Fed thực hiện giảm quy mô bảng cân đối kế toán với tốc độ 95 tỷ USD mỗi tháng bằng cách nào?

Thứ năm, 12/05/2022-22:05
Theo nguồn tin mới nhất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không cần bán trái phiếu hàng tháng cũng có thể hạn chế quy mô bảng cân đối kế toán và rút bớt cung tiền khỏi nền kinh tế. Thậm chí có khi còn cần mua thêm trái phiếu vào.

Theo Doanh Nghiệp Niêm Yết, ngày 11/5, dựa theo số liệu mới được Bộ Lao động Mỹ công bố cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 4 tại Mỹ đã tăng lên 8,3% so với cùng kỳ 2021. So với mức tăng tới 8,5% của tháng 3 năm nay thì chỉ số giá tiêu dùng đã giảm một chút nhưng vẫn chạm mức gần đỉnh trong 40 năm trở lại đây.

Từ đầu năm nay, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã thể hiện quyết tâm kiểm soát chặt chẽ tiền tệ để kiềm chế đà tăng của giá cả, lạm phát xảy ra.

Fed có hai cách để thắt chặt dòng tiền

Cách thứ nhất – đây cũng là phương án được nhắc đến nhiều nhất – Fed nâng lãi suất quỹ liên bang mà các ngân hàng Mỹ đang dùng để vay mượn lẫn nhau qua đêm.

Theo đó, lãi suất tham chiếu của Fed được áp dụng cho các khoản vay qua đêm liên ngân hàng. Dù đây không phải mức lãi mà người tiêu dùng phải trả, tuy nhiên động thái này của Fed vẫn có thể ảnh hưởng đến lãi suất cho vay và tiết kiệm mà họ tiếp xúc mỗi ngày.

Mỗi lần mà Fed tăng lãi suất, việc đi vay sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Điều này đồng nghĩa mọi khoản vay, từ mua nhà, mua xe, vay nộp học phí, thẻ tín dụng, sẽ tốn kém hơn. Chi phí đi vay với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cao lên đáng kể.


Fed làm gì để hút bớt 95 tỷ USD thanh khoản mỗi tháng
Fed làm gì để hút bớt 95 tỷ USD thanh khoản mỗi tháng

Theo đó, lãi suất với các kỳ hạn dài hơn nhiều khả năng cũng đi lên theo, dẫn đến nhu cầu vay nợ sẽ giảm đi, lượng cung tiền trong nền kinh tế đi xuống, đồng thời hoạt động kinh tế hạ nhiệt và lạm phát sẽ được kiểm soát tốt hơn.

Cách thứ hai là Fed giảm quy mô bảng cân đối kế toán để trực tiếp giảm cung tiền. Cung tiền giảm khiến cho lãi suất tăng lên và lạm phát cũng được kiềm chế ổn định hơn.

Đại dịch Covid 19 xảy ra nền khiến kinh tế tại Mỹ nói riêng và thế giới nói chung có nhiều bất ổn. Trước tình hình đó, thông qua chương trình mua trái phiếu, Fed vẫn đều đặn bơm tiền. Cụ thể, Fed nhận về 80 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ và 40 tỷ USD trái phiếu đảm bảo bằng nợ thế chấp (MBS) rồi trả 120 tỷ USD tiền mặt ra nền kinh tế.

Bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương Mỹ phình to lên rõ rệt nhờ khối trái phiếu mà Fed mua về từ khoảng 4.200 tỷ USD trước đại dịch, tổng tài sản của Fed hiện đã tiệm cận 9.000 tỷ USD vào hiện tại.

Bắt đầu từ tháng 3/2022, Fed  có phương án tạm dừng chương trình bơm tiền vào ngân hàng thông qua mua trái phiếu và để cho bảng cân đối kế toán đi ngang.

Dựa theo kết quả cuộc họp chính sách ngày 3-4/5 gần đây, từ tháng 6 trở đi, Fed sẽ thực hiện giảm quy mô bảng cân đối kế toán dần dần. Fed tiến hành hạ thấp lượng trái phiếu nắm giữ để hút tiền về đồng thời cắt giảm cung tiền trong nền kinh tế.

Fed luôn mua bán song song

Điểm đáng chú ý đầu tiên về bảng cân đối kế toán của Fed là quy mô bảng cân đối của Fed thường có lúc tăng lúc giảm đan xen chứ không đi lên liên tục, cũng không đi xuống hoặc đi ngang trong thời gian dài.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo thống kê cho thấy trong giai đoạn bơm tiền 120 tỷ USD/tháng, có tuần Fed mua thêm lượng lớn trái phiếu, có tuần chỉ mua ít, có tuần lại bán ra. Fed nới lỏng chính sách này bằng cách mua trái phiếu và bơm tiền ra. Tuy nhiên, Fed không nhất thiết phải bán bớt trái phiếu khi muốn thắt chặt chính sách.

Mọi trái phiếu đều có kỳ hạn. Khi đến ngày đáo hạn, toàn bộ số trái phiếu trên sẽ bị tiêu hủy, không còn giá trị nữa. Khi đó, chủ nợ (ở đây bao gồm chính phủ Liên bang Mỹ và các nhà phát hành khác) sẽ trả tiền gốc vay cho người nắm giữ trái phiếu. Do đóa, Fed có thể chỉ cần ngồi im đợi các trái phiếu đến hạn và hút tiền về. Bảng cân đối kế toán và dòng tiền trong nền kinh tế Mỹ sẽ giảm đi đúng bằng lượng trái phiếu đã đáo hạn.

Quy mô bảng cân đối kế toán với tốc độ 95 tỷ USD mỗi tháng của Fed

Theo thông báo sau cuộc họp ngày 3-4/5, Fed sẽ thực hiện giảm quy mô bảng cân đối kế toán với tốc độ 95 tỷ USD mỗi tháng. Theo đó, nếu trong một tháng có đúng 95 tỷ USD trái phiếu đáo hạn, Fed sẽ không cần làm gì. Nhưng nếu chỉ có 50 tỷ USD trái phiếu đáo hạn, Fed sẽ phải bán đi 45 tỷ USD trái phiếu. Nếu có tới 200 tỷ USD trái phiếu đáo hạn thì Fed thậm chí cần phải bơm thêm 105 tỷ USD vào để bù lại lượng tiền bị hút ra quá lớn.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vì vậy, khi Fed muốn giảm quy mô bảng cân đối kế toán trong thời gian thắt chặt định lượng (Quantitative Tightening - QT) thì giải pháp tốt nhất không phải lúc nào Fed cũng bán ra là xong. Đôi khi Fed chỉ ngồi im và có lúc còn mua thêm trái phiếu vào. Điều này phụ thuộc và tình hình đáo hạn của danh mục trái phiếu.

Theo số liệu thống kê mới nhất từ Fed, ngân hàng trung ương Mỹ có khoảng 413 tỷ USD chứng khoán kỳ hạn ngắn dưới ba tháng. Số chứng khoán có kỳ hạn từ một năm trở lên có tổng giá trị lên tới hơn 7.200 tỷ USD. Nếu số lượng trái phiếu đáo hạn hàng tháng mà không đủ mục tiêu 95 tỷ USD mỗi tháng như đã đặt ra thì Fed có thể bán thêm một số trái phiếu kỳ hạn dài hơn.

Do đó, Fed tạo ra thêm tiền tệ trong nền kinh tế bằng cách mua các loại chứng khoán trên thị trường mở. Ngược lại, Fed cũng phá hủy bớt một lượng tiền trong nền kinh tế, những đồng tiền (bao gồm tiền giấy và tiền trong tài khoản điện tử) khi Fed bán các loại chứng khoán để hút tiền về, hoặc bằng cách Fed nhận thanh toán trái phiếu đáo hạn. Số lượng trái phiếu khi đã đáo hạn được tạo ra trước đây sẽ biến mất hoàn toàn.

Theo: Doanh Nghiệp Niêm Yết
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup sẽ không bao giờ buông bỏ VinFast vì đó là sứ mệnh, danh dự và tương lai

23 phút trước

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

37 phút trước

ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, chưa chia cổ tức

2 giờ trước

Giải mã “cơn khát” trung tâm dữ liệu AI

2 giờ trước

Các thương hiệu quốc tế tăng tốc tìm kiếm mặt bằng, thị trường bán lẻ Việt Nam dần sôi động

2 giờ trước