu tiên cần đó là trí tuệ, thứ hai là sự nỗ lực, thứ ba là sự may mắn.

Khi các bạn môi giới mới vào nghề, các bạn tiếp cận với nghề trong tâm thế chưa vững, các bạn đều nghĩ kiếm tiền trong ngành bất động sản dễ dàng. Các bạn đến với nghề bất động sản với tính chất là “cò bất động sản” chứ không phải là một sale bất động sản, một chuyên viên tư vấn bất động sản hay một môi giới bất động sản chuyên nghiệp.

Nỗi đau nghề môi giới: Khó khăn giữ chân nhân tài - ảnh 3

Một người môi giới bất động sản chuyên nghiệp phải hiểu về vị trí, về pháp lý, về thông tin quy hoạch, về phong thủy hay về kiến thức đầu tư… Nếu là “cò bất động sản” thì họ không thể biết những điều trên. Do đó, khi vào nghề rồi người ta mới ngã ngửa ra tại sao mình lại thất bại. Thêm vào đó là sự thiếu nỗ lực, thiếu tình yêu với nghề thì đương nhiên là họ sẽ không thể thành công được.

- Các nước trên thế giới, để ra nghề, nhà môi giới được đào tạo rất bài bản. Tại Việt Nam, quá trình đó diễn ra như thế nào thưa ông/ bà? 

Trên thế giới, nghề môi giới bất động sản là nghề rất được coi trọng, không như ở Việt Nam. Ở Việt Nam, ngay cả dưới góc độ quản lý vĩ mô của Chính phủ hay giữa cơ quan quản lý với các doanh nghiệp môi giới bất động sản cũng chưa ăn khớp với nhau. Điều này thể hiện ngay ở vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho ngành môi giới chưa có sự đồng bộ và sát với nhu cầu thực tế.

Hiện nay, với các quy định liên quan đến đào tạo và cấp chứng chỉ môi giới bất động sản vẫn mang tính hình thức. Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của doanh nghiệp và công việc. Sau khi tuyển dụng, các doanh nghiệp đều phải đào tạo lại bằng chính những kiến thức mang tính thực chiến của mình cho nhân viên môi giới. Nhờ vậy, nhân viên môi giới bất động sản mới đáp ứng được yêu cầu công việc và trụ lại được với nghề.

- Có phải vì đào tạo chưa sâu, môi giới mới vào nghề chưa hiểu rõ về công việc nên mới xảy ra tình trạng “đào thải” mạnh mẽ như hiện nay?

Nghề môi giới bất động sản là nghề tự trả lương cho chính mình, thời gian vào được nghề phụ thuộc phần lớn vào chính bản thân mỗi người. Khi đến với nghề môi giới bất động sản, tất cả mọi người từ giám đốc đến nhân viên phải bỏ ngay tư tưởng sáng 8h đến công ty, chiều 17h về và cuối tháng nhận lương. Nếu vẫn giữ tư tưởng đó, chắc chắn sẽ không làm được môi giới bất động sản.

Nỗi đau nghề môi giới: Khó khăn giữ chân nhân tài - ảnh 4

- Với môi giới bất động sản, ông có lời khuyên gì dành cho họ?

Theo tôi, điều đầu tiên nhân viên môi giới bất động sản phải chuẩn bị cho mình tâm thế trước khi vào nghề. Họ phải hiểu được những thuận lợi, cũng như khó khăn khi vào nghề. Mỗi nhân viên phải luôn luôn cố gắng, ngày hôm nay phải cố gắng hơn ngày hôm qua và ngày mai phải cố gắng hơn ngày hôm nay.

Bên cạnh đó, mỗi nhân viên môi giới cần hiểu được điểm mạnh của mình là gì để tập trung phát huy nó. Có người giỏi về công nghệ thì tập trung đầu tư vào công nghệ để tìm kiếm và tư vấn khách hàng. Có người giỏi về phát tờ rơi, có người giỏi về giao tiếp, thuyết phục khách hàng thì phát triển công việc theo hướng mình có thế mạnh.

Tôi cho rằng, làm nghề nào đi nữa không riêng gì nghề môi giới bất động sản, tự bản thân mỗi người nỗ lực không ngừng là yếu tố then chốt. Khách hàng hiện nay cũng rất đa dạng, có khả năng mua các bất động sản giá trị lớn. Vì vậy, muốn chinh phục họ, trước hết sale phải hiểu rõ sản phẩm mình bán, nắm trúng nhu cầu của khách hàng, và đặt lợi ích của khách hàng lên trên.

- Xin cảm ơn ông!

NGUYỄN TIẾN
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

2 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

2 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

7 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

7 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

11 giờ trước