Nếu giá lương thực tiếp tục tăng, Đông Nam Á có thể “rơi” vào bất ổn xã hội

Thứ tư, 11/05/2022-16:05
“Đông Nam Á sẽ gặp nguy cơ lớn về bất ổn xã hội khi giá lương thực leo thang”, đây là dự đoán của nhà kinh tế ASEAN tại Bank of America Securities nói với CNBC.

Theo Nhịp sống kinh tế, đó là vì người dân tại các quốc gia Đông Nam Á tiêu thụ thực phẩm chiếm một tỷ lệ lớn trong chi tiêu.

Cơ quan Thống kê Philippines cho biết, vào năm ngoái, các hộ gia đình Philippines đã chi gần 40% tổng chi tiêu cho đồ uống không cồn và thực phẩm.

Theo báo cáo của Dịch vụ Nghiên cứu Kinh tế, các hộ gia đình Hoa Kỳ chỉ  chi 8,6% thu nhập khả dụng dành cho thực phẩm.

Nagutha nói với "Street Signs Asia" của CNBC rằng: “Dường như lạm phát lương thực tại ASEAN ít biến động hơn chút và bớt nóng hơn so với thời gian trước. Đó là vì sự phụ thuộc vào thương mại nội khối và sự hỗ trợ của chính Thế nhưng, ông cảnh báo rằng sau cùng, giá vẫn phải tăng, cho dù chính phủ hy vọng rằng mức tăng đó sẽ lên từ từ".

Nguy cơ lạm phát tăng cao

Theo ông Nagutha, Đông Nam Á đang chứng kiến lạm phát tăng nhưng đây vẫn ở mức thấp trong lịch sử. Trong những quý tới, tình hình sẽ thay đổi.


Nguy cơ Đông Nam Á bất ổn do lạm phát 
Nguy cơ Đông Nam Á bất ổn do lạm phát 

FocusEconomics - công ty dịch vụ thông tin cho biết, lạm phát tháng 3 trong khu vực đã tăng lên 3,5%, từ 3% của tháng 2.

Nhu cầu, nền kinh tế mở cửa trở lại và chi tiêu của người dân vào nhiều dịch vụ hơn sẽ đẩy lạm phát tăng lên. Kết quả là các doanh nghiệp sẽ chịu thêm sức ép chi phí. Và rồi họ sẽ tìm cách chuyển một phần của chi phí đó sang người dùng.

Toàn bộ những yếu tố trên sẽ kết hợp với lạm phát về năng lượng và lương thực sẽ khiến lạm phát tại Đông Nam Á tăng mạnh hơn nữa.

Thế nhưng, vẫn chưa chắc chắn về nguy cơ lạm phát dài hạn vì không rõ giá dầu và mặt hàng khác ổn định ở mức nào.
Ông cho rằng lạm phát toàn cầu có thể tăng mạnh như sẽ không xảy ra suy thoái nào. “Lạm phát tại ASEAN có thể giảm xuống từ đỉnh, nhưng vẫn ở mức cao”.

Ngân hàng trung ương phản ứng thế nào

Hầu hết các ngân hàng trung ương Đông Nam Á, ngoại trừ Cơ quan tiền tệ Singapore đều không có phản ứng.

Ông nói các ngân hàng nên ở tư thế sẵn sàng nhìn xa hơn về việc hỗ trợ tăng trưởng và xem xét lạm phát khi nền kinh tế mở cửa trở lại, dần phục hồi hậu Covid.

Khi lạm phát diễn ra trên toàn cầu, việc duy trì các chính sách tiền tệ hiện hữu của các ngân hàng trung ương ở Đông Nam Á sẽ gặp khó khăn.

Bởi vậy, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á có thể đang dần quay lại xu hướng thắt chặt, chuẩn bị cho đợt tăng lãi suất có thể đến từ ngân hàng trung ương Malaysia.
 
Nagutha nói: “Chúng tôi dự đoán các ngân hàng trung ương khác ở ASEAN sẽ có các đợt tăng lãi suất từ nửa cuối năm”.

“Vì tụt hậu lớn về tốc độ tăng trưởng phục hồi nên Thái Lan có thể là một trường hợp ngoại lệ. Chúng tôi cho rằng họ có thể duy trì đà tăng trưởng lâu hơn”.

Thế nhưng, theo Euben Paracuelles của Nomura - công ty dịch vụ tài chính, ngân hàng trung ương Philippines cũng không thể tăng lãi suất tháng này, bất chấp việc họ có thể làm như vậy vào tháng 6 nếu dấu hiệu lạm phát tăng lên.
Paracuelles nói với CNBC "Squawk Box Asia": “Lãi suất cao hơn không giải quyết được giá thực phẩm và năng lượng cao hơn. Bởi vậy, không có lý do nào để tăng lãi suất”.

“Lạm phát đạt mức cao. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản sẽ thấp hơn nhiều nếu loại bỏ thực phẩm và năng lượng”, ông nói thêm.

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

5 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

5 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

9 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

9 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

13 giờ trước