Giá trị vốn hóa Amazon lao dốc xuống dưới 1.000 tỷ USD

Thứ tư, 02/11/2022-10:11
Ở phiên giao dịch ngày vừa qua 1/11, cổ phiếu Amazon tiếp tục giảm, chứng kiến lần đầu giá trị vốn hóa lao dốc xuống dưới 1.000 tỷ USD.

Theo Nhịp sống Thị trường, cách đây 2 năm, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, giá trị vốn hóa của Amazon đã giảm xuống dưới mức 1.000 tỷ USD sau cú bán tháo của thị trường. Thế nhưng, sau khi dịch bệnh lắng xuống, cú bán tháo tiếp tục gây khó khăn cho các công ty công nghệ. Ở phiên giao dịch ngày 1/11, vốn hóa giảm 5,5%, cổ phiếu hiện chỉ còn 96,79 USD, ứng với giá trị vốn hóa 987,4 tỷ USD.

Tính từ tháng 4/2020, 96,79 USD cũng là con số mà người ta không còn thấy ở cổ phiếu Amazon. Tính riêng 10 tháng đầu năm, cổ phiếu Amazon cũng đã mất 425 giá trị. Giá trị vốn hóa của Amazon ở đỉnh ngày 18/11/2021 đã lên tới gần 1,9 tỷ USD.


Vốn hóa Amazon lao dốc mạnh
Vốn hóa Amazon lao dốc mạnh

Amazon vừa bước qua 5 phiên giảm liên tiếp và mất 20% giá trị ở giai đoạn này, Còn chỉ số Nasdaq, chủ yếu là những cổ phiếu công nghệ ghi nhận giảm 1% trong phiên giao dịch gần nhất.

Một trong những lý do khiến cổ phiếu Amazon bị bán tháo là báo cáo doanh thu quý. Doanh nghiệp có trụ sở tại Seattle vào tuần trước đã dự báo công ty sẽ có quý nghỉ lễ tăng trưởng thấp nhất trong lịch thể. Theo đó, mức tăng trưởng được cho là chỉ từ 2-8% ở mùa mà vốn là thời cao điểm của Amazon.

Thế nhưng không riêng gì Amazon, nhiều cổ phiếu công nghệ khác đều bị bán tháo suốt những năm 2022. Các nhà đầu tư đã đồng loạt bán tháo cổ phiếu công nghệ vì lo ngại lãi suất tăng mạnh trong khi tốc độ tăng trưởng chậm đi. Sự bất ổn kinh tế đè nặng lên các cổ phiếu được định giá cao.

Đa số các mức tăng trưởng thời đại dịch đã bị thổi bay khỏi giá trị vốn hóa của các cổ phiếu công nghệ. Thế nhưng, Amazon không phải là nạn nhân lớn nhất trong đó. Cổ phiếu của Facebook thậm chí còn mất 70% giá trị so với mức đỉnh.

Điều đó càng trở nên đáng buồn hơn khi chứng khoán Mỹ vừa trải qua tháng 10 rực rỡ với mọi chỉ số chính đều tăng điểm, kết thúc 2 tháng liên tiếp bị bán tháo. Riêng Dow Jones ghi nhận mức tăng của tháng 10 đạt tới gần 15%. Đây là điều chưa từng đạt được tính từ tháng 1/1976.

Dù vậy, so với đầu năm Dow Jones vẫn giảm gần 10%, Nasdaq giảm tới 30% còn S&P 500 thì giảm 20% ở những tháng vừa qua của năm nay.

Thị trường chứng khoán Mỹ ở phiên giao dịch ngày 1/11 biến động không đáng kể. S&P 500 giảm 15,88 điểm, Dow Jones giảm 79,75 điểm, còn Nasdaq giảm 0,89%.

Dường như diễn biến thị trường chứng khoán Mỹ cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư - những người đang chờ đợi cuộc họp chính sách của Fed, sẽ diễn ra vào 2-3/11. Đa số các nhà phân tích đều chấp thuận rằng Fed sẽ nâng lãi suất 0,75% ở lần này. Thế nhưng, họ muốn biết quan điểm của Fed ở cuộc họp tháng cuối năm.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Thiệt hại từ lừa đảo trực tuyến lên tới 390.000 tỷ đồng

10 giờ trước

2 động lực lớn giúp “giữ lửa” cho thị trường chứng khoán

10 giờ trước

Giá heo tăng mạnh, các đại gia chăn nuôi hưởng lợi, sẵn sàng cho cuộc đua mới

10 giờ trước

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mang về 7,5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài

11 giờ trước

ĐHĐCĐ Vinatex: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 550 tỷ đồng năm 2024, từng đề xuất không chia cổ tức năm 2023

12 giờ trước