Hai kỳ lân của Đông Nam Á đang “chật vật” trên sàn niêm yết tại Mỹ

Thứ tư, 30/03/2022-16:03
Sea và Grab được biết đến là những starup tỷ đô của thị trường Đông Nam Á nhưng thành công của hai kỳ lân này lại không thể mở rộng ra đến thị trường nước ngoài. 

Trong vài năm trở lại đây hàng loạt kỳ lân tại thị trường Đông Nam Á đã xuất hiện, có những công ty đã nhận được nguồn vốn đầu tư rất lớn từ nước ngoài. Tuy nhiên, việc hội nhập để vươn ra thị trường châu Âu lại không phải điều dễ dàng. Điều này đã được kiểm chứng qua hai cái tên nổi bật là Sea và Grab.


Grab và Sea đang gặp phải khó khăn tại thị trường Mỹ
Grab và Sea đang gặp phải khó khăn tại thị trường Mỹ

Sea

Sea được sáng lập bởi Forrest Li và ban đầu chỉ là một công ty trò chơi điện tử nhỏ, sau đó Sea đã vươn lên thành đế chế game và thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á. Năm 2017, lần đầu tiên Sea chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO) trên sàn giao dịch chứng khoán New York (Mỹ). Ngay lập tức, Sea đã gặt hái được thành công khi vốn hóa của công ty tăng mạnh giúp Forrest Li và 2 đồng sáng lập khác thành tỷ phú. Ở thời kỳ đỉnh cao, vốn hóa công ty mẹ của Shopee từng vượt mốc 200 tỷ USD. Thế nhưng trải qua những ngày ngọt ngào, Sea đang phải đối mặt với “sóng gió” kể từ khi thiết lập kỷ lục vào tháng 10/2021. Chỉ trong vòng vài tháng vốn hóa của Sea đã bốc hơi hơn 130 tỷ USD. 


Trải qua những ngày ngọt ngào, Sea đang phải đối mặt với “sóng gió”
Trải qua những ngày ngọt ngào, Sea đang phải đối mặt với “sóng gió”

Mọi chuyện bắt đầu từ khi kết quả kinh doanh của hãng công nghệ Đông Nam Á sụt giảm, nên tháng 11 năm ngoái, nhà đầu tư ồ ạt bán ra cổ phiếu của Sea. Đà giảm tiếp tục sau khi Tencent Holdings - cổ đông lớn của Sea - tuyên bố bán một phần cổ phần. Tuy nhiên, mọi chuyện thật sự trở nên tồi tệ khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm đối với ứng dụng trò chơi Garena Free Fire của Sea. Sau thông báo này được đưa ra, vốn hóa của Sea chớp mắt đã “bay” mất 16 tỷ USD trong phiên giao dịch ngày 14/2.

Chưa dừng tại đây, Sea vẫn đang phải chật vật để đối mặt với khó khăn khi đưa ra dự báo ảm đạm về tình hình kinh doanh của mảng giải trí kỹ thuật số trong năm 2022. Trong khi đó, đây là mảng kinh doanh chính mang lại doanh thu lớn nhất cho tập đoàn. Song, CEO Forrest Li vẫn lạc quan tin tưởng vào tương lai khi trấn an các nhân viên của mình đây chỉ là đợt sụt giảm ngắn hạn, toàn bộ tập đoàn cần phải biết mình đang ở đâu và cần làm gì để vượt qua thử thách lần này.


Sea đang phải đối mặt với hàng loạt thử thách
Sea đang phải đối mặt với hàng loạt thử thách

Grab

Đầu tháng 12/2021, tập đoàn Grab cũng đã chính thức lên sàn niêm yết tại Mỹ sau khi sáp nhập với SPAC (công ty mua lại với mục đích đặc biệt) Altimeter Growth. Tuy nhiên, việc IPO của Grab tại Mỹ đã gây thất vọng khi giá cổ phiếu của siêu kỳ lân Đông Nam Á giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tiên.

Song, bước sang đầu năm 2022 cũng không có tín hiệu khả quan hơn khi vào ngày 3/3 vừa qua, mã cổ phiếu của Grab đã phải chứng kiến việc giảm thảm hại lên đến 37% sau khi công bố kết quả kinh doanh đáng thất vọng trong năm 2021. Doanh thu quý IV năm ngoái của Grab chỉ đạt 122 triệu USD, giảm 44% so với cùng kỳ năm trước. Trong kỳ, Grab báo lỗ gần 1,1 tỷ USD, phần lớn là do chi phí thương vụ IPO bom tấn tại Mỹ vào năm ngoái. Cùng kỳ năm 2020, Grab chỉ lỗ khoảng 576 triệu USD. Grab huy động được 4,5 tỷ USD trong thương vụ IPO năm ngoái và được định giá gần 40 tỷ USD khi đó. Nhưng với việc cổ phiếu giảm hơn 60%, vốn hóa thị trường chỉ còn khoảng 15,3 tỷ USD.


Đầu tháng 12/2021, tập đoàn Grab cũng đã chính thức lên sàn niêm yết tại Mỹ
Đầu tháng 12/2021, tập đoàn Grab cũng đã chính thức lên sàn niêm yết tại Mỹ

Nhiều chuyên gia đánh giá, Grab đã chọn sai thời điểm niêm yết khi lên sàn vào thời điểm công ty đang kinh doanh thua lỗ, kết quả doanh thu quý IV/2021 của Grab chỉ đạt 122 triệu USD, giảm 44% so với năm 2020. Thương vụ IPO của Grab ban đầu được định giá 40 tỷ USD nhưng đến thời điểm hiện tại vốn hóa thị trường của công ty này sụt giảm chỉ còn 15,3 tỷ USD. 

Thời điểm hiện tại, Grab không chỉ gặp khó khăn ở thị trường nước ngoài mà ngay cả thị trường Đông Nam Á cũng đầy sóng gió. Grab phải đối mặt với loạt đối thủ mới ra đời, ảnh hưởng của dịch bệnh hay những cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine cũng ảnh hưởng tới hoạt động của Grab thu hẹp thị phần của công ty này. 


Grab không chỉ gặp khó khăn ở thị trường nước ngoài mà ngay cả thị trường Đông Nam Á cũng đầy sóng gió
Grab không chỉ gặp khó khăn ở thị trường nước ngoài mà ngay cả thị trường Đông Nam Á cũng đầy sóng gió
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng tốc bồi dưỡng nhân tài cho lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

13 giờ trước

Quý I/2024 có gần 30 doanh nghiệp lãi ròng hơn nghìn tỷ đồng, cái tên nào sáng nhất?

13 giờ trước

Giá vàng trong nước và thế giới sắp tới sẽ biến động như thế nào?

13 giờ trước

Nhà đầu tư đang “săn đón” phân khúc bất động sản nào nhiều nhất?

14 giờ trước

Thị trường bất động sản “hút mạnh” lực lượng môi giới

14 giờ trước