Kỳ lạ ngôi làng cheo leo bên vách đá, dân làng ngày ngày chỉ livestream "khoe" nghèo cũng kiếm 100 triệu/tháng

Chủ nhật, 01/05/2022-17:05
Trung bình mỗi buổi livestream sẽ kéo dài khoảng 4-5 tiếng và thu hút tới 30.000 người xem. Nhiều người livestream để tâm sự, người thì bán hàng, mỗi tháng thu về 106-141 triệu đồng.

Ngôi làng cheo leo bên vách đá

Hồi tháng 5/2016, nhiều người được phen sửng sốt khi xuất hiện bức ảnh nhiều em nhỏ tại làng Atule'er (khu tự trị dân tộc Di Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) phải đi học bằng những chiếc thang mây ở giữa lưng chừng trời. Được biết, Atule'er là một ngôi làng 200 tuổi ở tỉnh Tứ Xuyên, nằm ở độ cao khoảng 1.400m so với mực nước biển. Theo dân làng nơi đây, tổ tiên của họ lựa chọn vị trí biệt lập trên đỉnh vách đá để tránh chiến tranh hoặc xung đột với các bộ lạc khác.

Để đến được làng Atule'er, người ra phải leo tổng cộng 2556 bậc thang nằm cheo leo bên vách núi với chiều cao khoảng 800m. Đây là lối dẫn duy nhất đến làng, còn được nhiều người gọi là làng vách đá thuộc Lương Sơn. Ngôi làng Atule'er nằm ẩn mình giữa 3 sườn núi đá, dọc theo sườn đứt gãy của hẻm núi sông Meigu.


Không chỉ thay thế cây cầu cũ bằng vật liệu chắc chắn hơn mà mạng 4G cũng được kéo về làng
Không chỉ thay thế cây cầu cũ bằng vật liệu chắc chắn hơn mà mạng 4G cũng được kéo về làng

Trước đây, người dân ở Atule'er chỉ có thể tiếp xúc với thế giới bên ngoài qua những chiếc thang dây bấp bênh ở lưng chừng trời vô cùng nguy hiểm. Mỗi lần ra ngoài làng, ví như mang nông sản đi bán ở chợ gần nhất thì những người dân này cũng phải mất ít nhất 2 tiếng di chuyển bằng thang dây.

Bất chấp khó khăn về việc đi lại, dân làng nơi đây một mực từ chối rời đi để định cư ở một nơi khác. Vì thế, chính quyền địa phương quyết định chi 1 triệu NDT (147.000 USD) để dựng thêm 1 chiếc thang thép có tay vịn, rút ngắn thời gian di chuyển đến thị trấn gần nhất xuống chỉ còn 1 giờ. Không chỉ thay thế cây cầu cũ bằng vật liệu chắc chắn hơn mà mạng 4G cũng được kéo về làng. 

Năm 2018, Mose Labo - một người dân làng Atule'er sau khi xem một đoạn video ngắn trên điện thoại của du khách đã nảy ra ý tưởng làm ra những video cho riêng mình. Sau khi đăng ký tài khoản Douyin, anh nhanh chóng trở thành người nổi tiếng đầu tiên trên Internet trong vùng. Những video mà anh sản xuất chủ yếu tập trung vào những chiếc cầu thang thép cheo leo dẫn tới ngôi làng.


Bất chấp khó khăn về việc đi lại, dân làng nơi đây một mực từ chối rời đi để định cư ở một nơi khác
Bất chấp khó khăn về việc đi lại, dân làng nơi đây một mực từ chối rời đi để định cư ở một nơi khác

Công việc này cũng khiến anh đổi đời. Anh tiếp tục bán hàng trên livestream, thu về 20.000 NDT/tháng (3.000 USD) và được mời tham gia nhiều chương trình truyền hình.

Thành công của Labo đã truyền cảm hứng cho một số thanh niên trong làng. Họ cũng mua điện thoại di động, sạc dự phòng, chân máy và đăng ký nhiều tài khoản trên các ứng dụng, chính thức bước chân vào sự nghiệp livestream. 

Kiếm tiền bằng cách “khoe nghèo”

Trước đó, vào khoảng tháng 10/2021, một đoạn video dài 3 phút của cậu bé Jike'erbu đứng trước ngôi nhà đổ nát của mình tại làng Atule'er đã lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội. Em bé kể mình là trẻ mồ côi, phải kiếm tiền nuôi em trai và em gái. Đoạn video đã nhanh chóng thu hút hơn 100.000 lượt thích và 35.000 lượt bình luận.

Sau khi tiến hành xác minh, chính quyền địa phương phát hiện đã có người hóa trang và thuê cậu bé này làm theo kịch bản dựng sẵn, sau đó sẽ tặng cho em giày, quần áo và đồ dùng học tập. Điều đáng nói, những clip kể nghèo kể khổ ở làng Atule'er không phải là hiếm. Nhiều người làm các đoạn video ngắn hoặc livestream về hoàn cảnh của mình để kiếm sống. 


Những clip kể nghèo kể khổ ở làng Atule'er không phải là hiếm
Những clip kể nghèo kể khổ ở làng Atule'er không phải là hiếm

Ở làng Atule'er, phụ nữ thường nhiệt tình với việc livestream hơn. Những người này chiếm 67% trong số những người sáng tạo nội dung nơi đây. Do tiếp xúc với ánh nắng gắt lâu ngày trên núi cao, họ sẵn sàng dùng bộ lọc làm đẹp trên ứng dụng để chỉnh sửa ảnh. 

Những phụ nữ trẻ ở đây thích phát trực tiếp hơn là sản xuất những video với nhiều kỹ xảo. Họ thường ăn mặc cẩu thả, khung cảnh phía sau là cánh đồng hoặc ngôi nhà đổ nát. Họ ngồi xổm xuống, đào khoai và ăn chúng ngay lập tức. Một số khác thì nấu mì gói, sau đó cho những đứa em ăn trong một cái chậu bẩn.

Sau khi xem những video này, người thành phố sẽ nhận ra mức độ sung túc của mình, từ đó càng thu hút nhiều lượt xem hơn và kiếm được nhiều tiền hơn.  

Thu nhập trăm triệu/tháng

Axi - một phụ nữ 19 tuổi trong làng là một trong những người sáng tạo nội dung hàng đầu của trên Douyin tại làng Atule'er. Sinh ra trong nghèo khó lại sở hữu vóc dáng thấp bé nên cô khó kiếm được việc. Vì không muốn tiếp tục lang bạt, năm 2020 Axi bắt đầu làm người sáng tạo nội dung trên mạng.


Axi - một phụ nữ 19 tuổi trong làng là một trong những người sáng tạo nội dung hàng đầu của trên Douyin tại làng Atule'er
Axi - một phụ nữ 19 tuổi trong làng là một trong những người sáng tạo nội dung hàng đầu của trên Douyin tại làng Atule'er

Thông thường, những buổi phát trực tiếp của cô gái trẻ sẽ bắt đầu vào 8h hàng ngày tại sườn đồi bên ngoài ngôi nhà cũ của bà cô. Axi vừa giao lưu với người xem vừa bán các đặc sản địa phương. Cô khẳng định, bản thân không cố tạo ra một cảnh tượng nghèo đói hay những câu chuyện bi thảm để mọi người cảm thông. Những vết phồng rộp trên tay cô là do thu hoạch kiều mạch mà có. Đây cũng chính là công việc hàng ngày của cô.

Được biết, tài khoản của Axi hiện đang có 2,96 triệu người theo dõi. Nhờ đó, cô đã kiếm được rất nhiều tiền nhờ bán hàng trực tuyến vào năm 2021, đặc biệt là hạt tiêu Tứ Xuyên. Bình thường, với mỗi túi 100g bán trên Douyin cô kiếm được 0,5 NDT. Tuy nhiên, theo một hệ thống định giá khó hiểu nào đó, cô gái 19 tuổi này kiếm được 8 NDT cho nửa kg.

Một buổi livestream của Axi thường kéo dài 4 đến 5 tiếng và thu hút khoảng 30.000 người xem. Những hôm thuận lợi cô có thể chốt được 2000 đơn hạt tiêu/ngày. Thu nhập trung bình của cô nàng rơi vào khoảng 30.000-40.000 NDT/tháng, tương đương với 106-141 triệu đồng/tháng.

Là con cả trong gia đình, Axi sử dụng số tiền mình kiếm qua livestream được để cải thiện cuộc sống gia đình. Đến nay, cô đã mua cho bố mẹ 100 con cừu và 10 con bò; tất cả số tiền kiếm được cô đều đưa hết cho mẹ. 

Theo: toquoc.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

2 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

3 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

3 giờ trước

Tuổi Ngọ hợp hướng nào để mua nhà, sắp xếp phòng ngủ, phòng bếp cho phù hợp?

3 giờ trước

Ai hưởng lợi khi NHNN tăng lãi suất kênh OMO?

3 giờ trước