Giá đất tại Hòa Bình tăng “chóng mặt”, có nơi tăng giá tới 3 lần

Thứ tư, 26/01/2022-08:01
Trong năm 2021 vừa qua, Hòa Bình ghi nhận tình trạng giá đất tăng đột biến. Tại các vùng như Lương Sơn, Kim Bôi, Đà Bắc giá đất tăng tới 3 lần.

Hòa Bình thu hút nhiều nhà đầu tư

Tỉnh Hòa Bình là một tỉnh miền núi ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Tỉnh có vị trí địa lý khá thuận lợi khi tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng. Cụ thể là cách trung tâm Hà Nội 73km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 93 km và cách cảng biển Hải Phòng 170 km. Tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình và đường QL6 đi qua địa bàn tỉnh giúp kết nối hạ tầng giao thông giữa tỉnh Hòa Bình đi các địa phương khác. 

Chính vì sở hữu những lợi thế về mặt địa lý, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, ấn tượng. Hòa Bình rất có lợi thế khi phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Hạ tầng giao thông thuận lợi là đòn đẩy thu hút các nhà đầu tư đến với vùng đất này. 


Hòa Bình thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản.
Hòa Bình thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản.

Trong thời gian gần đây, Hòa Bình đã thu hút không ít doanh nghiệp đến đầu tư dự án bất động sản. Trong năm 2021, mức độ quan tâm đến đất nền tại Hòa Bình tăng 53% và giá rao bán tăng tới 106%. 

Theo TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam. Trong năm 2021 vừa qua, thị trường bất động sản cả nước có hiện tượng tăng giá. Hoà Bình cũng không nằm ngoài xu hướng đó, có sức hút khiến giá đất tăng mạnh. Theo ông Đính, từ năm 2007 nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã mua đất tại Hòa Bình để đầu tư. Nhưng đến nay tiến độ triển khai các dự án chưa đạt yêu cầu. Còn những doanh nghiệp mới lại khó khăn khi đầu tư vào Hòa Bình. 

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch HĐQT Lộc Sơn Hà Land cho biết, doanh nghiệp gặp khó khăn khi đầu tư phát triển phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tại Hoà Bình. "Cụ thể, trước đây người dân Hòa Bình chỉ mua đất rừng để trồng cây nhưng bây giờ doanh nghiệp muốn mua lại những mảnh đất này để triển khai dự án lại rất khó. Giá đất được người dân đẩy lên quá cao. Một nút thắt tiếp theo là có rất nhiều doanh nghiệp "xếp lốt", có đất ở Hòa Bình, nhưng nhiều năm không triển khai, vì vậy chúng tôi có muốn "nhảy" vào cũng rất khó", ông Hà nói.

Giá đất Hòa Bình tăng tới 3 lần

Trong năm 2021, giá đất tại Hòa Bình tăng tới 3 lần như ở Lương Sơn, Kim Bôi, Đà Bắc. Giá đất tại những khu vực xung quanh cũng tăng hơn so với trước đó. Theo ông Đính, tình trạng giá đất tăng vừa có mặt lợi cũng như mặt hại. Lợi là sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Nhưng hại là sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn kinh phí để chi cho việc đền bù khi triển khai dự án. 

Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho biết: "Đất đai hiện đang được đầu tư công rất mạnh, làm gia tăng giá trị bất động sản, đó là điều tất nhiên bởi giá trị bất động sản luôn tăng tỷ lệ thuận với việc đầu tư. Tuy nhiên, thị trường cũng có những nơi ‘sốt ảo’ và những nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ không tham gia vào thị trường này”. 


Trong năm 2021, có những khu vực tại Hòa Bình giá đất tăng tới 3 lần.
Trong năm 2021, có những khu vực tại Hòa Bình giá đất tăng tới 3 lần.

Có thể thấy, việc giá đất Hòa Bình tăng tới 3 lần là một điều bất thường. Có nhiều nguyên nhân khiến đất Hòa Bình tăng giá, nhưng trong đó có 2 nguyên nhân nổi bật. Một là do thiếu nguồn cung. Trên thực tế, tỉnh Hoà Bình cũng như các địa phương khác hiện đang có nhiều dự án chưa hoàn thiện về mặt pháp lý nên chưa thể ra hàng. Hai là thông tin không rõ ràng nên không đánh giá được giá trị thực của bất động sản, một số người sẽ bị rơi vào vòng xoáy sốt đất ảo. 

Vì vậy, ông Nguyễn Văn Đính cho rằng: "Lãnh đạo địa phương Hòa Bình cần quan tâm nhiều hơn nữa, thực sự đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đền bù đất, tạo thuận lợi về các thủ tục hành chính để có thể thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư. Nếu Hòa Bình cởi mở, chắc chắn sẽ có đại bàng kéo về ".

Vướng mắc khi giải phóng mặt bằng đất

Ở phương diện quản lý, ông Đoàn Tiến Lập, Trưởng phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật và Phát triển đô thị (Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình) cho biết, phong trào trồng lan đột biến rất “hot” trong năm 2021 tại tỉnh Hòa Bình. Với số tiền lãi khổng lồ, nhiều người đã đổ xô đi mua đất trồng lan đột biến. 

Tuy nhiên, theo báo cáo, giao dịch bất động sản tại Hòa Bình trên thực tế lại không nhiều. Người dân, nhà đầu tư có sự hiểu biết về bất động sản nên sẽ không mua nếu nhận thấy giá bị đẩy cao bất thường. 


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Còn về đền bù giải phóng mặt bằng, tỉnh Hòa Bình đang tháo gỡ từng bước. "Nhiều người dân thắc mắc mức đền bù cao nhất hiện nay là 285.000 đồng/m2 (đất lúa), đất lâm nghiệp khoảng hơn 200.000 đồng/m2 nhưng các nhà đầu tư bán mười mấy triệu đồng một mét vuông. Tuy nhiên, người dân họ không tính đến chi phí nộp cho nhà nước, chi phí đầu tư nên vẫn không chấp nhận đền bù", ông Lập nêu thực tế.

Số nhà đầu tư làm thật tại tỉnh Hòa Bình cũng rất ít. Năm 2017, địa phương đã kêu gọi nhà đầu tư lớn đầu tư vào Hòa Bình nhưng họ đều lắc đầu, sau tỉnh phải thu hút cả nhà đầu tư nhỏ, dự án 5ha cũng tổ chức đấu thầu, 4.000 - 5.000m2 vị trí đẹp cũng đấu thầu.

Có thể thấy, giá đất tại Hòa Bình cũng chứng kiến hiện tượng tăng giá bất thường giống như nhiều tỉnh thành khác trong năm 2021. Tới năm 2022, khi dự báo chỉ số lạm phát tại Việt Nam tăng cao, Ngân hàng Nhà nước siết dòng vốn đổ vào lĩnh vực bất động sản có thể khiến tình trạng “sốt đất” được đẩy lùi. Khi đó tính thanh khoản của thị trường bất động sản sẽ lại được thiết lập. Tuy nhiên, nhà đầu tư và người mua bất động sản cần thật tỉnh táo trước các thông tin mới, tránh rơi vào bẫy của những kẻ đầu cơ. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, chưa chia cổ tức

18 phút trước

Giải mã “cơn khát” trung tâm dữ liệu AI

31 phút trước

Các thương hiệu quốc tế tăng tốc tìm kiếm mặt bằng, thị trường bán lẻ Việt Nam dần sôi động

33 phút trước

Nhiều “chất xúc tác” tăng sức hấp dẫn cho cổ phiếu chứng khoán

33 phút trước

ĐHĐCĐ Vinamilk: Kế hoạch lợi nhuận sau thuế hơn 9.300 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 38,5%

33 phút trước