Nhân sự mới đi làm có nên deal lương không?

Thứ tư, 02/11/2022-09:11
Được biết, khi mới đi làm, Ngân Hà đã không nghĩ đến chuyện deal lương mà thậm chí công ty đặt đâu thì ngồi đó. Còn Hải Lan cũng từng bối rối khi nói về mức thu nhập với các nhà tuyển dụng.

Theo Zing, sau thời gian hơn 6 năm bước vào thị trường lao động, Ngân Hà (28 tuổi) là nhân viên nội dung marketing ở Hà Nội thừa nhận cô đã qua thời gian ngại ngùng chuyện deal lương với các nhà tuyển dụng. 

Ngân Hà kể lần đầu tiên đi ứng tuyển, cô đã không hỏi về mức lương và công ty quy định như thế nào đều tuân theo, thậm chí là cô cũng chấp nhận việc không có hợp đồng lao động. Hà đã nhảy việc sau thời gian 1 năm vì cảm thấy rất bí bách. Sau đó thì cô đã làm full - time cho công ty của người quen và đã học hỏi được nhiều từ cấp trên của mình. Cũng nhờ kinh nghiệm tích lũy được mà cô tự tin hơn khi phỏng vấn. Cô cũng sẵn sàng thỏa thuận lương với các nhà tuyển dụng dựa trên năng lực cũng như đóng góp ở vị trí đó cũng như nắm rõ được mức lương của thị trường.


Nhân sự mới đi làm có nên deal lương không?
Nhân sự mới đi làm có nên deal lương không?

Cô nói rằng: “Qua trao đổi, tôi cũng có đánh giá và cảm nhận riêng về công ty cũng như người quản lý tương lai, rằng họ có chặt chẽ trong vấn đề lương, thưởng, phân công công việc hay không”. 

Việc ngại deal lương khi mới làm không phải là chuyện xảy ra với Ngân Hà. Có không ít người trẻ cảm thấy bối rối khi nói về mức lương mong đợi với nhà tuyển dụng bởi vì “cao thì sợ lố, thấp thì sợ hớ” dẫn đến bị đánh trượt hoặc thiệt thòi sau này. 

Nhân sự nên trao đổi thẳng thắn

Khi phỏng vấn vị trí nhân viên viết nội dung cho công ty truyền thông vào hồi tháng 9, Hải Lan (22 tuổi - TP. Hồ Chí Minh) cảm thấy rất lo lắng về mặt chuyên môn. Cô cũng run đến mức quên tính đến chuyện deal lương với nhân sự (HR). 

Cô kể rằng, khi HR hỏi mức lương mong muốn thì cô nói rằng ít nhất 8 - 9 triệu đồng, trong đầu của cô nghĩ đó là lương net (số tiền thực nhận sau khi khấu trừ hết các khoản phí) không phải gross (tổng tiền mà doanh nghiệp trả). Mặc dù vậy thì ngay sau đó cô bối rối nên nhấn mạnh số tiền đó chỉ bao gồm lương cứng và bonus. Khi nghĩ lại, cô vẫn không hiểu sao mà nói thế. 

Thời điểm trước đó, Lan làm việc cho công ty theo hình thức cộng tác. Cô mới viết ít bài nên chưa có hình dung được chính xác về mức lương trung bình. Lan cũng tham khảo thông tin từ nhân viên chính thức ở đây nhưng vẫn không tránh khỏi cảm giác lúng túng. 

Cô giải thích rằng: “Tôi sợ deal lương cao quá tòi khi vào thử việc không đạt, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tôi nói quá khi qua phỏng vấn. Ngược lại, nếu như báo thấp hơn thì có khi tôi lại làm được nhiều hơn so với số đó”. 

Đây cũng là lần đầu tiên xảy ra với Lan, trước đó, khi ứng tuyển vị trí tư vấn viên full - time cho một trung tâm tiếng Anh, cô cũng tham khảo về mức lương và thẳng thắn đưa ra con số bản thân mong muốn với HR một phần là vì được làm đúng chuyên ngành. Ở 2 nơi tuyển dụng tiếp theo, khi được hỏi về mức lương kỳ vọng, thái độ của Lan cũng không hề e dè dù làm trái ngành. 


Ngân Hà
Ngân Hà

Lan tâm sự: “Tôi luôn nghiêm túc, nếu như đậu thì sẽ cố gắng làm chứ không phải đi phỏng vấn dạo. Tôi cũng thường không cho ra con số chính xác mà nói trong khoảng bao nhiêu rồi sẽ phụ cấp thêm xăng xe và ăn trưa,...”. 

Ngoài ra thì Lan cũng chỉ ứng tuyển công việc công khai lương trong JD còn không thì cô sẽ hỏi HR hoặc sẽ bỏ qua. 

Cũng tùy vào vị trí mà Lan sẽ đánh giá bản thân nhận được gì và khả năng có thể giải quyết được hết các nhiệm vụ như chạy đủ KPI không. Nếu như trong thời gian 2 tháng thử việc thì cô nhận ra rằng lương deal thấp hơn với khả năng và cô cũng sẵn sàng để thỏa thuận lại với các nhà tuyển dụng. 

Lan bày tỏ rằng, tuy nhiên nếu như khối lượng công việc nhiều và lương ở mức chấp nhận được nhưng cô cũng cảm thấy bản thân còn thiếu kinh nghiệm và cần học hỏi thêm thì vẫn làm tiếp. Bởi vì trên thực tế, nếu như deal lương cao hơn nhưng năng lực không đủ thì cũng không ổn. 

Lan cũng chưa chính thức nhận mức lương thử việc của tháng này. Mặc dù vậy thì cô cũng dự tính rằng con số này sẽ nhiều hơn so với mục tiêu đặt ra lúc đầu là 8 - 9 triệu đồng. 

Cần tìm hiểu kỹ trước khi làm

Người sáng lập cộng đồng HR Talks - bà Trần Thị Ngọc Thảo cho biết, việc ứng viên đưa ra mức lương phù hợp với vị trí nhà tuyển dụng đang kiếm tìm thì rất phổ biến hiện nay bởi điều đó có thể thể hiện được tinh thần win - win trong quá trình phỏng vấn. Mặc dù vậy thì để có thể thành công trong thương vụ này, ứng viên cũng cần lưu ý một số điểm sau: 

Cần tìm hiểu thật kỹ trong công việc ứng tuyển như thông tin công ty, môi trường làm việc, văn hóa,...

Cần khai thác thông tin từ người quản lý tương lai như khối lượng công việc, vị trí thay thế hay là mới, công việc có phải làm thêm giờ hay không?

Cần tham khảo mức lương của thị trường như tự đánh giá năng lực của bản thân và định giá. 

Nhắc lại cho các nhà tuyển dụng thấy lý do đưa ra mức lương như thế cũng như khẳng định bản thân phù hợp với mức độ nào. 

Bà Thảo cũng nói thêm rằng không có ít trường hợp nhờ bà tư vấn các deal lại lương với các nhà tuyển dụng bởi vì lần đầu trót đưa ra con số quá thấp. Lý do là vòng đầu phỏng vấn với bộ phận HR được giới thiệu sơ qua JD thì ứng viên ước lượng mức lương phù hợp ngay thời điểm đó. Mặc dù vậy thì qua vòng gặp quản lý trực tiếp thì họ đã được hiểu sâu hơn về chuyên môn cũng như khối lượng công việc khác xa so với ban đầu. 


Hải Lan
Hải Lan

Lúc này thì ứng viên nên chủ động chia sẻ mong đợi ở cuối buổi phỏng vấn về sự khác biệt đồng thời cũng đề xuất được mức lương mới. Bà cũng lưu ý rằng điều này nên kèm theo lời giải thích về sự thay đổi để có thể tránh việc gây ra tình trạng hiểu lầm rằng ứng viên nói hai lời. 

Nói riêng về Gen Z - đây là nhóm sẽ chiếm phần lớn lực lượng lao động trong thời gian tới, bà Thảo cho biết theo như kinh nghiệm cá nhân thì bà thấy thế hệ này vô cùng thẳng thắn và tự tin vào bản thân của mình. Đôi khi thì họ cũng đưa ra mức lương kỳ vọng quá cao so với năng lực mà bản thân có. 

Lúc này thì nhà tuyển dụng cũng sẽ phải chỉ ra được yêu cầu và kết quả đánh giá để có thể đưa ra mức lương phù hợp. Điều quan trọng hơn là nhân sự Gen Z cũng nên tìm hiểu về thị trường, quan sát nhu cầu tuyển dụng xung quanh để có thể đưa ra được mức lương kỳ vọng hợp lý, bởi nếu như quá tự tin thì đôi khi sẽ khó có thể tìm được sự phù hợp. 

Cũng theo người sáng lập cộng đồng HR Talks, phỏng vấn cũng chỉ là buổi hẹn hò đầu tiên. Chính vì thế mà ứng viên đánh giá bản thân không quan trọng bằng người khác đánh giá về họ. 

Bà kết luận rằng: “Bạn có biết giá trị cốt lõi của mình là gì hay không? Bạn tạo ra giá trị của bản thân và làm cho nó trở nên hữu hình với những người xung quanh như thế nào? Đừng bao giờ yêu cầu những người khác tôn trọng việc mà bạn làm trừ khi chính bạn cho người khác tự nhận thấy họ phải tôn trọng bạn bởi vì đang tạo ra lợi ích cho họ,...”. 


Người sáng lập cộng đồng HR Talks - bà Trần Thị Ngọc Thảo
Người sáng lập cộng đồng HR Talks - bà Trần Thị Ngọc Thảo

Đối với cô nàng Ngân Hà, vấn đề deal lương ngoài cũng cần kinh nghiệm làm việc và còn cần thêm kinh nghiệm sống. Cô cũng cho rằng bên cạnh nghiên cứu kỹ JD cũng như khảo sát mức lương thị trường thì ứng viên cũng cần giữ cho mình tâm lý thoải mái, tự tin nhất có thể. Không những thế, hồ sơ xin việc ấn tượng, khoe được điểm mạnh cũng sẽ cho các nhà tuyển dụng thấy được rằng mức lương đề xuất là vô cùng xứng đáng. 

Cô gái này nói rằng: “Trong JD sẽ thường ghi mức lương trong khoảng bao nhiêu, và nếu như đôi bên thỏa thuận càng rõ ràng thì khi đi vào làm việc lại càng dễ dàng hơn. Khi nhận thấy công việc bị đội lên so với thỏa thuận ban đầu thì người lao động cần phải phản ứng ngay để có thể bảo vệ quyền lợi của mình. Dĩ nhiên, điều đó cũng cần đi kèm sự đối chiếu, bằng chứng rõ ràng, hợp lý”. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Chuyên gia tiết lộ nhiều nhóm ngành hồi phục từ đáy để bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

35 phút trước

Vốn ngoại tích cực “đổ bộ” vào bất động sản

37 phút trước

Cơ hội để Việt Nam bước vào ngành công nghiệp bán dẫn cả tỷ USD

38 phút trước

Cách McDonald’s vượt qua khủng hoảng

38 phút trước

Chứng khoán đang chịu ảnh hưởng xấu từ việc giá vàng tăng “nóng”

38 phút trước