Mối đe dọa mới chuẩn bị “ập tới” nền kinh tế toàn cầu khi “sóng gió” lớn nhất còn chưa qua

Thứ năm, 05/05/2022-11:05
Những cảnh báo mới nhất của các nhà phân tích cho thấy các nhà đầu tư không đánh giá mức độ nghiêm trọng của suy thoái kinh tế toàn cầu từ rủi ro này một cách chính xác.

Theo Nhịp sống kinh tế, các nhà phân tích đang đưa ra những hồi chuông cảnh báo về việc nhà đầu tư chưa đánh giá đúng nền kinh tế toàn cầu suy thoái đang kéo dài như thế nào. 

Mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Theo chính sách zero Covid của Trung Quốc, có tới gần 400 triệu người trên 45 thành phố của nước này bị phong tỏa hoàn toàn hoặc 1 phần. Dữ liệu của Nomura Holdings cho biết tất cả chiếm 40% GDP hàng năm, tương đương 7,2 nghìn tỷ USD của nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới.

Nhà kinh tế trưởng của Nomura Lu Ting và các đồng nghiệp lưu ý: “Vì cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine và việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thu hút nhiều sự chú ý hơn nên ường như tác động của thị trường toàn cầu vẫn bị đánh giá thấp”.

Cảnh báo lớn nhất là tình trạng phong tỏa vô thời hạn tại Thành phố 25 triệu dân Thượng Hải. Đây là một trong những trung tâm sản xuất - xuất khẩu hàng đầu Trung Quốc.

Vì yếu tố cách ly, tình trạng thiếu lương thực liên tiếp xảy ra. Do đó, không thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc ý tế và thậm chí còn có tình trạng ngược đãi vật nuôi. Ngoài ra, Thượng Hải còn là cảng lớn nhất đang thiếu lao động.

Năm 2021, nơi đây xử lý hơn 20% lưu lượng hàng hóa của Trung Quốc nhưng hiện đang rơi vào thế bế tắc. Nguồn cung đang bị “đóng băng” trong container mà không được chuyển đến tủ đông nên bị hỏng và thối rữa.

Hàng hóa nhập khẩu hiện bị mắc kẹt tại cảng Thượng Hải, trung bình mất khoảng 8 ngày mới vận chuyển sang được nơi khác. Kể từ khi đợt phong tỏa mới bắt đầu, đây là mức tăng 75%.

Theo dự án nền tảng hiển thị chuỗi cung ứng 44, thời gian lưu kho của hàng xuất khẩu đã giảm. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là không có chiếc container mới nào được di chuyển đến bến cảng từ kho khác.

Hiện có tới hơn 90% xe tải hỗ trợ giao hàng xuất nhập khẩu hiện dừng hoạt động. Các chuyến bay đến và rời khỏi thành phố cũng bị hủy toàn bộ.

Thượng Hải sản xuất 6% lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc, theo niên giám thống kê của chính phủ năm ngoái. Chuỗi cung ứng đang bị xáo trộn khi các nhà máy trong và quanh thành phố đóng cửa.

Bên cạnh đó, các nhà máy của Apple và Sony xung quanh Thượng Hải cũng không hoạt động. Nhà sản xuất máy tính xách tay lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất MacBook - Quanta cũng đã dừng sản xuất. Nó chiếm khoảng 20% công suất sản xuất máy tính xách tay của Quanta. Ước tính trước đó cho thấy họ sẽ xuất xưởng 72 triệu chiếc vào năm nay. Tesla - nơi sản xuất khoảng 2000 ô tô điện mỗi ngày cũng đã đóng cửa nhà máy tại thành phố Thượng Hải.


 
 

Theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc vào ngày 15/4 vừa qua, họ đã cho một lực lượng đặc nhiệm đến thành phố để làm việc dựa theo kế hoạch duy trì và tiếp tục sản xuất tại 666 nhà sản xuất chủ lực.

Về phía Tesla, các CEO mong rằng họ sẽ mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 18/4, chấm dứt thời gian tạm dừng sản xuất lâu nhất từ khi mở cửa vào năm 2019. Reuters cho biết nhà sản xuất này đã mất hơn 50.000 chiếc cho đến nay.

Theo Giám đốc phụ trách Trung Quốc và Đông Bắc Á của Eurasia Group - ông Michael Hirson: “Trung Quốc đang chịu tác động lớn và nền kinh tế toàn cầu cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Tôi cho rằng trong ít nhất 6 tháng tới, chúng ta vẫn sẽ đối mặt với những biến động và gián đoạn kinh tế - xã hội".

Rủi ro mới ập tới 

Gián đoạn kéo dài của hoạt động sản xuất và vận chuyển tại Trung Quốc có thể khiến Mỹ đưa ra sáng kiến nhằm giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Tuy nhiên, những sáng kiến này đi liền với hậu quả kinh tế nghiêm trọng. 

Tuần trước, báo cáo công bố rằng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đưa ra cảnh báo về viễn cảnh xấu nhất về nền kinh tế toàn cầu do những tác động từ xung đột Nga Ukraine. Và GDP toàn cầu có thể giảm 5% nếu xét dài hạn.

Tuy nhiên, nếu tính đến mối quan hệ tài chính sâu sắc giữa Trung Quốc và Mỹ thì điều này khó có thể xảy ra. Dữ liệu từ Rhodium Group cho biết cả hai nước này đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của nhau, với tổng 3,3 nghìn tỷ USD cuối năm 2020.

“Những nền kinh tế này vẫn rất gắn bó với nhau. Sự hội nhập không dễ bị thay đổi, vì vậy, sẽ rất tốn kém cho Mỹ và kinh tế toàn cầu”, Hirson nói.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Thế nhưng, các nhà chức trách Mỹ tin rằng quá trình chia tách đã diễn ra. Cuối tháng 3, Marks đã viết: “Sự thay đổi đã đi ngược lại với việc tìm chuỗi cung ứng và né xa toàn cầu hóa”.

Larry Fink, Chủ tịch Blackrock đã nhấn mạnh lại điều này trong lá thư gửi cổ đông. “Cuộc chiến sự tại Ukraine đã đưa quá trình toàn cầu hóa đi đến kết thúc, quá trình mà chúng ta đã trải qua trong 3 thập kỷ”.

Vào tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen phát biểu trước Hội đồng Đại Tây Dương rằng Mỹ đang dõi theo các mối liên hệ chính trị và kinh tế của Trung Quốc với Nga rất chặt chẽ. Bà cho hay: “Sẽ khó tách vấn đề kinh tế ra khỏi vấn đề lớn hơn liên quan lợi ích quốc gia, gồm cả an ninh trong tương lai”.

Mặt khác, ⅓ Trung Quốc đang bị kẹt trong phong tỏa và nền kinh tế của họ đang đối mặt với khó khăn.

Nghiên cứu của Đại học Hồng Kông cho biết Trung Quốc có thể mất ít nhất 46 tỷ USD sản lượng kinh tế hàng tháng, tức khoảng 3,1% GDP.

Theo các nhà phân tích, họ không còn tin vào mục tiêu 5,5% của Trung Quốc vào năm nay. Đây cũng là mục tiêu ít tham vọng nhất trong vòng 30 năm trở lại đây.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã được điều chỉnh ước tính bởi Ngân hàng Thế giới lên 5%. Tuy nhiên, có thể chỉ còn 4% nếu nước này vẫn tiếp tục duy trì chính sách hạn chế.

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

3 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

3 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

7 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

7 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

7 giờ trước